Luận Văn Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng cổ Phước Tích - Phong Hòa - Phong Điền - Thừa Thiên

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 3
    1. Lý do chọn đề tài . .3
    2. Mục đích nghiên cứu . .4
    3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . .4
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . .6
    5. Phương pháp nghiên cứu . .6
    6. Đóng góp của khóa luận . .7
    7. Bố cục của khóa luận . .7
    CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN VÀ NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH
    LÀNG PHƯỚC TÍCH . .8
    1.1. Điều kiện tự nhiên . 8
    1.1.1. Vị trí địa lý hành chính . 8
    1.1.2. Đặc điểm khí hậu . 9
    1.1.3. Hệ thống giao thông . .10
    1.1.4. Hệ thống sông ngòi, ao hồ . .11
    1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội . 13
    1.2.1. Dân số . 13
    1.2.2. Tình hình kinh tế . .14
    1.2.3. Tình hình xã hội . 14
    1.3. Nguồn gốc hình thành làng Phước Tích . 15
    1.3.1. Lịch sử hình thành làng Phước Tích . .15
    1.3.2. Ngài khai canh làng Phước Tích . .17
    CHƯƠNG 2. VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG LÀNG CỔ PHƯỚC TÍCH . 20
    2.1. Văn hóa vật chất . .20
    2.1.1. Văn hóa cảnh quan kiến trúc của làng . .20
    2.1.2. Văn hóa vật thể đình, chùa, đền miếu, nhà rường cổ . 21
    2.2. Văn hóa tinh thần . .22
    2.2.1. Tín ngưỡng . .22
    2.2.2. Tôn giáo . 38
    2.2.3. Phong tục tập quán . .39
    1




    2.2.4. Lễ hội . .49
    2.2.5. Trò chơi dân gian . 52
    2.3. Văn hóa xã hội . 56
    2.3.1. Dòng họ . 56
    2.3.2. Văn hóa dòng họ, xóm, phe . 56
    2.4. Văn hóa làng nghề truyền thống . 57
    CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
    GIÁ TRỊ VĂN HÓA LÀNG PHƯỚC TÍCH . 59
    3.1. Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa làng cổ Phước Tích . .59
    3.1.1. Những thành tựu của việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa 59
    3.1.2. Những hạn chế của việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa . .60
    3.1.3. Nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém trong bảo tồn và phát huy các giá trị
    văn hóa . .63
    3.2. Những giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa làng cổ. 64
    KẾT LUẬN . 75
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 77
    PHỤ LỤC
    2




    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến những bước phát triển mạnh mẽ của quá
    trình khu vực hóa, toàn cầu hóa. Sự phát triển mới trong quan hệ giao lưu quốc tế
    đòi hỏi mỗi quốc gia, dân tộc phải khẳng định tính độc lập tự chủ của mình. Nhân tố
    quan trọng nhất để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của mỗi nước chính là sức
    mạnh văn hóa. Chính vì vậy, vấn đề gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá
    truyền thống không còn là vấn đề của từng quốc gia riêng rẽ mà đã mang tính toàn
    cầu và khu vực.
    Phước Tích là một làng cổ của tỉnh Thừa Thiên Huế có nền văn hóa lâu đời.
    Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử dân làng vẫn giữ gìn và tiếp tục phát huy những tinh
    hoa trong vốn văn hóa truyền thống của làng mình. Tuy nhiên, dưới tác động của
    quá trình đô thị hóa, sự giao lưu văn hóa phần nào đã làm mai một dần văn hóa
    truyền thống. Những năm gần đây, xu hướng mở cửa đã thúc đẩy nền kinh tế, xã hội
    của tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển và tăng trưởng nhanh, đó là dấu hiệu đáng mừng
    ở một tỉnh mà đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên trong một chừng
    mực nhất định, những tác động không thuận lợi của cơ chế thị trường nếu chúng ta
    không có những định hướng, giải pháp kịp thời thì hậu quả thật khó lường, bởi tác
    động đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến không gian lịch sử, văn hóa, cảnh quan truyền
    thống của các di tích lịch sử - văn hóa, không chỉ riêng ở thành phố Huế, mà còn có
    thể xảy ra ở nhiều địa phương khác. Làng cổ Phước Tích cũng không phải là một
    ngoại lệ.
    Trong tinh thần hướng về cội nguồn, hướng về văn hóa làng xã - nơi nuôi
    dưỡng văn hóa dân tộc - việc tìm hiểu các giá trị văn hóa truyền thống của ngôi làng
    cổ Phước Tích để từng bước bảo tồn và tiến hành phục dựng các giá trị văn hóa là
    một việc làm vô cùng cấp thiết.
    Bên cạnh đó, việc bảo tồn - phát huy các giá trị văn hóa truyền thống làng
    Phước Tích hiện nay còn nhiều hạn chế do các điều kiện kinh tế, xã hội và sự nhận
    thức của con người còn nhiều bất cập so với yêu cầu đặt ra. Vì vậy, vấn đề bảo tồn
    3




    và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống ở làng hiện nay cần được nghiên cứu cả
    trên bình diện lý luận lẫn thực tiễn.
    Chính vì những lý do trên mà chúng tôi đã chọn đề tài “Vấn đề bảo tồn và
    phát huy giá trị văn hóa làng cổ Phước Tích - Phong Hòa - Phong Điền - Thừa
    Thiên Huế
    ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Hy vọng qua đó có thể góp
    một phần công sức trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc nói
    chung cũng như cho sự phát triển của làng cổ Phước Tích nói riêng.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Đề tài khảo sát, thu thập tư liệu về tình hình văn hóa - xã hội truyền thống của
    làng từ lúc hình thành cho đến nay, qua đó cho thấy khả năng bảo tồn và phát huy
    trong tương lai. Bởi bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa là một trong
    những nhiệm vụ quan trọng nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà
    bản sắc dân tộc. Việc điều tra sưu tầm, nghiên cứu văn hóa của làng cổ Phước Tích
    (Phong Hòa - Thừa Thiên Huế) cũng không ngoài mục tiêu đó.
    Thông qua việc nghiên cứu, những giá trị văn hóa của làng cổ sẽ được khắc
    họa. Trên cơ sở đó, người nghiên cứu sẽ đề xuất những biện pháp khôi phục lại
    những vẻ đẹp truyền thống, phục dựng lại nghề gốm cổ truyền, các công trình mang
    sắc thái văn hóa của địa phương.
    3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Văn hóa làng là một trong những nét đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam, bởi
    vậy nó đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của không ít các nhà nghiên cứu trong
    và ngoài nước.
    Có thể kể đến như Việt Nam Phong Tục của Phan Kế Bính (Nxb.Tp. Hồ Chí
    Minh, 1995), Cơ sở văn hóa Việt Nam của Ngô Quốc Vượng (Nxb. Giáo dục,
    1999), Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh (Nxb. Văn hóa Thông tin,
    2002), Mấy vấn đề văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử của Phan Đại Doãn
    (Nxb. Chính trị quốc gia, 2004). Đây được xem là những công trình tiêu biểu, có
    đóng góp to lớn trong việc tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa làng của người Việt. Đồng
    thời, đây cũng là những công trình đóng vai trò gợi mở, định hướng cho người
    nghiên cứu trong quá trình thực hiện khóa luận.
    4




    Nghiên cứu văn hóa Huế nói chung và làng cổ Phước Tích nói riêng đã thu hút
    được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu văn hóa. Được biết đến sớm nhất
    là bản chép tay Nghề gốm Phước Tích, (1971) của cụ Nghè Lê Trọng Ngữ (người
    làng Phước Tích). Cuốn sách đã ghi chép lại lịch sử hình thành nghề gốm, vùng đất
    chọn làm gốm, cách thức cũng như quy trình sản xuất gốm. Tuy nhiên, tác giả chỉ
    dừng lại ở việc viết về nghề gốm truyền thống của làng mà chưa đi sâu vào các giá
    trị văn hóa khác của làng như : nhà rường cổ, đền miếu
    Bản chép tay Nghề gốm Phước Tích của Lê Trọng Ngữ đã làm tiền đề cho các
    nhà nghiên cứu đi sau tìm hiểu về làng cổ này. Dựa vào những tư liệu của người đi
    trước, tác giả Nguyễn Hữu Thông đã công bố công trình Huế - Nghề và làng nghề
    thủ công truyền thống, (Nxb. Thuận Hóa, 1994). Cũng giống như Lê Trọng Ngữ,
    tác giả cũng chỉ mới đề cập đến phương diện nghề gốm truyền thống của làng mà
    chưa nêu lên được các giá trị văn hóa khác.
    Năm 2004, hội Kiến trúc sư Việt Nam - Sở Văn hoá Thông tin Thừa Thiên
    Huế - Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền đã xuất bản công trình Làng di sản
    Phước Tích. Điều đáng ghi nhận là công trình đã đề cập khá toàn diện về những giá
    trị truyền thống của làng.
    Gần đây nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Hữu Thông (chủ biên) đã công
    bố công trình Từ Kẻ Đôộc đến Phước Tích - chân dung ngôi làng gốm cổ bên dòng
    Ô Lâu do Nxb. Thuận Hóa ấn hành năm 2011. Trong cuốn sách này, ông đã chỉ ra
    cho chúng ta thấy bức tranh văn hóa khá toàn diện về làng Phước Tích. Tuy nhiên
    cũng chỉ mới dừng lại ở những nét văn hóa tiêu biểu của làng như nghề gốm truyền
    thống, kiến trúc, tín ngưỡng tâm linh, mà chưa đưa ra những biện pháp, cũng như
    định hướng để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của làng.
    Ngoài những công trình nghiên cứu kể trên, cũng có khá nhiều bài viết tìm
    hiểu về văn hóa làng Phước Tích như GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính có bài “Làng
    cổ Phước Tích - thử nhìn nhận các giá trị và đề xuất hướng phát triển nối tiếp” (in
    trong Kỷ yếu Làng di sản Phước Tích, 2004) đã cho chúng ta biết được những giá
    trị văn hóa đặc sắc của làng như nhà rường, nhà vườn, nghề gốm và cũng đã đề
    xuất được các hướng phát triển cho làng Phước Tích. Tuy nhiên, vấn đề bảo tồn và
    phát huy giá trị văn hóa làng chưa được ông quan tâm chú trọng.
    5




    Cũng trong Kỷ yếu Làng di sản Phước Tích, tác giả Nguyễn Phước Bảo Đàn
    với bài viết “Làng gốm Phước Tích - thực trạng và triển vọng” đã đưa ra nhiều
    thông tin thú vị về nghề gốm truyền thống của làng cùng những thuận lợi và khó
    khăn mà làng gốm đang gặp phải và những triển vọng phát triển trong tương lai.
    Nhìn chung, các nhà nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu một cách
    tổng quan hoặc đề cập đến làng Phước Tích ở một vài khía cạnh đơn lẻ. Chưa có
    một công trình nào đi sâu tìm hiểu vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng
    cổ.
    Kế thừa những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, cùng quá trình điền
    dã tại làng, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề này làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp
    của mình. Hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc bảo tồn và phát
    huy các giá trị của nền văn hóa dân tộc nói chung cũng như văn hóa truyền thống
    làng Phước Tích nói riêng.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Khóa luận tập trung nghiên cứu các giá trị văn hóa của làng cổ Phước Tích với
    những biểu hiện phong phú, đa dạng mà phức tạp của nó, để qua đó tìm ra giải pháp
    bảo tồn và phát huy.
    Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là toàn bộ các giá trị văn hóa truyền thống
    như: phong tục tập quán, lễ hội, tôn giáo tín ngưỡng, nghề thủ công truyền thống,
    các công trình văn hóa , của làng Phước Tích còn tồn tại đến nay.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp chủ yếu được chúng tôi sử dụng trong quá trình thực hiện khóa
    luận là phương pháp điền dã dân tộc học. Trong quá trình điền dã chúng tôi đã sử
    dụng phương pháp phỏng vấn sâu, quan sát, tham dự nhằm ghi nhận đầy đủ các
    thông tin và nội dung phù hợp với đề tài.
    Phương pháp phân tích, tổng hợp là phương pháp quan trọng được sử dụng
    trên cơ sở các nguồn tư liệu thu thập được. Nhằm đem lại những kết luận khoa học
    và khách quan nhất. Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng các phương pháp như liên
    ngành Văn hóa - Xã hội học, phương pháp định tính , một cách phù hợp nhất đáp
    ứng mục tiêu của đề tài.
    6




    6. Đóng góp của khóa luận
    Thực hiện khóa luận, chúng tôi mong muốn góp phần mang đến cái nhìn đầy
    đủ, toàn diện về văn hóa truyền thống của làng Phước Tích. Qua đó chỉ ra những
    thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn để đề xuất giải pháp cho việc phục hồi,
    bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của làng cổ Phước Tích - Phong Hòa -
    Thừa Thiên Huế.
    Ngoài ra, khóa luận sẽ góp phần vào việc làm sáng tỏ thêm một mảng trong
    bức tranh văn hóa đa màu của dân tộc mà Phước Tích là vùng đất điển hình.
    7. Bố cục của khóa luận
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa
    luận được triển khai trong 3 chương :
    Chương 1. Tổng quan về địa bàn và nguồn gốc hình thành làng Phước Tích
    Chương 2. Văn hóa truyền thống làng cổ Phước Tích
    Chương 3. Thực trạng, giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng
    Phước Tích
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...