Luận Văn Vai trò quản lý của nhà nước về hoạt động xuất khẩu lao động

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 2


    Vai trò quản lý của nhà nước về hoạt động xuất khẩu lao động


    1. Khái niệm
    Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động là sự tác động của nhà nước thông qua các chính sách để điều chỉnh công tác tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo và giáo dục định hướng quan hệ lao động, thannh lý hợp đồng trong hoạt động xuất khẩu lao động nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
    2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động
    2.1 Xuất phát từ vấn đề kinh tế
    Theo thống kê của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), khoản thu nhập của người lao đông của nước ngoài mỗi năm đạt tới 65,5 tỷ USD, trong khi đó hàng năm tổng các khoản viện trợ chính thức (ODA) chỉ đạt mức 51 tỷ USD. Người đi làm việc ở nước ngoài thường có mức thu nhập bình quân cao hơn trong nước từ 6 đến 10 lần. Chênh lệch về thu nhập là nguyên nhân khiến nhiều nước tận dụng mọi thời cơ đưa lao động đi làm việc ở nước
    ngoài. Tại Việt Nam cùng với việc chuyển sang nền kinh tế thị trường, trong hơn 10 năm (1991 - hết tháng 6/2003) theo cơ chế mới đã đưa được gần 250.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đem lại thu nhập hàng năm 1 -1,5 tỷ USD. Xuất khẩu lao động làm tăng ngân sách quốc gia, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần giải quyết việc làm trong nước.
    2.2 Xuất phát từ vấn đề việc làm


    Việt Nam là một quốc gia có cơ cấu dân số trẻ với tỉ lệ số người trong độ tuổi lao động là 67% dân số cả nước Hàng năm, Việt Nam phải tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới, khoảng gần 8 triệu lao động thiếu việc làm, hàng chục

    vạn bộ đội phục viên, lao động dôi dư ở khu vực Nhà nước . Trong những năm qua, nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước
    ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, trong đó có việc giải quyết việc làm trong nước; tuy nhiên so với số lượng lao động cần giải quyết việc làm hàng năm cũng chỉ đạt 35% nhu cầu. Chính vì vậy, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp vô cùng quan trọng, không chỉ trước mắt mà còn có ý nghĩa chiến lược lâu dài.2.3 Xuất phát từ vấn đề công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.Xuất khẩu lao động mang lại một nguồn ngoại tệ mạnh cho đất nước góp phần tăng nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá.Người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc sẽ học tập được tác phong làm việc công nghiệp sản xuất lớn, thái độ đúng đắn trong công việc . cùng với một tay nghề vững chắc khi về nước họ sẽ là nguồn nhân lực đáng quý tham gia vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.Lực lượng lao động này nếu làm việc tôt sẽ góp phần tăng thêm uy tín, vị thế của nước ta trên trường quốc tế, tăng cường sự hiểu biết và góp phần thúc đẩy quan hệ hơp tác giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.
    2.4 Lợi thế lao động xuất khẩu của Việt Nam


    Thứ nhất, xuất khẩu lao động đã trở thành chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Đại hội VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định : "Phải đẩy mạnh xuất khẩu lao động", hoạt động xuất khẩu lao động trong những năm gần đây đã được sự quan tâm chú ý của các ngành, các cấp và các tầng lớp dân cư trong xã hội.
    Thứ hai, nguồn lao động nước ta dồi dào, theo thống kê số lượng người trong độ tuổi lao động tính đến tháng 7/2002 là 40.694.360 người, mỗi năm bình quân có thêm hơn 1 triệu người bổ sung vào lực lượng lao động đó. Thứ ba, cơ cấu dân số nước ta thuộc loại trẻ, đại bộ phận (53%) ở độ tuổi dưới 30, dưới 40 là 78%, chỉ có 22% dân số ở độ tuổi trên 40.
    Thứ tư, giá nhân công Việt Nam rẻ hơn nhiều so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, có sức cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế.


    Thứ năm, Việt Nam đang không ngừng tiến xa hơn trên con đường hội nhập với thế giới, trong khi thị trường lao động quốc tế cũng không ngừng tăng trưởng và đa dạng. Đây là cơ hội quan trọng để Việt Nam tham gia và phát huy lợi thế của mình trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.


    3. Vai trò quản lý của nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động
    3.1. Công tác hoạch định chính sách, chiên lược.
    Với vai trò to lớn của mình, hoạt động xuất khẩu lao động là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động này một cách hiệu quả.
    Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 22/9/1998 của Bộ chính trị về xuất khẩu lao động vầ chuyên gia nêu rõ: “xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước khác”.
    Chỉ thị đã đưa ra một số chủ trương nhằm định hướng cho hoạt động quản lý xuất khẩu lao động:
    ã Cùng với việc giải quyết việc làm trong nước là chính thì việc xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện dại hóa đất nước; là một bộ phận của hợp tác quốc tế, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với các nước.
    ã Xuất khẩu lao dộng và chuyên gia phải được mở rộng và đa dạng hóa hình
    thức, thị trường, xuất khẩu lao động phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đáp ứng nhu cầu của nước ngoài về nhu cầu, số lượng và ngành nghề. Xuất khẩu lao động và chuyên gia một mặt phải đảm bảo sức cạnh tranh trên cơ sở tăng cường lực lượng đào tạo kĩ thuật và chuyên gia, nâng dần tỷ trọng lao động có chất lượng cao trong tổng số lao động xuất khẩu và nâng cao trình độ quản lý của đơn vị xuất khẩu lao động.
    ã Phát triển, khuyến khích đào tạo nghề gắn với nhu cầu thị trường lao động, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục ý thức pháp luật; làm rõ quyền lợi, nghĩa vụ của doanh nghiệp và người lao động, tôn trọng phong tục tập quán, văn hóa, hòa nhập thị trường lao động quốc tế.


    Nghị định số 08/2003/NĐ-CP 10/02/2003, trong đó yêu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ trong việc cung cấp thông tin và làm việc với các cơ quan chức năng, tổ chức nước sở tại để mở rộng thị trường lao động.
    Nghị định số 81/2003/NĐ –CP ngày 17/7/2003 đã cụ thể hóa quy định cụ của Bộ luật lao động tạo cơ sở cho hoạt động quản lý xuất khẩu lao động và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động.
    Ngoài ra còn có Luật người lao động Việt Nam đi làm việc với nước ngoài và một số quy định, nghị định khác.


    3.2 Tổ chức bộ máy quản lý
    Theo điều 5, nghị định 81/2003 quy định “Cơ quan quản lý Nhà nước về lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội . Bộ này có nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về lao động Việt Nam ở nước ngoài trong phạm vi cả nước”.
    Trách nhiệm của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội trong hoạt động xuất khẩu:
    - Phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu phát triển thị trường, xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch về xuất khẩu lao dộng để chỉ đạo thực hiện.
    - Nghiên cứu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, cơ chế xuất khẩu lao động trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện;
    - Đàm phán, kí kết các điều ước quốc tế về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo ủy quyền;
    - Quy định hồ sơ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài; danh mục các nghề và công việc cấm;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...