Luận Văn Vai trò và tầm quan trọng của hậu phương trong chiến tranh

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    166
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Trong chiến tranh, bên nào có sức mạnh áp đảo thì bên đó giành thắng lợi. Muốn có sức mạnh thì ngoài yếu tố binh khí, kĩ thuật, tư tưởng, con người . còn phải kể đến một nhân tố có vai trò hết sức quan trọng là hậu phương của cuộc chiến tranh. Sự chi viện của hậu phương cho tiền tuyến là một yếu tố thường xuyên quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh, vì hậu phương là nơi xây dựng và dự trữ tiềm lực của chiến tranh về cả mặt chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá và khoa học kĩ thuật, là nơi chi viện nhân lực, vật lực, là chỗ dựa tinh thần cho tiền tuyến. Muốn đánh thắng địch ở tuyền tuyến thì phải có hậu phương vững mạnh về mọi mặt. Việc xây dựng hậu phương là một vấn đề có tính chất chiến lược và quyết định sống còn đối với thắng lợi của toàn bộ cuộc chiến. Đó là qui luật của các loại chiến tranh từ xưa đến nay.
    Nắm vững qui luật đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tranh thủ mọi thời gian, điều kiện vật chất để chuẩn bị hậu phương cho chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc. Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa đánh giặc, vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng căn cứ địa hậu phương là một chủ trương chiến lược đúng đắn, sáng tạo của Đảng, phản ánh một trong những đặc trưng của cách mạng Việt Nam. Việc xây dựng, củng cố hậu phương trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ luôn luôn được Đảng nhìn nhận một cách đúng đắn và đặt lên hàng đầu. Đảng đã xây dựng, củng cố hậu phương trong mọi tình huống của cuộc chiến, làm cho hậu phương có sức sống và phát triển trong hoàn cảnh gay go, khó khăn nhất, trong khi chính nó cũng phải trực tiếp chiến đấu quyết liệt với kẻ thù.
    Dân tộc ta thắng những kẻ thù mạnh hơn gấp nhiều lần bởi vì chúng ta có nhân dân anh hùng, có sự lao động sáng tạo, tài năng và trí tuệ của Đảng, có hậu phương lớn tập trung sức người, sức của, động viên tinh thần tuyến tuyến lớn đánh thắng kẻ thù. Do vậy, việc nghiên cứu chủ trương xây dựng hậu phương của Đảng, để qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm, phục vụ cho công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều thuận lợi cũng như khó khăn mới, sẽ góp phần đắc lực vào nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam XHCN.



    NỘI DUNG
    I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA HẬU PHƯƠNG TRONG CHIẾN TRANH.

    Hậu phương hiểu theo nghĩa nghĩa hẹp: “là nơi đối xứng với tiền tuyến, có sự phân biệt rạch ròi bằng yếu tố không gian, là lãnh thổ ngoài vùng chiến sự, phía sau chiến tuyến, có dân cư và tiềm lực mọi mặt, nhất là về nhân lực, vật lực. Là nơi xây dựng và huy động sức người, sức của, đáp ứng nhu cầu của lực lượng vũ trang ngoài tiền tuyến” {14.Tr. 231}.
    Theo nghĩa rộng, đây là chỗ dựa để tiến hành chiến tranh, nơi cung cấp sức người, sức của cho chiến tranh, không phân biệt rạch ròi với tuyền tuyến về mặt không gian.
    Như vậy, có thể thấy ngay rằng trong các cuộc chiến tranh, hậu phương là một trong những điều kiện cơ bản quyết định thắng bại, được thua của hai bên tham chiến. Chiến tranh phải dựa vào hậu phương hùng mạnh. Quân đội nào tách khỏi hậu phương thì không thể giành thắng lợi trong chiến tranh, không thể tồn tại được. Trong lịch sử quân sự, các nhà quân sự lỗi lạc và những người thầy vĩ đại của cách mạng vô sản – Mác, Ăng ghen, Lê-nin đều nhấn mạnh đến vai trò của hậu phương vững chắc, có tổ chức. Ăng ghen đã viết: “Toàn bộ việc tổ chức và phương thức chiến đấu của quân đội và do đó thắng lợi, thất bại đều tỏ ra là phụ thuộc vào những điều kiện vật chất, nghĩa là điều kiện kinh tế, vào chất liệu của con người và của vũ khí, nghĩa là vào chất lượng và số lượng của cư dân và của cả kĩ thuật” {6.Tr. 242}
    Còn Lê-nin thì cho rằng: “ Trong chiến tranh, ai có nhiều lực lượng hậu bị hơn, ai có nhiều nguồn lực, ai kiên trì đi sâu vào quần chúng nhân dân hơn, thì người đó thu được thắng lợi”{1.Tr.84}
    Và: “ Muốn tiến hành chiến tranh một cách thực sự, phải có một hậu phương có tổ chức vững chắc, một đội quân giỏi nhất, những người trung thành nhất với sự nghiệp cách mạng cũng đều lập tức bị kẻ thù tiêu diệt, nếu họ không được vũ trang, tiếp tế lương thực và huấn luyện đầy đủ” {2.Tr. 497}.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng: “khi có chiến tranh, phải huy động và tổ chức tất cả các lực lượng trong nước để chống giặc” {4.Tr. 474}.
    Ngoài ra, đề cập đến những yếu tố cụ thể quyết định sức mạnh của hậu phương, Mác và Ăngghen, Lê-nin, đều đã đánh giá cao nhân tố chính trị-tinh thần, đồng thời cũng nhấn mạnh đến yếu tố trang bị vũ khí. Xtalin khi bàn đến sự thử thách khắc nghiệt của chiến tranh đã nói: “lịch sử chiến tranh dạy rằng, chỉ có những nước nào mạnh hơn đối phương của mình về mặt phát triển và tổ chức kinh tế, về kinh nghiệm, tài nghệ và tinh thần chiến đấu của quân đội, về tinh thần kiên cường và đoàn kết của nhân dân trong suốt cả quá trình chiến tranh thì mới chịu đựng được sự thử thách đó” {17.Tr. 113}.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Lênin toàn tập- tập 30, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    2. Lênin toàn tập- tập 35. NXB Sự thật, Hà Nội.
    3. Lênin toàn tập- tập 36. NXB Sự thật, Hà Nội.
    4. Hồ Chí Minh toàn tập (1996), Nxb CTQG, Hà Nội.
    5. Văn kiện Đảng tập 1(1960) Nxb Sự thật, Hà Nội.
    6. Mác-Ănghen (1977), Về mối quan hệ giữa kinh tế hậu phương, chiến tranh và quân đội, Nxb QĐND. Hà Nội.
    7. Lênin- Xtalin (1966), Tầm quan trọng của hậu phương trong chiến tranh cách mạng, Nxb Sự thật. Hà Nội.
    8. Lê Duẩn (1965), Ta nhất định thắng, định nhất định thua, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    9. Trường Chinh (1966), Bàn về chiến tranh nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb QĐND, Hà Nội.
    10. Võ Nguyên Giáp (1994), Những chặng đường lịch sử, Nxb CTQG, Hà Nội.
    11. Nghị quyết BCH TW Đảng khoá II-tháng 1/1959 (1959), Nxb Sự thật, Hà Nội.
    12. Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ 7, Văn kiện Đảng, tập 9.
    13. Báo cáo chính trị BCH TW Đảng tại Đại hội ĐB toàn quốc lần thứ IV (1997), Nxb CTQG, Hà Nội.
    14. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1998), tập 1, Nxb Từ điển. Hà Nội.
    15. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam tập 1 (1995), Nxb CTQG. Hà Nội.
    16. Niên giám thống kê (1975), Nxb Thống kê. Hà Nội.
    17. Về cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Liên Xô (1965), Nxb QĐND. Hà Nội.
    18. Trường Chinh (1964), Kháng chiến nhất định thắng lợi, Nxb Sự thật, Hà Nội.

    Luận văn chia làm 3 chương
     
Đang tải...