Tài liệu Văn bản quy phậm pháp luật và xủa lý văn bản quy phạm trái pháp luật

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    rong nhiều năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta xác định rõ nhu cầu quản lí xã
    hội bằng pháp luật. Càng ngày pháp luật
    càng được xem xét, sử dụng đúng với vai trò là phương tiện có ý nghĩa quyết định đối với quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Nhiều công trình khoa học được nghiên cứu, nhiều văn bản pháp luật được ban hành nhằm tạo ra hệ thống pháp luật toàn diện, thống nhất, đồng bộ làm cho chất lượng của hệ thống pháp luật được cải thiện rõ rệt, trong đó tính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật được đặc biệt coi trọng. Tuy vậy, vì nhiều lí do khác nhau, thực tế vẫn còn tồn tại các văn bản bất hợp pháp ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả điều chỉnh pháp luật. Nhu cầu phát hiện, hạn chế, loại trừ các văn bản trái pháp luật luôn được đặt ra.
    Thế nào là văn bản quy phạm trái pháp luật? Theo nghĩa rộng và đầy đủ nhất thì văn bản trái pháp luật gồm văn bản được ban hành không đúng thẩm quyền, văn bản được ban hành không đúng hình thức, thủ tục pháp luật quy định, văn bản có nội dung trái pháp luật.
    - Văn bản được ban hành không đúng
    hình thức quy định: Pháp luật quy định có những loại văn bản quy phạm pháp luật nào, mỗi loại văn bản do cơ quan nào ban hành và được ban hành khi nào. Khi một cơ



    quan ban hành văn bản quy phạm thì phải ban hành đúng loại văn bản pháp luật quy định, nếu ban hành loại văn bản không đúng với thẩm quyền của mình hoặc không đúng với vấn đề cần giải quyết thì văn bản đó được coi là không đúng hình thức pháp luật quy định. Các văn bản được ban hành không đúng hình thức được coi là có mức độ khiếm khuyết nhẹ nhất. Việc xử lí nhóm văn bản khiếm khuyết này thường chỉ được đặt ra trong các đợt kiểm tra, rà soát văn bản.
    - Văn bản quy phạm pháp luật được ban
    hành không đúng thẩm quyền: Mỗi cơ quan nhà nước đều có thẩm quyền do pháp luật quy định, đó là quyền đồng thời là nghĩa vụ của cơ quan trong việc giải quyết những vấn đề nhất định, ở mức độ nhất định. Thẩm quyền của mỗi cơ quan được pháp luật quy định dựa trên sự phân công, phân cấp hoạt động trong toàn bộ bộ máy nhà nước và khả năng giải quyết công việc thực tế của từng cơ quan. Khi pháp luật quy định mỗi cơ quan có thẩm quyền nhất định thì đồng thời Nhà nước cũng đưa ra yêu cầu từng cơ quan phải thực hiện đúng, thực hiện hết thẩm quyền. Việc sử dụng không đúng, không hết thẩm quyền có thể dẫn tới khả năng chồng chéo trong hoạt động của bộ máy nhà nước


    * Giảng viên chính Khoa hành chính - nhà nước Trường Đại học Luật Hà Nội



    hay bỏ sót những lĩnh vực, vấn đề không được quản lí bởi Nhà nước mặc dù cần có sự quản lí đó. Khi cơ quan nhà nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật là cơ quan đó thực hiện thẩm quyền của mình tác động vào các đối tượng khác nhau trong xã hội bằng việc quy định cho các đối tượng đó những quyền và nghĩa vụ cụ thể, vì vậy nội dung của văn bản phải phù hợp với thẩm quyền của cơ quan ban hành ra nó. Nếu nội dung văn bản không đúng hoặc vượt quá giới hạn thẩm quyền của cơ quan ban hành thì đó là văn bản trái thẩm quyền. Các văn bản được ban hành trái thẩm quyền có thể ảnh hưởng tới sự hài hoà, thống nhất trong hoạt động của bộ máy nhà nước và chất lượng của chính văn bản được ban hành, bởi vì cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ, công chức của mỗi cơ quan được thiết kế, xây dựng phù hợp với thẩm quyền của cơ quan. Do đó, khi một cơ quan ban hành văn bản không đúng thẩm quyền thì văn bản khó có chất lượng cao. Về mặt lí luận, văn bản có nội dung trái thẩm quyền cơ quan ban hành có mức độ khiếm khuyết tương đối nghiêm trọng khiến cho văn bản đó rơi vào tình trạng không có hiệu lực pháp lí. Về mặt pháp lí, pháp luật hầu như không có quy định về hậu quả pháp lí của văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái thẩm quyền của cơ quan ban hành. Chẳng hạn, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật dành Chương IX quy định về giám sát, kiểm tra, xử lí văn bản trái pháp luật nhưng theo nội dung các điều khoản trong đó thì đối tượng giám sát, kiểm tra, xử lí ở đây chỉ là văn bản có nội dung trái với nội dung văn



    bản có hiệu lực pháp lí cao hơn. Sự thiếu sót những quy định cần thiết này gây khó khăn cho hoạt động xử lí các văn bản được ban hành trái thẩm quyền trên thực tế.
    - Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành không đúng thủ tục pháp luật quy định: Pháp luật quy định thủ tục ban hành của từng nhóm văn bản quy phạm pháp luật. Mục đích chung của các thủ tục này là phối hợp nhịp nhàng hoạt động của các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật, đưa ra quy trình hợp lí của hoạt động xây dựng văn bản và cuối cùng là tạo ra các văn bản quy phạm có chất lượng cao. Thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật có mức độ phức tạp, chặt chẽ khác nhau tuỳ thuộc văn bản được ban hành có hiệu lực pháp lí cao hay thấp, trong đó có hoạt động mang tính bắt buộc, có hoạt động không mang tính bắt buộc. Việc không thực hiện đúng thủ tục cũng có thể ảnh hưởng tới bản thân hoạt động xây dựng văn bản và chất lượng của văn bản. Cũng như các trường hợp văn bản bất hợp pháp nói trên, pháp luật hầu như không có quy định gì về hậu quả pháp lí của các văn bản này.
    - Văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật: Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay bao gồm nhiều văn bản quy phạm có hiệu lực cao, thấp khác nhau. Tính thống nhất của hệ thống pháp luật đòi hỏi nội dung văn bản có hiệu lực pháp lí thấp phải phù hợp với nội dung văn bản có hiệu lực pháp lí cao. Nếu văn bản có nội dung trái với văn bản có hiệu lực pháp lí cao hơn thì đó được coi là văn bản có nội dung trái



    pháp luật. Đây là nhóm văn bản khiếm khuyết được pháp luật chú ý nhất. Như trên đã nói, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật dành một chương quy định về việc xử lí các văn bản này. Bởi lẽ, nếu không có các quy định cụ thể về hậu quả pháp lí của nhóm văn bản này thì sẽ không đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, các văn bản sẽ vô hiệu hoá lẫn nhau. Một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng tồn tại các văn bản có nội dung trái pháp luật là quá trình xây dựng pháp luật đi từ văn bản có hiệu lực pháp lí cao xuống văn bản có hiệu lực pháp lí thấp. Tức là trong nhiều trường hợp, Nhà nước xây dựng văn bản có hiệu lực pháp lí cao để điều chỉnh các quan hệ xã hội, các cơ quan cấp dưới ban hành những văn bản có hiệu lực pháp lí thấp hơn để cụ thể hoá, hướng dẫn việc thi hành văn bản đó. Chẳng hạn, Quốc hội ban hành luật hay Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh thì Chính phủ ban hành nghị định để cụ thể hoá luật, pháp lệnh, bộ trưởng ban hành thông tư để giải thích, hướng dẫn thi hành nghị định. Trong khi đó, quá trình thực hiện pháp luật lại đi từ văn bản có hiệu lực pháp lí thấp đến văn bản có hiệu lực pháp lí cao. Tức là người thực hiện pháp luật trước hết tìm đến những quy định cụ thể, chi tiết để dễ thực hiện, những quy định này thường được đưa ra trong các văn bản có hiệu lực pháp lí thấp. Nếu các văn bản có hiệu lực pháp lí thấp không có quy định mà người phải thực hiện pháp luật cần thì họ mới tìm đến các văn bản có hiệu lực cao hơn. Người thực hiện



    pháp luật thường chỉ quan tâm đến những quy định liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ để biết họ được làm gì, phải làm gì mà chưa có thói quen và đôi khi không đủ trình độ đánh giá, nhìn nhận văn bản như là một phần của hệ thống pháp luật. Mặt khác, có lẽ do cơ chế kiểm tra, giám sát, xử lí văn bản chưa hoàn thiện nên nhiều văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lí thấp, có nội dung trái với văn bản có hiệu lực pháp lí cao hơn nhưng không được xử lí kịp thời. Vì vậy, những văn bản trái pháp luật về lí thuyết là không có hiệu lực pháp lí nhưng thực tế vẫn được người dân và cả các cơ quan nhà nước thực hiện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...