Chuyên Đề Vai trò, vị trí của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác cải cách về tư pháp (Tham khảo làm luận vă

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước là một vấn đề phức tạp. Trên thế giới, mỗi quốc gia có cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực riêng cho nhà nước của mình. Đối với hầu hết các nhà nước tư sản đều tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước theo học thuyết tam quyền phân lập. Theo đó, quyền lực nhà nước được phân chia thành ba nhánh độc lập, giao cho ba hệ thống cơ quan khác nhau thực hiện, trong khi thực hiện quyền lực có sự đối trọng và chế ước lẫn nhau. Ở những nước này không có cơ quan Viện kiểm sát nhân dân, mà chỉ có cơ quan Viện công tố và cơ quan này cũng không phải là một hệ thống độc lập mà nó có thể nằm trong Tòa án hoặc chịu sự quản lý của Bộ Tư pháp hay của Chính phủ. Chức năng cơ bản của Viện công tố của các nước này là đưa kẻ phạm tội ra trước Tòa án và thực hiện sự buộc tội đối với hành vi phạm tội của người đó.
    Đối với các nước tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước theo học thuyết tập quyền (Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc nhóm này) thì tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua cơ quan đại diện của mình là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Trong bộ máy nhà nước của các quốc gia này tồn tại một hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân có vị trí độc lập, trực thuộc Quốc hội. Viện kiểm sát nhân dân được giao chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật.
    Xem xét vị trí của Viện kiểm sát nhân dân trên phương diện trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nước khác trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo qui định của pháp luật hiện hành có thể thấy vị trí của Viện kiểm sát nhân dân với các cơ quan nhà nước khác như sau:
    Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân với Quốc hội: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất. Quốc hội thành lập ra Viện kiểm sát nhân dân và giao cho Viện kiểm sát nhân dân chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Quốc hội thực hiện việc giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước, trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Quốc hội.
    Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân với Chính phủ: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Như vậy, Chính phủ và Viện kiểm sát nhân dân đều là những cơ quan do Quốc hội thành lập, nhưng đây là hai hệ thống cơ quan độc lập về tổ chức bộ máy, biên chế và chức năng, nhiệm vụ. Tuy nhiên, để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, Chính phủ và Viện kiểm sát nhân dân phải có cơ chế phối hợp tốt để thực hiện các mục tiêu chung của đất nước.
    Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân với Tòa án nhân dân: Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân là các cơ quan tư pháp do Quốc hội thành lập và được Quốc hội giao cho các chức năng khác nhau. Viện kiểm sát nhân dân độc lập với Tòa án nhân dân về tổ chức bộ máy và biên chế. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật quá trình xét xử, thi hành án hình sự của Tòa án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, các vụ án hành chính và các việc khác theo qui định của pháp luật.
    Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân địa phương với các cơ quan chính quyền địa phương và Hội đồng nhân dân cùng cấp: Viện kiểm sát nhân dân là hệ thống cơ quan do Quốc hội thành lập, thừa hành quyền lực từ Quốc hội, không thừa hành quyền lực từ chính quyền địa phương. Viện kiểm sát nhân dân địa phương độc lập với cơ quan chính quyền địa phương về tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính và độc lập về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Viện kiểm sát nhân dân địa phương thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát cấp trên. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp, chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp, trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp về các công việc có liên quan.
    Là một cơ quan trong hệ thống các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước, Viện kiểm sát nhân dân cũng phải tuân theo những nguyên tắc chung về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Bên cạnh đó, xuất phát từ tính chất và nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan bảo vệ pháp chế, Viện kiểm sát nhân dân còn được tổ chức và hoạt động theo một nguyên tắc đặc thù, đó là nguyên tắc lãnh đạo tập trung thống nhất trong ngành. Nguyên tắc lãnh đạo tập trung thống nhất đã chi phối nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các địa phương chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Do đó, hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...