Tiểu Luận Vai trò tổ chức và quản lí kinh tế của nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Vai trò tổ chức và quản lí kinh tế của nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa

    Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa là những phương diện hoạt động cơ bản của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp, ý nghĩa xã hội, mục đích và nhiệm vụ của nhà nước trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
    Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa là những mặt hoạt động được đặt ra xuất phát từ những yêu cầu khách quan, gắn liền với sự tác động và phát triển của nhà nước. Về nguyên tắc, chức năng của các nhà nước xã hội chủ nghĩa đều giống nhau. Nhưng do mỗi nước có những đặc điểm và hoàn cảnh không hoàn toàn giống nhau cho nên trong mỗi nước các chức năng của nhà nước cũng cơ những đặc điểm khác nhau về mức độ, phạm vi, tầm quan trọng và phương pháp tổ chức thực hiện. Trong quá trình phát triển của nhà nước xã hội chủ nghĩa, phụ thuộc vào tình hình thực tiễn của cách mạng mỗi nước, các chức năng của nhà nước sẽ có những thay đổi nhất định và có thể xuất hiện những chức năng mới.
    Ở Việt Nam, từ khi thành lập nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên sau Cáah mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, Đảng và Nhà nước luôn luôn chú trọng công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân. Qua Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và xu thế phát triển là không thể đảo ngược được nhưng nguy cơ, thách thức vẫn còn rất lớn. Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định những định hướng cơ bản cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong chặng đường tiếp theo và trên cơ sở đó Nhà nước thể chế hoá đường lối chính trị của Đảng thành pháp luật để quản lí kinh tế - xã hội. Tuy thế, đường lối của Đảng không thể thay thế cho pháp luật và quá trình thể chế hoá cũng không phải là sự “luật hoá” một cách đơn giản mà cần phải căn cứ và thấu suốt những quan điểm lí luận về bản chất, chức năng của nhà nước và pháp luật trong các mối quan hệ đa dạng, nhiều chiều của sự vận động , biến đổi không ngừng của đời sống kinh tế - xã hội. Qua đây, có thể thấy hiện nay vấn đề chức năng của nhà nước nói chung và chức năng tổ chức và quản lí kinh tế của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam nói riêng đang là vấn đề mang tính cấp thiết cả về lí luận và thực tiễn. Chức năng tổ chức và quản lí kinh tế là một trong những chức năng đối nội, là chức năng cơ bản đặc thù của nhà nước CHXHCN, trong đó có nhà nước CHXHCN Việt Nam



    MỤC LỤC

    I) Một số khái niệm cơ bản 1
    II) Vai trò tổ chức và quản lí kinh tế của nhà nước Việt Nam XHCN 1
    1) Vai trò tổ chức và quản lí kinh tế của nhà nước Việt Nam XHCN trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung 1
    2)Vai trò tổ chức và quản lí kinh tế của nhà nước Việt Nam XHCN trong nền kinh tế thị trường 3
    3) Kết luận chung 4
    III) Đối tượng, phạm vi nội dung hoạt động kinh tế cần được Nhà nước tổ chức và quản lí 4
    1) Đối tượng 4
    2) Giới hạn hoạt động 7
    3) Nội dung và phương thức thực hiện 7
    IV) Các công cụ tổ chức và quản lí kinh tế của nhà nước CHXHCN Việt Nam 11
    1) Công cụ thể hiện mục tiêu tổ chức và quản lí: 11
    2) Công cụ thể hiện chuẩn mực xử sự, hành vi trong các quan hệ kinh tế: 11
    3) Công cụ thể hiện các tư tưởng, quan điểm của nhà nước trong việc điều chỉnh các hoạt động của nền kinh tế: 12
    4) Các công cụ vật chất thuần túy: 12
    5) Công cụ để sử dụng các công cụ nói trên: 12
    V) Thực trạng chức năng tổ chức và quản lí kinh tế của nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay 12
    1) Mấy nét khái quát về những thành tựu 12
    2) Những tồn tại và bất cập 13
    3) Phương hướng nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng tổ chức và quản lí kinh tế của nhà nước CHXHCN Việt Nam 14
    VII) Kết luận 16
    VIII) Danh mục tài liệu tham khảo 17
     
Đang tải...