Luận Văn Vải vụn của công ty cổ phần dệt may 29/3 TP. ĐÀ NẴNG Thực trạng &amp giải pháp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vải vụn của công ty cổ phần dệt may 29/3 TP. ĐÀ NẴNG


    Thực trạng & giải pháp




    Ngành dệt may nói chung và ngành may xuất khẩu ở Việt Nam nói riêng đang phát triển mạnh. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội mà ngành dệt may mang lại thì trong quy trình sản xuất, các xưởng may còn thải ra một khối lượng lớn chất thải rắn công nghiệp (CTRCN) với thành phần chủ yếu là vải vụn và lượng vải vụn này thường được tập kết tại công ty.


    Khi doanh nghiệp dọn dẹp nhà xưởng thì lượng rác công nghiệp này sẽ được công ty Môi Trường Đô Thị (MTĐT) thu gom, xử lý. Nhưng lượng rác này lại được công ty MTĐT đổ ra ngoài môi trường, do đó có thể nói, vải vụn trong công nghiệp dệt may đang trở thành mối nguy hại không nhỏ đối với môi trường.


    Cùng với tốc độ phát triển như vũ bão, thành phố (Tp.) Đà Nẵng hiện đã có 19 doanh nghiệp dệt may với tổng sản lượng hơn 5000 tấn sản phẩm/năm, không chỉ đáp ứng nhu cầu ăn mặc của người dân địa phương mà còn xuất khẩu sang các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, hàng năm các doanh nghiệp này thải ra một lượng lớn vải vụn và chưa có hình thức xử lý nào ngoài việc công ty MTĐT Tp. Đà Nẵng đem đi chôn lấp ở bãi rác Khánh Sơn gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường.


    Tuy khối lượng thải ra hàng năm tương đối lớn và tác hại đến môi trường là không nhỏ nhưng chỉ mới có một số đề tài nghiên cứu tiêu biểu về vải vụn như: Đề tài nghiên cứu khoa học “Những mảnh vụn không bị lãng quên” của Nguyễn Thị Thu Huyền - Viện Đại Học Mở Hà Nội và bài viết “Vải vụn không vô dụng” đăng ở Thời báo kinh tế Việt Nam (thứ hai, 27/12/2004); phóng sự - ký sự “Con đường vải vụn” đăng ở Sài Gòn giải phóng Online (cập nhật ngày 08/04/2007); “Rác dệt may xuất ngoại” của tác giả Nguyên Hoa đăng ở báo điện tử Kinh tế Nông thôn (thứ tư, 09/07/2008). Do đó, đề tài: “Vải vụn của công ty cổ phần Dệt May 29/3 thành phố Đà Nẵng - thực trạng và giải pháp” là sự cần thiết cho vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay.


    I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


    I.1. Hiện trạng phát thải vải vụn ở công ty cổ phần dệt may 29/3 Đà Nẵng


    Công ty Cổ phần Dệt may 29-3 tọa lạc tại số 60 Mẹ Nhu - Tp. Đà Nẵng, công ty được thành lập theo Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số: 3203001358, đăng ký

    thay đổi lần thứ 1 ngày 19/7/2007 do Sở Kế hoạch & Đầu tư TP. Đà Nẵng cấp. Với diện tích là 50.280 m2 , lao động là 3500 người, Công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm may mặc như:


    - Khăn bông, khăn ăn, khăn mặt, khăm tắm, áo choàng tắm với các kiểu dệt dobby, Jacka, in hoa, thêu, cắt vòng phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
    - May mặc: chủ yếu là hàng sản xuất gia công xuất khẩu như : quần âu, áo Jacket,


    quần áo thể thao, quần rằn ri, sơ mi, quần áo bảo hộ lao động


    - Wash: công suất 5.000.000 quần âu với công nghệ Wash: one-wash, bio-wash, ball-wash, stone-wash
    Với dây chuyền công nghệ hiện đại, nguyên liệu sản xuất chủ yếu là các loại vải, sợi và hóa chất được mua tại thị trường Việt Nam và nhập khẩu. Hàng năm, sản lượng sản xuất của Công ty đạt 14 triệu tấn/năm với 1000 tấn khăn, 3.500.000 sản phẩm quần Âu quy chuẩn. Thị trường của Công ty được tiêu thụ tại nước ngoài và Việt Nam. Trong những năm qua, công ty đã khẳng định được vị thế và uy tính của mình trên các thị trường lớn quốc tế như: Mỹ, Nhật Bản, E.U
    Để khảo sát lượng vải vụn được thải ra, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp như: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp khảo sát thực địa, xử lý thông tin Qua đó, đã xác định được trong quá trình sản xuất thì chất thải rắn là dòng thải lớn nhất (theo thể tích) chỉ sau nước thải với lượng CTRCN là 1.300 tấn/năm, bao gồm các xơ sợi thải (có thể ở dạng tái sử dụng được hoặc không thể tái sử dụng), vật liệu đóng gói thải (giấy, plastic), mép vải cắt thừa, vải vụn, các loại trổng bằng kim loại đã qua sử dụng và bùn thải ra từ trạm xử lý chất thải.
    Ngoài ra, trong công tác quản lý nguồn chất thải này thì công ty HACHIBA nói riêng và ngành dệt may nói chung đã thực hiện các giải pháp trong vận hành như: quản lý nội vi; kiểm soát quá trình tốt hơn; thay đổi nguyên liệu; cải tiến thiết bị; công nghệ sản xuất mới; tận thu, tái sử dụng tại chỗ (tuần hoàn). Tuy nhiên, lượng CTRCN thải ra vẫn chưa được quản lý triệt để. Cụ thể:
    - Chất thải từ các phân xưởng dệt, nhuộm tẩy chủ yếu là vải đầu cây, khăn vụn, sợi vụn, vải vụn được thu gom vào cuối ca và bán cho người thu mua. Tuy nhiên, lượng vải vụn được thu mua không đáng kể.
    - Bao bì được thu gom riêng và bán cho người thu mua và dịch vụ. Riêng bao bì hóa chất độc hại sẽ được quản lý riêng, CTRCN (bao gồm cả vải vụn) được thu gom hàng ngày và hợp đồng với Công ty MTĐT chở đi và xử lý tại Bãi rác Khánh Sơn.

    Một thực tế là nếu đốt vải vụn trong lò chuyên biệt ở nhiệt độ 1000oC thì mới đảm bảo an toàn tuyệt đối nhưng kinh phí cho giải pháp này là không nhỏ. Do đó vải vụn chủ yếu đem chôn lấp.
    I.2. Tác động của vải vụn đối với môi trường sống


    Theo PGS.TS Trịnh Lê Hùng, Khoa Hóa Đh KHTH Đại học Quốc Gia Hà Nội: “Khói do đốt các sản phẩm may công nghiệp cực kỳ nguy hiểm, nếu đốt trong lò chuyên biệt ở nhiệt độ 1000oC thì mới đảm bảo an toàn tuyệt đối, còn đốt âm ỉ thì sẽ sản sinh ra vô số chất độc hại trong đó có dioxin. Ngửi phải khí độc này lâu ngày có thể gây ung thư”.
    Hay, theo tác giả Mỹ Hằng có bài viết “Bảy năm ngửi mùi vải cháy” đăng trên Việt Báo (23/72007) đã cho thấy những tác động không nhỏ của vải vụn đến môi trường và sức khỏe con người ở các làng chăn bông dọc bờ sông Nhuệ. “Từ 7 năm nay, cứ chiều chiều là họ đốt vải vụn. Mùi bốc lên khét lẹt như mùi đốt lốp cao su, rất khó thở. Khói bụi theo chiều gió bay sang thôn chúng tôi khiến người già, trẻ con ho hen”.
    Bên cạnh đó, bệnh phổi do nhiễm bụi xơ vải là điều ám ảnh nhất đối với những người phải thường xuyên tiếp xúc với vải vụn. Tuy nhiên đối với những ai phải mưu sinh bằng vải vụn thì dù biết là ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng họ vẫn lờ đi để kiếm sống. Các cán bộ y tế khẳng định: “Những người làm vải vụn phải sống chung với bụi bặm nên đến hơn 50% số người có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp gấp hơn chục lần người bình thường”.
    Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường Tp. Đà Nẵng cũng cho biết, việc tái chế rác thải của thành phố trong những năm qua còn nhiều hạn chế do lâu nay không thực hiện phân loại rác nên tất cả rác (bao gồm vải vụn từ các ngành dệt may) đều được thực hiện chung một biện pháp xử lý duy nhất là chôn xuống đất. Biện pháp này là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm cho môi trường sinh thái, nhất là môi trường nước ngầm và ảnh hưởng đến môi trường không khí. Tiếp đến, thành phố cũng phải dành ra một diện tích đất khá lớn (bãi rác Khánh Sơn) để chôn lấp rác và một khoản chi phí khá lớn cho việc chuyển rác từ nội thành đến các bãi rác.
    I.3. Bài học kinh nghiệm trong việc tái chế vải vụn ở các nước trên thế giới và ở


    Việt Nam


    Là một trong những quốc gia chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu cho các hãng thời trang danh tiếng của phương Tây, Bangladesh có hơn 4.500 xưởng may mặc và thải ra mỗi ngày hàng tấn vải vụn. Chỉ có một công ty đứng ra thu gom số vải vụn này để tạo ra những sản phẩm rẻ tiền phục vụ cho thị trường nội địa.Trước tình hình

    đó, ông Tauhid Bin Salam - chủ công ty Classical Handmade Produts Bangladesh - đã tìm ra một biện pháp hữu hiệu nhằm “thanh toán” hết loại phế liệu gây ô nhiễm môi trường này và đó là dùng chúng làm thảm để xuất khẩu.
    Hay, hàng năm, Santa Barbara County thải ra hơn 11 triệu kg quần áo cũ và rác thải dệt may. Lượng rác thải này chủ yếu đem đi chôn lấp nhưng giải pháp này gây tốn không gian của địa phương. Giải pháp Dệt thải cung cấp một giải pháp thay thế thân thiện với môi trường và kinh tế để thực hành chống lãng phí :
    - Ngay lập tức tái sử dụng: cung cấp quần áo cho người nghèo ở các nước thế giới


    thứ ba.


    - Thay đổi đơn giản mục đích sử dụng: chuyển đổi quần áo cũ và rác thải dệt may


    (vải vụn) làm giẻ lau công nghiệp.


    - Tái chế phức tạp hơn: chuyển đổi quần áo cũ và vải vụn thành sợi để sử dụng cho


    vật liệu công nghiệp như nệm ghế hoặc vật liệu cách âm .


    Bên cạnh đó, công ty thời trang “EcoGear” (Nhật Bản) vừa giới thiệu ra thị trường một loại vải tái sinh từ vô số vải vụn, vải thừa, vải phế liệu từ các xưởng may; đây là một khái niệm mới hoàn toàn và khác hẳn so với những khái niệm vải tái sinh từ trước đến nay trong khoa học. Vải cũng có màu sắc nhưng không hề sử dụng một tí hóa chất độc hại hay thuốc nhuộm, tẩy nào. Người sáng lập ra “EcoGear” phát triển thương hiệu theo xu hướng nghiên cứu sản xuất vải từ 100% xơ tái chế để dùng cho trang phục. Vải phế liệu được thu gom về và phân loại theo màu sắc, sau đó vải của cùng một nhóm màu sẽ được xé tơi thành xơ ngắn. Hỗn hợp xơ ngắn cùng màu này được pha lẫn với sợi polyeste liên tục cũng được tái sinh từ vỏ chai nhựa. Kết quả của quá trình kéo sợi cho ra các loại sợi với nhiều màu sắc đa dạng nhưng không hề sử dụng một tí hóa chất độc hại hay thuốc nhuộm, tẩy nào có hại cho môi trường.
    Ngoài ra, ở một số nước lại xử lý vải vụn bằng cách băm nhỏ rồi trộn lẫn với bột


    gỗ và các tông để sản xuất vật liệu cách nhiệt hay cách âm, cách điện


    Tại Việt Nam, ở thôn Trát Cầu, xã Tiền Phong, Thường Tín, Hà Tây, có gần 1.000 hộ, hầu hết đều theo nghề làm chăn bông. Ngoài nguyên liệu chính từ hoa bông tự nhiên người dân ở đây còn xơ vải vụn thành bông để dệt nên những tấm chăn, gối .
    Vùng Phú Thọ Hòa thuộc quận nghèo Tân Phú – Tp.Hồ Chí Minh lại nổi tiếng với "chợ" chuyên buôn bán vải vụn dọc hai bên đường Phú Thọ Hòa. Đối với bất cứ người "ngoại đạo" nào được cho không vải vụn, chẳng ai muốn nhận. Còn dân trong nghề dùng như nguyên liệu chính để làm ra sản phẩm hữu ích cho xã hội. Loại vải mảnh to được chọn ra từng miếng thích hợp cắt ra những bộ phận thân, tay, túi áo, ống quần .

    Qua bàn tay khéo léo của những thợ nhà cặm cụi đạp máy may ghép thành những bộ đồ bé gái, quần áo bé trai. Cũng từ các cơ sở kinh tế gia đình này, vải đầu thừa đuôi thẹo to hay vừa mảnh được may ghép thành áo gối, khẩu trang, mạng che mặt, nón kết, khăn lau nhà bếp, vỏ chăn . Sản phẩm được đem đi tiêu thụ dưới dạng ""hàng chợ"" rất rẻ tiền, phù hợp mức sống giới bình dân. Loại vải quá vụn cũng được tận dụng đan kết thành những tấm thảm lót sàn để chà chân, những tấm rễ lót nồi to nhỏ
    II. ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ VẢI VỤN CHO


    CÁC NGÀNH DỆT MAY Ở ĐÀ NẴNG VÀ VIỆT NAM
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...