Tài liệu Văn Bản Hướng Dẫn Áp Dụng Các Quy Định Của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Văn Bản Hướng Dẫn Áp Dụng Các Quy Định Của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự (193 trang)




    Mục lục

    NGHỊ QUYẾT SỐ 05/2005/NQ-HĐTP 2
    NGHỊ QUYẾT SỐ 720/2008/UBTVQH12. 28
    NGHỊ QUYẾT SỐ 03/2004/NQ-HĐTP 33
    NGHỊ QUYẾT SỐ 02/2007/NQ-HĐTP 52
    THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP 94
    NGHỊ QUYẾT SỐ 04/2004/NQ-HĐTP 108
    THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 03/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC 146
    THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLDTBXH 150
    NGHỊ ĐỊNH SỐ 64/2011/NĐ-CP 158
    THÔNG TƯ SỐ 58/2011/TT-BCA 163
    THÔNG TƯ SỐ 46/2011/TT-BCA 165
    THÔNG TƯ SỐ 70/2011/TT-BCA 172
    NGHỊ ĐỊNH SỐ 82/2011/NĐCP 178
    THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC 185




    [TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD]HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
    ******[/TD]
    [TD]CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ********[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Số: 05/2005/NQ-HĐTP[/TD]
    [TD]Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2005 [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    NGHỊ QUYẾT

    HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG PHẦN THỨ TƯ “XÉT XỬ PHÚC THẨM” CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
    HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
    Căn cứ vào Luật tổ chức Toà án nhân dân;
    Để thi hành đúng và thống nhất Phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự (sau đây viết tắt là BLTTHS);
    Sau khi có ý kiến thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

    QUYẾT NGHỊ:
    I. VỀ CHƯƠNG XXIII “TÍNH CHẤT CỦA XÉT XỬ PHÚC THẨM VÀ QUYỀN KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ” CỦA BLTTHS
    1. Về Điều 231 của BLTTHS
    Chủ thể có quyền kháng cáo và giới hạn của việc kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm được xác định như sau:
    1.1. Bị cáo, người đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật) của bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
    1.2. Người bào chữa cho bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích cho bị cáo.
    1.3. Người bị hại, người đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật) của người bị hại trong trường hợp người bị hại chết hoặc trong trường hợp người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo hoặc theo hướng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo. Trong trường hợp người bị hại chỉ kháng cáo phần bản án hoặc quyết định sơ thẩm có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại, thì họ có thể uỷ quyền cho người khác. Người được uỷ quyền có các quyền và nghĩa vụ như người đại diện hợp pháp của nguyên đơn dân sự.
    1.4. Trong trường hợp người bị hại chết mà có từ hai người trở lên đều là người đại diện hợp pháp của người bị hại (ví dụ cha, mẹ, vợ và con thành niên của người bị hại) thì phân biệt như sau:
    a) Trường hợp trong quá trình điều tra, truy tố hoặc tại phiên toà sơ thẩm những người này đã đồng ý cử một người trong số họ thay mặt họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp của người bị hại (sự đồng ý này có thể được thể hiện trong văn bản riêng hoặc trong lời khai của họ), thì sau khi xét xử sơ thẩm những người này vẫn có quyền kháng cáo toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thẩm. Việc kháng cáo có thể do từng người thực hiện hoặc có thể cử một người trong số họ thay mặt họ thực hiện.
    b) Trường hợp trong quá trình điều tra, truy tố hoặc tại phiên toà sơ thẩm những người này chưa cử ai trong số họ thay mặt họ làm người đại diện hợp pháp của người bị hại, mà người đại diện hợp pháp của
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...