Tài liệu Vai trò quyết định của hậu phương lớn miền bắc đối với tiền tuyến lớn miền nam trong kháng chiến chố

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH CỦA HẬU PHƯƠNG LỚN MIỀN BẮC ĐỐI VỚI TIỀN TUYẾN LỚN MIỀN NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1954 – 1975)
    Nguyễn Quốc Huy – CĐVNHK08

    Khi bàn về chiến tranh cách mạng, Lênin có một luận điểm nổi tiếng: “Muốn tiến hành chiến tranh một cách nghiêm chỉnh phải có một hậu phương tổ chức vững chắc”. Hậu phương và tiền tuyến có mối quan hệ vô cùng mật thiết. Hậu phương mạnh thì tiền tuyến mạnh. Tiền tuyến đánh thắng sẽ bảo vệ được hậu phương, động viên và tạo điều kiện thuận lợi để hậu phương cũng cố và xây dựng. Ngược lại, việc xây dựng hậu phương vững mạnh có tác dụng quyết định đến thắng lợi ở tiền tuyến.
    Như chúng ta đã biết, sau hiệp định Giơnevơ đất nước bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị – xã hội khác nhau. Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng đã hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đang tiến hành cách mạng XHCH và xây dựng CNXH. Đó là một chuyển biến cực kì trọng yếu quyết định phương hướng phát triển của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Trong khi đó, Miền Nam nước ta còn bị đặt dưới ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai Ngô Đình Diệm, nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chưa hoàn thành. Nằm trong nhiệm vụ chiến lược chung của cả dân tộc – nhằm chấm dứt tình trạng dất nước bị chia cắt, Đảng đã xác định Miền Bắc là hậu phương lớn và Miền Nam là tiền tuyến lớn. Miền Bắc tiến lên CNXH, thực hiện cải tạo CNXH và bước đầu phát triển kinh tế, xã hội, làm cơ sở tiền đề vững chắc cho cách mạng miền Nam phát triển. Miền Bắc –hậu phương lớn, có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước, đối với sự nghiệp thống nhất đất nước. Vì thế, Miền Bắc phải có mối quan hệ gắn bó, phối hợp với miền Nam tạo điều kiện cho nhau phát triển. Thắng lợi giành được ở mỗi miền là thắng lợi chung cho cách mạng hai miền.
    Ngay sau khi hiệp đinh Giơnevơ về Đông Dương được kí (7/1954), Mĩ đã tiến hành chiến lược chiến tranh đặc biệt (1960 – 1965), chiến tranh cục bộ (1965 – 1968). Đến năm 1968, khi bước vào Nhà Trắng, Nichxơn đề ra chiến lược toàn cầu mang tên mình – “Học thuyết Nichxơn”, Học thuyết này thực hiện đầu tiên ở miền Nam Việt Nam với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Trong khi đó, ở Miền Nam lúc này quân và dân ta gặp không ít khó khăn về vũ khí, lương thực thực phẩm, lực lượng chiến đấu . Để giữ vững và phát triển phong trào tấn công địch Đảng và Hồ Chí Minh đã xác định: xây dựng miền Bắc thật sự “vững mạnh và tiến bộ”, “thiết thực chiếu cố miền Nam”, “là nền tảng là gốc rễ của lực lượng đấu tranh”,“Miền Bắc là chỗ đứng của ta. Bất kể trong tình hình nào, miền Bắc cũng phải củng cố”, “Muốn thực hiện cương lĩnh của Mặt Trận, thì chúng ta phải ra sức cũng cố Miền Bắc về mọi mặt, .Nền có vững, nhà mới chắc, gốc có mạnh, cây mới tốt”. Thực hiện chủ trương chi viện lực lượng, vật chất cho miền Nam, ngay từ tháng 7 năm 1954, Trung ương Đảng đã quyết định thành lập đoàn vận tải trên biển Đông, đặt tên là Đoàn 759. Bộ Chính trị cũng quyết định tổ chức tuyến giao liên vận tải quân sự trên bộ và trên biển (sau này là tuyến đường Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh trên biển)để vận chuyển hàng quân sự vào miền Nam, tổ chức đưa cán bộ, bộ đội, chuyển công văn, tài liệu đi lại giữa hai miền. Như vậy, ngay từ đầu Đảng và nhà nước đã nhận thấy được tầm quan trọng, vai trò quyết định của hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn Miền Nam. Đây là một đường lối hoàn toàn đúng đắn của Đảng.
    Từ khi hòa bình lập lại, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta ở miền Bắc đã khắc phục mọi khó khăn gian khổ, hoàn thành cải tạo ruộng đất, kết thúc thắng lợi thời kì khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và hăng hái thi đua ra sức thực hiện kế hoạch nhà nước “3 năm”, “5 năm”, cải tạo kinh tế, phát triển kinh tế, văn hoá, văn hoá để nâng cao thêm một bước đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân và hơn hết làm nhiệm vụ hậu phương chi viện cho miền Nam, cùng miền Nam hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc từ đó làm cơ sở vững chắc cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
    Miền Bắc khẩn trương tổ chức động viên sức người, sức của nhằm chi viện nhanh chóng, kịp thời, liên tục đáp ứng yêu cầu của chiến trường miền Nam trong các cuộc tiến công và nổi dậy.Công tác động viên lực lượng ở miền Bắc được thực hiện trên quy mô lớn nhằm tăng cường hơn nữa sức mạnh chiến đấu cho quân đội, đáp ứng yêu cầu bổ sung quân số cho chiến trường miền Nam. Thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chí Minh “Mỗi người làm việc bằng hai”, “vì miền Nam ruột thịt” nhân dân miền Bắc từ thành thị tới nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược, đã hăng hái thi đua lao động sản xuất, tiết kiệm tiêu dùng, chi viện cao nhất cho đồng bào và chiến sĩ Miền Nam. Khẩu hiệu “Tay cày tay súng” với các phong trào thi đua như “Sóng Duyên Hải” trong công nghiệp, “Gió Đại Phong” trong nông nghiệp, “Cờ Ba Nhất” trong lực lượng vũ trang, “Hai tốt” trong trường học, “Thầy thuốc như mẹ hiền” trong ngành y tế, “Ba cải tiến” trong các cơ quan, “Ba đảm đang” trong phụ nữ, “Ba sẵn sàng” trong thanh niên phát triển rộng khắp, trở thành cao trào.
    “Trong 15 năm qua Miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới” (Hồ Chí Minh). Miền Bắc đã tạo cơ sở mới về chính trị, kinh tế, quốc phòng để chi viện lực lượng và vật chất cho miền Nam. Với chế độ chính trị ưu việt, với lực lượng kinh tế và quốc phòng lớn mạnh cùng với sự hậu thuẫn của quốc tế Miền Bắc đã trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng Việt Nam trong cả nước, tạo tiền đề cho cách mạng miền Nam Việt Nam chuyển hướng, giúp miền Nam vượt qua muôn vàn khó khăn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...