Luận Văn Vai trò và nội dung của hoạt động xuất khẩu.

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG .
    KHOA .

    -----š›&š›-----



    Báo cáo tốt nghiệp

    Đề tài:



    VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU.
























    mục lục

    c) Lựa chọn đối tác buôn bán: 19
    - Khả năng vốn và cơ sở vật chất của họ. 19
    - Uy tín và mối quan hệ trong kinh doanh của họ. 19
    d) Nghiên cứu giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới: 19
    - Giá cả các hàng hoá cạnh tranh. 20
    Ngoài ra các doanh nghiệp còn phải xem xét đến các quy định của chính phủ nước chủ nhà và nước xuất khẩu để có thể định giá sản phẩm đáp ứng đòi hỏi của các quy định này. 20
    Khi định giá cần tuân thủ các bước: 20
    - Bước 1: Phân tích chi phí. 20
    - Bước 2: Phân tích, dự đoán thị trường. 20
    - Bước 3: Vùng giá và các mức giá dự kiến. 20
    - Bước 4: Lựa chọn giá tối đa. 20
    - Bước 5: Xác định cơ cấu giá. 20
    - Bước 6: Báo giá cho khách hàng. 20
    Nghiên cứu giá cả được coi là vấn đề chiến lược vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp. Định giá đúng sẽ đem lại thắng lợi cho nhà xuất khẩu, tránh cho họ những rủi ro và thua lỗ. 20
    e) Thanh toán trong thương mại quốc tế: 20
    1.4 Đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng: 25
    a) Các hình thức đàm phán. 25
    Đàm phán là việc bàn bạc trao đổi với nhau về các điều kiện mua bán giữa các nhà doanh nghiệp xuất nhập khẩu để đi đến ký kết hợp đồng. Thường có các hình thức sau: 25

    b) Hợp đồng kinh tế về xuất khẩu hàng hoá: 26
    - Chủ thể ký kết hợp đồng phải là người có đủ thẩm quyền ký kết. 27
    2.1.1Thuế quan. 28
    Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan của Việt Nam 46
    Tổngvốn. 49
    Chỉ tiêu. 52
    Kế hoạch. 52
    Thực hiện. 52
    I. Xuất khẩu. 52
    II. Nhập khẩu. 52
    Năm 53

    CHƯƠNG I
    VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU.
    I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU.
    1. Khái niệm
    Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với cả hai quốc gia.
    Cơ sở của hoạt động xuất khẩu hàng hoá là hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá giữa các nước. Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi thì các quốc gia đều quan tâm và mở rộng hoạt động này.
    Thực tế cho thấy, nếu mỗi quốc gia chỉ đóng cửa nền kinh tế của mình, áp dụng phương thức tự cung tự cấp thì không bao giờ có cơ hội để vươn lên, củng cố thế lực của mình trên trường quốc tế và nâng cao đời sống nhân dân.
    Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương đã xuất hiện rất lâu đời và ngày càng phát triển. Tuy hình thức cơ bản là trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các nước nhưng hiện nay nó đã được biêủ hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
    Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến xuất khẩu hàng hoá phục vụ sản xuất, từ máy móc thiết bị cho đến các công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục tiêu là đem lại lợi ích cho các quốc gia.
    Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về điều kiện không gian lẫn điều kiện thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong một hai ngày hoặc kéo dài hàng năm, có thể được tiến hành trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.

    2.TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
    Hoạt động xuất khẩu là một tất yếu của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế. Do những điều kiện khác nhau, mỗi quốc gia có thế mạnh về lĩnh vực này nhưng lại yếu về lĩnh vực khác. Để có thể dung hoà được nguy cơ và lợi thế, tạo ra được sự cân bằng trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau, bán những gì mình thừa và những gì mình thiếu.
    Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu không nhất thiết chỉ diễn ra giữa những quốc gia có lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác mà các quốc gia thua thiệt hơn về tất cả các điều kiện như: nhân lực, tài chính, tài nguyên thiên nhiên, công nghệ thông qua hoạt động trao đổi thương mại quốc tế cũng sẽ thu được những lợi ích, tạo điều kiện phát triển nền kinh tế nội địa.
    Tính tất yếu của hoạt động xuất khẩu đã được chứng minh rất rõ qua lý thuyết về lợi thế so sánh của nhà kinh tế học David Ricardo.
    Theo quy luật lợi thế so sánh, nếu một nước có hiệu quả thấp hơn so với các nước khác trong việc sản xuất hầu hết các loại sản phẩm vẫn cần phải tham gia hoạt động thương mại quốc tế vì có thể tạo ra lợi ích không nhỏ mà nếu bỏ qua quốc gia có thể mất cơ hội phát triển. Nói cách khác, trong những điểm bất lợi nhất vẫn có thể tìm ra điểm có lợi để khai thác. Khi tiến hành xuất khẩu, một quốc gia có hiệu quả thấp trong việc sản xuất ra tất cả các loại hàng hoá sẽ có thể chuyên môn hoá vào sản xuất loại hàng hoá ít bất lợi nhất để trao đổi với các quốc gia khác và nhập về những loại hàng hoá mà việc sản xuất nó là bất lợi nhất để tiết kiệm được các nguồn lực của mình và thúc đẩy sự phát triển của sản xuất trong nước
    Mô hình của nhà kinh tế David Ricardo với các giả thiết được đơn giản hoá như sau:
    + Thế giới chỉ có hai nước chẳng hạn là Việt Nam và Mỹ. Hai quốc gia này chỉ sản xuất hai chủng loại hàng hoá là vải và máy vi tính. Mỗi quốc gia chỉ có lợi thế về sản xuất một mặt hàng. Mỹ có lợi thế về sản xuất máy vi tính và Việt Nam có lợi thế sản xuất vải.
    + Yếu tố sản xuất duy nhất là lao động có thể tự do di chuyển trong một nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...