Tiểu Luận Vấn đề bạo hành trong gia đình ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Lời mở đầu
    II. Thực trạng về vấn đề bạo lực trong gia đình Việt Nam hiện nay
    1. Bạo lực gia đình được hiểu như thế nào?
    2. Bạo lực trong quan hệ vợ chồng
    3. Bạo lực giữa cha mẹ và con cái
    III. Nguyên nhân và giải pháp
    1. Nguyên nhân
    2. Giải pháp
    3. Kết luận
    Danh mục tài liệu tham khảo



    I. Lời mở đầu
    ¾ Quan hệ gia đình giữa chồng với vợ, cha mẹ và con cái, anh chị em với nhau là quan hệ tình cảm thiêng liêng, ấm áp Gia đình là tổ ấm, là nơi thoả mãn những nhu cầu tình cảm và vật chất của các thành viên, bảo vệ họ trước những căng thẳng của cuộc sống. Gia đình trở thành “ thiên đường trong thế giới không tim”(chữ dùng theo nhan đề một cuốn sách của tác giả Mĩ Ch.Lash). Thế nhưng có phải gia đình nào cũng là thiên đường không khi mà baọ lực gia đình đang là vấn đề mang tính chất toàn cầu, nó xảy ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo số liệu điều tra của Liên đoàn Phụ nữ toàn quốc bạo lực gia đình đang đe doạ cuộc sống của 30% trong tổng số 270 triệu gia đình sống trên lục địa (Theo tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 4/2003).
    ¾ Bạo lực gia đình là một vấn đề có tính chất toàn quốc được xem như là một đề tài thu hút giới nghiên cứu trong mọi lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Bạo lực gia đình đặc biệt là bạo lực với phụ nữ và trẻ em là hiện tượng phổ biến tồn tại ở tất cả các nước. Bạo lực gia đình đã và đang tác động đến một bộ phận không nhỏ phụ nữ và trẻ em trên thế giới và trở thành một chướng ngại lớn cho quá trình bình đẳng giới. Ở Việt Nam vấn đề bạo lực gia đình ngày càng được quan tâm hơn khi ngày càng nặng nề hơn.
    ¾ Cứ ba phụ nữ có gia đình hoặc đã từng có gia đình thì có một người (34%) cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục. 58% phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng là nạn nhân của ít nhất một hình thức bạo lực gia đình trong ba hình thức: thể xác, tình dục và tinh thần.Tại một số vùng ở Việt Nam, cứ mười phụ nữ thì có bốn người nhận thấy gia đình không phải là nơi an toàn đối với họ. Ví dụ, ở vùng Đông Nam Bộ, 42% phụ nữ cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục. (“Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam được Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc công bố ngày 25/11/2010.)
    ¾ Những năm gần đây, nạn bạo lực gia đình đã được các cấp, các ngành, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và cộng đồng quan tâm, đặc biệt Nhà nước đã ban hành Luật phòng chống bạo lực gia đình. Luật phòng chống bạo lực gia đình đang được tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ, nhân dân, từng bước đi vào cuộc sống của mỗi gia đình. Nhìn chung bạo lực gia đình có chiều hướng giảm song chỉ giảm so với hình thức bạo lực thể chất, còn bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục thì chưa giảm. Nhận thức về phòng chống bạo lực gia đình của nhân dân nói chung, phụ nữ nói riêng còn hạn chế. Các hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình chưa hiệu quả. Việc xử lý các vi phạm, phê bình góp ý đối với đối tượng gây bạo lực gia đình chưa có tiến triển nhiều. Những con số mà chúng ta đang thấy là những con số không nhỏ. Riêng ở Việt Nam khoảng 10 năm gần đây vấn đề này mới được đưa vào nghiên cứu ở một số công trình của Hội liên hiệp Phụ Nữ và một số tác giả khác. Hậu quả của bạo lực gia đình lại đặc biệt quan trọng, nó không chỉ gây tổn thương đến cuộc sống, sức khỏe và danh dự của các thành viên trong gia đình mà còn vi phạm đến đạo đức xã hội, tiếp tay cho sự gia tăng các tệ nạn như mại dâm, ma túy, người lang thang cơ nhỡ nạn buôn bán trẻ em và phụ nữ. Vấn đề bạo hành không chỉ còn tồn tại trong gia đình nữa mà nó là sự quan tâm của toàn xã hội.
    ¾ Nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn về tình trạng “bạo lực gia đình” ở Việt Nam hiện nay, cũng như hoàn thành bài tiểu luận cuối kỳ môn xã hội học gia đình, tôi đã chọn đề tài: “ Vấn đề bạo hành trong gia đình ở Việt Nam hiện nay ”.

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Tạp chí khoa học về phụ nữ, số 4/2003.
    2. Tạp chí tâm lý học, số 5, 5-2003.
    3. Tổng hợp Báo Gia đình và xã hội từ số 159 đến số 169, 2005
    4. Báo Gia đình và xã hội, số 169, 22/10/2005
    5. Tạp chí Lý luận chính trị, số 4- 2005
    6. Báo Phụ nữ Việt Nam, số 83,9/7/2004
    7. Bản báo cáo tóm tắt Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam được Tổng cục thống kê Việt Nam và Liên Hợp Quốc” công bố ngày 25/11/2010.
    8. Xã hội học gia đình, Hà Văn Tác, Tp.HCM-2006
    9. Một số trang báo mạng như : Giadinh.net.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...