Luận Văn Vai trò và trách nhiệm của quốc hội đối với đầu tư công

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA QUỐC HỘI ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ CÔNG








    Quy định của pháp luật về vai trò và trách nhiệm của Quốc hội đối với
    đầu tư công


    Giám sát đầu tư công bao gồm giám sát việc sử dụng các nguồn vốn của nhà nước đầu tư vào các công trình, dự án kinh tế - xã hội. Hàng năm, đầu tư công được thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách chiếm tỷ lệ khoảng trên 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Vấn đề quan trọng là làm thế nào để tăng cường hoạt động giám sát nhằm quản lý, chống thất thoát và lãng phí trong đầu tư công. Quy định của pháp luật về vai trò, trách nhiệm giám sát của Quốc hội trong đầu tư công được thể hiện trong Hiến pháp và các luật có liên quan đến NSNN và đầu tư công.


    Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi), khoản 4 Điều 84 quy định “Quốc hội quyết định ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương”.


    Luật tổ chức Quốc hội (2001), Điều 1 của Luật tổ chức Quốc hội quy định “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước”. Điều 2 của Luật quy định Quốc hội “quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế”.


    Luật về hoạt động giám sát của Quốc hội (2003) quy định chức năng giám sát của Quốc hội. Theo đó, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao của mình tại kỳ họp Quốc hội trên cơ sở hoạt động giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội.


    Tại điều 3, về thẩm quyền giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội quy định “Quốc hội giám sát hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao”.


    Luật tổ chức Chính phủ (2001), Điều 9 chỉ rõ Chính phủ: “ Xây dựng dự
    án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, năm năm,

    hàng năm trình Quốc hội; chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đó; Trình Quốc hội dự toán ngân sách nhà nước, dự kiến phân bổ ngân sách trung ương và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương, tổng quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm; tổ chức và điều hành thực hiện ngân sách nhà nước được Quốc hội quyết định; Quyết định chính sách cụ thể, các biện pháp về tài chính, tiền tệ, tiền lương, giá cả; ”.


    Luật quản lý nợ công (2009), quy định Quốc hội “quyết định mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn năm năm nhằm bảo đảm chỉ tiêu an toàn về nợ. Quyết định tổng mức, cơ cấu vay và trả nợ hàng năm của Chính phủ gắn với dự toán ngân sách nhà nước. Quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia từ nguồn vốn vay của Chính phủ. Giám sát việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công”.


    Luật Ngân sách nhà nước 2002, Điều 15 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội đối với NSNN bao gồm: quyết định dự toán ngân sách nhà nước chi tiết theo các lĩnh vực chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ và viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách; quyết định các dự án, các công trình quan trọng quốc gia được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước; giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, nghị quyết của Quốc hội về ngân sách nhà nước, các dự án và công trình quan trọng quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các dự án và công trình xây dựng cơ bản quan trọng khác Bên cạnh đó, việc giám sát của Quốc hội còn được thực hiện dựa trên quy định của một số luật chuyên ngành như Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng


    Tóm lại, theo các quy định hiện hành thì cơ sở pháp lý về vai trò, trách nhiệm giám sát đầu tư công của Quốc hội rất rõ ràng. Căn cứ các quy định của pháp luật như đã trình bày ở trên, Quốc hội có toàn quyền thực hiện giám sát đầu tư công.


    Quốc hội thể hiện vai trò và trách nhiệm giám sát đầu tư công
    Tại các diễn đàn của Quốc hội, vấn đề hiệu quả đầu tư công nói riêng và kết quả chi ngân sách nói chung, các vi phạm quy định của pháp luật trong đầu tư công đang đặt ra yêu cầu tăng cường vai trò và trách nhiệm của Quốc hội trong việc giám sát đầu tư công. Từ những quy định khung như đã trình bày ở trên, khi thực hiện giám sát đầu tư công, Quốc hội cần chú ý tới toàn bộ quá trình thực hiện đầu tư, từ việc lập và giao kế hoạch đầu tư công, phê duyệt chương trình, dự án đầu tư công và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đó. Trong thực tế, thông qua các cơ quan chuyên môn của mình, Quốc hội mới chỉ thực hiện giám sát đầu tư công ở cấp độ vĩ mô, chưa vào sâu được tới được các công trình, dự án cụ thể. Ngay cả các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, việc giám sát định kỳ hàng năm cũng chỉ tập trung vào một số mục tiêu nhất định.


    Ví dụ, từ khía cạnh giám sát chấp hành chi NSNN, Quốc hội có thể thấy rõ tình trạng bố trí vốn đầu tư cho nhiều dự án chưa đúng với quy hoạch, kế hoạch

    được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chưa đủ thủ tục, chưa căn cứ vào nguồn lực và còn dàn trải; nhiều dự án đầu tư triển khai chậm, kéo dài thời gian thực hiện, làm giảm hiệu quả vốn đầu tư từ NSNN; tiến độ giải ngân vốn hàng năm còn thấp so với dự toán đã bố trí do công tác giải phóng mặt bằng, đấu thầu thực hiện chậm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...