Luận Văn Vấn đề bản tính con người - từ lý luận đến thực tiễn giáo dục nhân cách con người việt nam hiện nay

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    VẤN ĐỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI - TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY





    A. MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của khóa luận.
    Dù ở thời đại nào vấn đề con người cũng được xem là vấn đề trung tâm của khoa học. Nếu như ngành khoa học xã hội tập trung vào nghiên cứu đời sống tinh thần của con người thì khoa học tự nhiên lại đi sâu nghiên cứu con người ở bản thể, cấu trúc sinh học. Với Triết học lại có nhiệm vụ tổng hợp khái quát các thành tựu của khoa học và rút ra một số vấn đề chung nhất về con người và là cơ sở lý luận và phương pháp luận để chúng ta tìm hiểu thế giới con người sâu hơn giúp chúng ta hiểu được chính mình .
    Bất kỳ một trào lưu triết học nào khi nghiên cứu, tìm hiểu về con người cũng đặt ra câu hỏi: Con người là gì, cái gì làm cho con người khác với các loài sinh vật khác? Tại sao giữa các cá nhân lại có sự phân biệt với nhau.
    Ban đầu các trường phái triết học thường dùng: “cái tôi”, “tính người” dùng để chỉ sự khác nhau nhưng về sau họ đã dùng “nhân cách”. Nhân cách chính là xác định “bản chất” con người bởi vì hiểu đúng bản chất con người thì mới xác định đúng con đường và phương pháp rèn luyện nhân cách của con người.
    Ở Việt Nam hiện nay, đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực xây dựng và phát triển kinh tế mà còn làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực, đạo đức đời sống văn hóa xã hội. Lấy con người làm trung tâm của sự phát triển đất nước. Phát triển con người vừa là sự phát triển của kinh tế xã hội, trong đó phạm trù “nhân cách” là một nội dung cơ bản của quá trình phát triển nguồn nhân lực để con người thật sự là chủ thể của mọi hoàn cảnh. Bởi vì, muốn công nghiệp hóa hiện đại hóa thành công thì phải có con người: Có cả tài lẫn đức, có đủ năng lực và bản chất chính trị, đó là yêu cầu cơ bản của giáo dục phát triển sự nghiệp trồng người ở nước ta hiện nay.
    Xu hướng toàn cầu hóa đã tác động tích cực trong đời sống xã hội đó là: góp phần sáng tạo giá trị tinh thần của con người, sàng lọc và thẩm định để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển nhân cách một cách toàn diện, bên cạnh đó nó cũng có những mặt trái là: Nhân cách của con người có sự xáo trộn làm cho tư tưởng con người chạy theo đồng tiền lối sống thực dụng, đua đòi làm mất nhân cách của chính mình.
    Vì vậy, việc giáo dục phát triển nhân cách con người phải được tiến hành đồng bộ ở cả gia đình, nhà trường và cả xã hội để đào tạo những con người có đủ năng lực và bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức trong sáng để có con người “vừa hồng vừa chuyên”. Có nghĩa là không chỉ đào tạo chuyên môn mà phải giáo dục nhân cách của con người.
    Thực tế cho thấy, việc giáo dục phát triển nhân cách cho con người ở nước ta trong điều kiện hiện nay có nhiều thuận lợi.
    Đó là: Xu hướng toàn cầu hóa đã cho người Việt Nam có điều kiện giao lưu học hỏi những thành tựu các nền văn hóa khác nhau từ đó hình thành bản sắc văn hóa của riêng mình. Nhưng những thuận lợi đó cũng gặp không ít khó khăn, đó là: một bộ phận người Việt Nam chúng ta đặc biệt là thế hệ trẻ có xu hướng sống thực dụng trong học tập và đạo đức. Sự ảnh hưởng của văn hóa, lối sống bên ngoài xã hội thông qua mạng internet, phim ảnh đã ảnh hưởng rất mạnh đến môi trường cuộc sống. Song điều đáng nói là sự quản lý công tác giáo dục của hệ thống gia đình và nhà trường cũng như xã hội chưa thật đồng bộ và quan tâm đúng mức và đạt chất lượng theo hệ chuẩn.
    Do đó, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải giáo dục nhân cách con người để phát huy được tính tích cực đem lại lợi ích cho xã hội, đồng thời làm cho nền kinh tế phát triển cũng như nâng cao trình độ nhận thức cho mọi người. Đó là, tất cả mọi cá nhân trong xã hội có trình độ tư tưởng văn hóa đạo đức cao nhằm chống lại thái độ bảo thủ xem nhẹ vai trò đạo đức và trách nhiệm xây dựng xã hội phồn vinh.
    Chính vì, những lý do đó mà chúng tôi chọn đề tài “Vấn đề bản tính con người – từ lý luận đến thực tiễn giáo dục nhân cách
     
Đang tải...