Luận Văn Vấn đề an toàn, bảo mật trong pháp luật thương mại điện tử

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Vấn đề an toàn, bảo mật trong pháp luật thương mại điện tử

    PHẦN MỞ ĐẦU 1


    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ AN TOÀN, BẢO MẬT TRONG PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 3


    1.1. Sơ lược sự hình thành và phát triển của pháp luật thương mại điện tử 3


    1.1.1. Sơ lược sự hình thành và phát triển của pháp luật thương mại điện tử trên thế giới 3


    1.1.1.1. Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử 3


    1.1.1.2. Pháp luật thương mại điện tử ở một số nước trên thế giới 4


    1.1.2. Sơ lược sự hình thành và phát triển của pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam 6


    1.2. Khái quát chung về thương mại điện tử .8


    1.2.1. Khái niệm thương mại điện tử .8


    1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của thương mại điện tử 11


    1.3. Khái quát chung về an toàn, bảo mật trong thương mại điện tử 13


    1.3.1. Khái niệm về an toàn, bảo mật trong thương mại điện tử 13


    1.3.2. Các đặc tính cơ bản trong an toàn, bảo mật thương mại điện tử .13


    1.3.2.1.Tính toàn vẹn .14


    1.3.2.2. Chống phủ định 14


    1.3.2.3. Tính xác thực .15


    1.3.2.4. Tính tin cậy và tính riêng tư .15


    1.3.3. Ý nghĩa của an toàn, bảo mật trong thương mại điện tử 15


    1.4. Những qui định chung về an toàn, bảo mật trong pháp luật thương mại điện tử 17


    1.4.1. Bảo đảm an toàn trong giao dịch thương mại điện tử 17


    1.4.2. Bảo vệ thông điệp dữ liệu 19


    1.4.3. Bảo mật thông tin trong thương mại điện tử 21


    1.5. Quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền .24


    1.6. Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ mạng .26

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ AN TOÀN, 7


    BẢO MẬT TRONG PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 28
    2.1. Thực trạng của vấn đề an toàn, bảo mật trong pháp luật thương mại điện


    tử . 28


    2.1.1. Tình trạng trộm cắp và gian lận thẻ tín dụng trong thương mại điện tử 31


    2.1.2. Tình trạng lừa đảo trong thương mại điện tử 34


    2.1.3. Tình trạng tấn công từ chối dịch vụ (khước từ dịch vụ) lên các website


    thương mại điện tử .38


    2.1.4. Tình trạng sử dụng và khai thác thông tin cá nhân trái phép .39


    2.2. Giải pháp cho vấn đề an toàn, bảo mật trong pháp luật thương mại điện tử 42


    2.2.1. Giải pháp cho tình trạng trộm cắp và gian lận thẻ tín dụng trong thương mại điện tử .42


    2.2.2. Giải pháp cho tình trạng lừa đảo trong thương mại điện tử 43


    2.2.3. Giải pháp cho tình trạng tấn công từ chối dịch vụ (khước từ dịch vụ) lên các website thương mại điện tử 43


    2.2.4. Giải pháp cho tình trạng sử dụng và khai thác thông tin cá nhân trái


    phép .44


    KẾT LUẬN 46

    PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài


    Trong thời gian vừa qua, với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet, khối lượng các giao dịch thương mại điện tử cũng ngày càng tăng mạnh. Tuy mới chỉ xuất hiện cách đây chưa lâu và đang còn trong giai đoạn hình thành và phát triển nhưng thương mại điện tử đã phần nào tác động đến cuộc sống của mỗi con người chúng ta. Với những đặc tính ưu việt hơn hẳn hình thức thương mại truyền thống, thương mại điện tử đang là một xu thế tất yếu ở hầu hết các quốc gia.


    Tuy nhiên, song song với những lợi ích tích cực mà thương mại điện tử đã mang lại là hàng loạt các vấn đề phát sinh, trong đó có những tồn tại, khó khăn về vấn đề an toàn, bảo mật thương mại điện tử. Những vi phạm liên quan đến an toàn, bảo mật đã và đang gây tâm lý e ngại cho cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch thương mại điện tử. Tình trạng truy cập, thay đổi, và sử dụng trái phép các thông điệp dữ liệu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự toàn vẹn, xác thực và tin cậy của chính những thông điệp dữ liệu đó khi nó được truyền, gửi đến người nhận. Bên cạnh đó, các thông tin cá nhân của các chủ thể tham gia giao dịch thương mại điện tử cũng đang bị các đối tượng có mục đích vụ lợi xâm phạm ngày càng nhiều. Trước tình hình thực tế đó, người viết đã chọn đề tài "Vấn đề an toàn, bảo mật trong pháp luật thương mại điện tử" để nghiên cứu và trình bày trong khoá luận tốt nghiệp của mình.


    2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài


    Mục tiêu nghiên cứu đề tài, giúp người viết hiểu được những quy định của Luật giao dịch điện tử cũng như các vãn bản có liên quan đến vấn đề an toàn, bảo mật trong thương mại điện tử, từ đó đưa ra ý kiến cá nhân về một số quy định, nêu quan điểm và đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần áp dụng thành công các quy định về an toàn, bảo mật trong thương mại điện tử ở Việt Nam.


    3. Phạm vi nghiên cứu


    Đề tài không nghiên cứu quy định của pháp luật đối với các giao dịch điện tò trong hoạt động của cơ quan nhà nước hay trong các lĩnh vực dân sự và các lĩnh vực khác, mà chỉ tập trung nghiên cứu quy định của Luật giao dịch điện tử cũng như các văn bản có liên quan trong việc thực hiện công tác đảm bảo an toàn, bảo mật trong lĩnh vực thương mại điện tử.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Trong quá trình nghiên cứu những quy định của pháp luật thương mại điện tử về vấn đề an toàn, bảo mật người viết đã lựa chọn, sử dụng nhiều phương thức, thao tác để tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề trong luận văn như phương pháp sưu tầm thông tin, nghiên cứu lý luận dựa trên quy định của luật, nghị định, thông tư, giáo trình, sách, cập nhật các thông tin trên sách, báo, internet liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu.

    Đồng thời người viết còn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, bình luận về các quy định của Luật giao dịch điện tử cũng như các văn bản có liên quan theo hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn đề tài và đưa ra ý kiến cá nhân cùng một số giải pháp nhằm góp phần áp dụng thành công và hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về vấn đề an toàn, bảo mật thương mại điện tử trên thực tế ở Việt Nam.


    5. Kết cấu đề tài


    Đề tài được chia thành ba phàn: phàn mở đàu, phàn nội dung, phàn kết luận. Phần nội dung gồm hai chương:


    Chương 1: Khái quát và những quy định chung về thương mại điện tử và an toàn, bảo mật trong pháp luật thương mại điện tử.


    Chương 2: Thực trạng và giải pháp cho vấn đề an toàn, bảo mật trong pháp luật thương mại điện tử.
     

    Các file đính kèm:

    • 24-.pdf
      Kích thước:
      18.7 MB
      Xem:
      0
Đang tải...