Tiểu Luận Vai trò và ý nghĩa quyết định của chủ nghĩa Mác Lênin đối với sự hình thành và phát triển tư tưởng H

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vai trò và ý nghĩa quyết định của chủ nghĩa Mác Lênin đối với sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

    Nội dung

    1.Con đường đến với chủ nghiã Mác Lênin của Hồ Chí Minh

    Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa Bác theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý Luận Mác - Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần Bác hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ.

    Từ khi học thuyết Mác-Lê nin ra đời đến nay đã có nhiều người tiếp cận, nhưng không phải ai cũng thành công, thậm chí có người còn phản bội lại nó. Điều đó phụ thuộc vào phẩm chất cá nhân của từng người. Hồ Chí Minh đã đến và tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê nin bằng con đường riêng của mình.

    Con đường đến với chủ nghĩa MácLênin của Hồ Chí Minh: Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên, đó là hành động đáp ứng nhu cầu của lịch sử dân tộc và xu thế thời đại, một tất yếu lịch sử

    * Sang phương Tây

    Hồ Chí Minh lớn lên khi tiếng súng của phong trào Cần Vương đã tắt. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám cũng kết thúc trong sự thất bại. Con đường cứu nước Việt Nam chuyển dần sang một hướng mới mà nhiều người kỳ vọng. Đó là con đường chịu ảnh hưởng ý thức hệ tư sản, với lãnh tụ nổi tiếng là Phan Bội Châu. Lúc bấy giờ không ít thanh niên Việt Nam lên đường sang Nhật trong phong trào Đông du của chí sĩ họ Phan. Nhưng Nguyễn Tất Thành đã từ chối. Người chọn một hướng đi mới: sang phương Tây.

    Tại sao sang Phương Tây? Phương Tây có gì hấp dẫn? Câu trả lời được tìm thấy ngay trong lời kể của Người: "Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái ( ). Và từ thưở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau ba chữ ấy"1. Thế là Người sang phương Tây, sang Pháp, "đến tận hang ổ của kẻ xâm lược để xem nước Pháp và các nước khác làm ăn như thế nào rồi trở về giúp đồng bào. Đây là điểm mới rất quan trọng thể hiện bản lĩnh độc lập và tư duy sáng tạo của Nguyễn Tất Thành"2. Và mục đích sang phương Tây của Người cũng khác với những người đi ra nước ngoài khác. Cụ Phan Chu Trinh cũng đã nhiều năm sống ở Pa-ri nhưng không phát hiện được bản chất của chủ nghĩa thực dân, Cụ vẫn đặt niềm tin vào con đường "ỷ Pháp cầu tiến". Còn Nguyễn Tất Thành sang phương Tây là để khảo sát, nghiên cứu, "xem người ta làm thế nào", chứ không phải đi cầu viện. Chính vậy, Người đã hiểu rất sâu sắc bản chất của chủ nghĩa thực dân. Đây là điểm khác biệt đầu tiên của Hồ Chí Minh so với những nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và đương thời trong việc tìm đường cứu nước.

    * Bằng lao động của chính mình và đi vào quần chúng

    Một sự độc đáo nữa của Hồ Chí Minh là Người ra đi nước ngoài không phải bằng một sự trợ giúp nào. Cụ Phan Chu Trinh sang Pháp nhờ vào Hội nhân quyền của Pháp. Cụ Phan Bội Châu sang Nhật nhờ vào lòng "hằng tâm hằng sản" của nhiều người. Còn Nguyễn Tất Thành ra đi bằng chính sức lao động của mình. Người chấp nhận cuộc đời lao động chân tay rẻ mạt của một người vô sản làm thuê để kiếm sống. Và bằng con đường "vô sản hóa" đó, Người đã đặt chân lên hầu khắp các lục địa - điều mà chưa một nhà cách mạng nào cho đến lúc bấy giờ làm được. Các Mác, Lê nin dù có đi nhiều nơi, nhưng cũng chưa đến phương Đông. Chủ tịch Mao Trạch Đông
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...