Luận Văn Vấn đề an ninh con người trong pháp luật quốc tế hiện đại

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
    Chuyên ngành: Luật Quốc tế
    NĂM - 2012

    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN NINH CON NGƯỜI 8
    1.1. Khái niệm an ninh con người 8
    1.2. Mối quan hệ giữa quyền con người và an ninh con người 28
    1.3. Mối quan hệ giữa an ninh con người và an ninh quốc gia 32
    1.4. Vai trò của an ninh con người 40
    1.5. Các nguy cơ đe dọa an ninh con người 43


    Chương 2: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ AN NINH CON NGƯỜI
    2.1. Sự hình thành và phát triển của chế định an ninh con người trong luật quốc tế
    2.2. Quy định của pháp luật quốc tế về an ninh con người 66
    2.3. Các thiết chế quốc tế bảo đảm an ninh con người 88
    2.4. Các giải pháp tăng cường an ninh con người 108


    Chương 3: CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM AN NINH CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM
    3.1. Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về an ninh con người 113
    3.2. Pháp luật Việt Nam về an ninh con người 132
    3.3. Các giải pháp góp phần tăng cường an ninh bảo đảm an ninh con người ở Việt Nam


    KẾT LUẬN 178
    CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
    TÀI LUẬN ÁN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 182


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong lịch sử phát triển của nhân loại cũng như của mỗi quốc gia, con người luôn là trung tâm và là mục tiêu phấn đấu của cộng đồng quốc tế. Có thể nói, những thành tựu pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia đều hướng tới bảo vệ, phục vụ con người trên nền tảng an ninh con người phải được bảo đảm nhằm mục đích xây dựng cuộc sống tự do, bình đẳng và hạnh phúc cho mỗi con người trong tiến trình phát triển. Đối với Việt Nam, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã mở ra một thời kỳ mới, có tính bước ngoặt cả về lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp xây dựng đất nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011); Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020; Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI là những dấu
    mốc lớn mang tính bước ngoặt trong nhận thức lý luận của Đảng ta về con người, quyền con người cũng như an ninh con người. Mặt khác, Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 cũng khẳng định chúng ta xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân với mục tiêu vì con người. Như vậy, quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam coi con người là mục tiêu cũng như động lực của quá trình phát triển xã hội. Với nhận thức như vậy nên an ninh con người phải là vấn đề cốt lõi trong nhận thức và hành động thực tiễn. Bởi vậy, Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định con người ở vị trí trung tâm của các chính sách kinh tế - xã hội, là nhân tố quan trọng để phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quan điểm lấy con người làm trung tâm trong chủ trương, đường lối cũng như pháp luật được coi là nền tảng tư tưởng để Việt Nam tiếp tục con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đồng thời hội nhập sâu rộng cùng cộng đồng quốc tế. Quá trình toàn cầu hóa và sự tham gia hội nhập của Việt Nam đã tạo nhiều cơ hội để phát triển nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng đứng trước không ít những nguy cơ, thách thức đòi hỏi Việt Nam phải kiên trì quan điểm, nhận thức và có được những giải pháp mang tính chủ động, tích cực. Những vấn đề như việc làm của người dân, sự lan tràn của dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, sự gia tăng của tội phạm, hậu quả của thiên tai . đang từng ngày, từng giờ trực tiếp tác động tới cuộc sống và sự an lành của người dân. Những vấn đề đó có thể là mặt trái của quá trình toàn cầu hóa, có thể là những mâu thuẫn bên trong mỗi quốc gia hoặc do thảm họa tự nhiên gây ra. Đó là những nguy cơ không chỉ đe dọa tới sự tồn vong, tiến trình phát triển của quốc gia mà hiện hữu hơn còn đe dọa đến cuộc sống thường ngày của người dân. Nhận thức rõ về nó và chủ động ứng phó là trách nhiệm mỗi quốc gia phải làm. Việt Nam phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân và như vậy mục đích cuối cùng cũng là chăm lo cho cuộc sống tốt lành của người dân. Hơn nữa, hiện nay Việt Nam là thành viên tích cực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và đang nỗ lực cùng tất cả các thành viên khác để hình thành Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột trong đó có Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN mà mục tiêu chính của cộng đồng này là lấy con người làm trung tâm, có trách nhiệm xã hội nhằm xây dựng tình đoàn kết, thống nhất bền lâu giữa các quốc gia và dân tộc ASEAN. Những vấn đề trong nước và quốc tế, những yếu tố chủ quan và khách quan liên quan đến mỗi quốc gia và mỗi người dân đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu một cách toàn diện, sâu rộng vấn đề an ninh con người. Tuy nhiên, qua khảo sát các công trình nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, đặc biệt dưới góc độ luật pháp quốc tế vấn đề này chưa được chú ý đúng mức, còn nhiều ý kiến khác nhau. Xuất phát từ những đòi hỏi cả ở phương diện lý luận và thực tiễn, tôi lựa chọn đề tài: "Vấn đề an ninh con người trong pháp luật quốc tế hiện đại" làm luận án tiến sĩ luật học.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Trong quá trình triển khai đề tài, tôi đã có dịp tham khảo nhiều công trình, bài viết khoa học về an ninh con người do các nhà khoa học ở Việt Nam và trên thế giới nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...