Tiểu Luận Vấn đề Bình đẳng giới trên báo Phụ nữ Việt Nam

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lời nói đầu.

    Tình trạng bất bình đẳng giới và bạo lực gia đình không phải là vấn đề xa lạ đối với mọi quốc gia nhưng lại là nguyên nhân khiến các nhà lãnh đạo mỗi nước phải “đau đầu” khi đứng trước vấn đề đó. Bất bình đẳng giới và bạo lực gia đình có lịch sử gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người, khi mà vai trò của người đàn ông trong sản xuất xã hội ngày càng đề cao. Khi xã hội ngày càng phát triển, người phụ nữ được tạo điều kiện để thể hiện sâu sắc vai trò xã hội của mình, nhưng ý nghĩa về vai trò của người đàn ông đã bị biến thiên thành lối sống bạo lực, độc đoán, ích kỷ, thích áp đặt và tự cho mình cái quyền áp đặt đó. Trong thời đại mới, dù vai trò xã hội của nữ giới được nâng cao nhưng bất bình đẳng giới và bạo hành gia đình vẫn còn tồn tại không chỉ ở các nước kém phát triển hay các nước đang phát triển mà thậm chí còn ở các nước phát triển với những mức độ biểu hiện khác nhau. Nạn nhân của bất bình đẳng giới đa phần là những người phụ nữ, họ bị đối xử bất bình đẳng trong công việc, ngoài xã hội và ngay trong chính gia đình của mình.

    Khi bàn về vấn đề bình đẳng giới, Hiến Pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã quy định: “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Lao động nữ và nam việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội ”; Luật Bình đẳng giới (2007) tiếp tục nhấn mạnh hơn nữa: “Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới”; Nhà nước cũng ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật đầy đủ để điều chỉnh về bình đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Trên thực tế, tình trạng bất bình đẳng giới vẫn tồn tại và giữa quy định của pháp luật với việc thực thi vẫn là một khoảng cách khá xa. Chúng ta đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức mới trong quá trình thực hiện bình đẳng giới như nạn buôn bán Phụ nữ và trẻ em ra nước ngoài làm mại dâm; mất cân bằng giới tính trong cơ cấu dân số và cơ cấu lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và những thách thức khác như định kiến giới, phân biệt đối xử với phụ nữ đã và đang tồn tại từ rất lâu trong nhiều lĩnh vực của đời sống, hạn chế sự phát triển của phụ nữ nói riêng và sự tiến bộ của xã hội nói chung. Hiểu được những thách thức, khó khăn đó, xã hội chúng ta cần phải tích cực chung tay hành động, xoá bỏ bất bình đẳng giới, tạo mọi điều kiện tốt đẹp nhất để hai giới cùng phát triển và hội nhập.

    Để thực hiện bình đẳng giới yêu cầu phải thực hiện nhiều biện pháp kết hợp với nhau. Báo chí với chức năng xã hội đặc biệt và có sức tác động lớn đến xã hội, được coi là một trong những biện pháp quan trọng góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh vì sự nghiệp bình đẳng giới. Luật Báo chí 1989 (sửa đổi, bổ sung năm 1999) chỉ rõ: “Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội (dưới đây gọi chung là tổ chức); là diễn đàn của nhân dân” (Điều 1).

    Báo Phụ nữ Việt Nam – Cơ quan Trung ương của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, có thể nói đây là một tờ báo riêng của giới nữ, là một diễn đàn quan trọng chuyên phản ánh và đề cập đến vai trò, tiếng nói của nữ giới trong xã hội, góp phần lên án và đấu tranh vì sự tiến bộ của nữ giới, vì sự bình đẳng trong xã hội. Đó chính là lý do để tôi lựa chọn báo Phụ nữ Việt Nam làm phạm vi nghiên cứu vấn đề bình đẳng giới, với mục đích nhìn nhận và đánh giá chính xác một cách chính xác hơn nữa hiệu quả tuyên truyền và nâng cao nhận thức xã hội của báo chí nói chung và của báo Phụ nữ Việt Nam nói riêng đối với toàn xã hội.


    2. Mục đích nghiên cứu.

    Nghiên cứu bất bình đẳng giới và các biện pháp tuyên truyền bất bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình trên báo chí nói chung và cụ thể là trên báo Phụ Nữ Việt Nam.

    Trên cơ sở thực tiễn nghiên cứu trên báo Phụ Nữ Việt Nam, đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền nâng cao nhận thức và đấu tranh vì sự nghiệp bình đẳng giới của xã hội.

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Giải quyết những vấn đề lý luận và xây dựng cơ sở lý luận về vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền xã hội.

    - Chỉ ra thực trạng bất bình đẳng giới và các hình thức phản ánh, đề cập vấn đề bất bình đẳng giới trên báo Phụ Nữ Việt Nam.

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    - Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề bất bình đẳng giới và vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền bất bình đẳng giới;

    - Phạm vi nghiên cứu: Báo Phụ Nữ Việt Nam

    5. Phương pháp nghiên cứu

    - Phương pháp luận khoa học: Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,

    - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp đánh giá

    - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp khảo sát

    6. Kết cấu niên luận

    - Tên niên luận: Vấn đề Bình đẳng giới trên báo Phụ nữ Việt Nam

    - Kết cấu niên luận: 2 chương

    Chương 1: Một số nét khái quát về bất bình đẳng giới

    Chương 2: Bình đằng giới trên báo Phụ nữ Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...