Chuyên Đề Vai trò quản lý của Ngân Hàng nhà nước đối với việc thành lập mới các Ngân Hàng Thương Mại cổ phần

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vai trò quản lý của Ngân Hàng nhà nước đối với việc thành lập mới các Ngân Hàng Thương Mại cổ phần
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 96%"]Lời Nói Đầu

    Năm 2007 đã bắt đầu, nước ta đã tiến thêm một bước dài trên con đường phát triển kinh tế trong kế hoạch phát triển từ 2000 – 2020. Chúng ta đã chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO từ những ngày cuối năm 2006. Sự kiện đó đánh dấu một cơ hội lớn và thách thức lại càng lớn hơn nữa khi chúng ta phải chấp nhận những luật lệ quốc tế và mở cửa tạo điều kiện cho các công ty, tập đoàn lớn của thế giới xâm nhập vào thị trường Việt Nam nhưng cũng là cơ hội cho các Doanh nghiệp trong nước tham gia vào các thị trường lớn trên thế giới khi các hạn ngạch xuẩt khẩu được rỡ bỏ. Còn một sự kiện là Việt Nam đã tổ chức thành công hội nghị cấp cao APEC vào trung tuần tháng 11 năm 2006. Sự kiện đã thu hút được sự chú ý của toàn thế giới. Qua sự kiện đó bộ mặt đất nước đã thay đổi khá nhiều trong con mắt nhà đầu tư nước ngoài. Qua đó họ thấy được những thế mạnh phát triển của đất nước như con người, môi trường kinh tế, tài nguyên và hơn nữa là có tình hình an ninh, chính trị ổn định, vững chắc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh tế lớn trên thế giới đầu tư vào Việt Nam.
    Theo đánh giá sơ bộ thì có 3 lĩnh vực mà sẽ bị ảnh hưởng sớm nhất đó là lĩnh vực Ngân hàng, lĩnh vực bán lẻ và lĩnh vực công nghệ bưu chính viễn thông. Theo đó các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới sẽ đổ một khối lượng vốn rất lớn vào Việt Nam để đầu tư vào tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế thông qua kênh phân phối chính là các Ngân hàng thương mại ( NHTM). Cùng với đó là sự xuất hiện của vô số các NHTM nước ngoài xâm nhập vào thị trường tài chính Việt Nam. Bên cạnh sự xuất hiện của vô số các NHTM của nước ngoài thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam là sự thành lập của vô số các Ngân hàng thương mại cổ phần ( NHTMCP) trong nước.
    Năm 2006 là một năm phát triển bùng nổ của các NHTM, thị trường chứng khoán cũng như công ty chứng khoán của các NHTM. Các ngân hàng liên tục tăng vốn qua niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và góp vốn đầu tư của các cổ đông. Cuối năm lợi nhuận của các NHTM lớn hơn rất nhiều so với tổng kết của năm 2005. Các NHTM chia lãi cổ tức cũng rất lớn điều đó thu hút đầu tư của các nhà đầu tư trong nước. Vì vậy năm 2007 hứa hẹn là một năm phát triển rất nóng của thị trường tài chính trong nước.
    Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay, với sự gia tăng việc thành lập các Ngân hàng mới hiện nay. Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) phải có những biện pháp và những quy định cụ thể để những NHTMCP này có thể phát triển và đứng vững trong điều kiện sự xâm nhập mạnh mẽ của các Ngân Hàng và các tập đoàn tài chính mạnh trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh những biện pháp đó NHNN phải có những chính sách hỗ trợ hợp lý phù hợp với những quy định của Quốc Tế nhằm tăng cường sự phát triển của hệ thống NHTM vững mạnh có khả năng cạnh tranh ngang hàng với các NH lớn trong khu vực và thế giới. Và một lý do quan trọng khác là: NHNN phải đưa ra những quy định cụ thể nhằm bảo vệ quyền lợi của các khách hàng cũng như những quy định chống cạnh tranh không lành mạnh giữa các Ngân hàng.
    Trong khuân khổ một đề án, em xin trình bày những vấn đề chung nhất về sự thành lập một Ngân hàng mới, và vai trò quản lý của nhà nước, ngân hàng nhà nước trước tình hình đó. Với đề tài: “Vai trò quản lý của Ngân Hàng nhà nước đối với việc thành lập mới các Ngân Hàng Thương Mại cổ phần.”

    Mục Lục

    Lời Nói Đầu

    Phần 1, Lý thuyết về NHTM và thành lập mới một NHTM

    1.1 Khái quát chung về NHTM
    1.1.1 Khái niệm NHTM
    1.1.2 Chức năng của NHTM
    1.1.2.1 Trung gian tài chính
    1.1.2.2 Tạo phương tiện thanh toán
    1.1.2.3 Trung gian thanh toán
    1.1.3 Các dịch vụ của ngân hàng
    1.1.4 Các nhân tố tác động tới NHTM
    1.2 Cơ sở lý thuyết về thành lập mới một NHTM
    1.2.1 Cơ sở thực tiễn
    1.2.2 Cơ sở pháp lý
    1.3 Vai trò của NHNN với việc thành lập mới một NHTM
    1.3.1 Vai trò về quản lý
    1.3.2 Vai trò của NHNN trong việc thực hiện chính sách tiền tệ

    Phần 2, Thực trạng về vấn đề thành lập NHTM CP mới ở Việt Nam và giải pháp, kiến nghị về vai trò của NHNN trước tình hình đó
    2.1 Tình hình thực tế hiện nay về vấn đề thành lập NHTM CP mới ở Việt Nam2.1.1 Thực trạng về việc thành lập mới các NHTM CP
    a) Bối cảnh kinh tế trong nước
    b) Thực trạng về nhu cầu thành lập các NHTM CP mới
    2.1.2 Thực trạng về vai trò quản lý của NHNN đối với các NHTM CP mới thành lập
    2.2 Giải pháp của NHNN về vấn đề thành lập NHTM CP mới
    2.2.1 Giải pháp của NHNN về nhu cầu thành lập NHTM CP mới
    2.2.2 Giải pháp về quản lý của NHNN với vấn đề thành lập các NHTM CP mới
    2.3 Những kiến nghị về vai trò quản lý của NHNN với vấn đề thành lập mới các NHTMNhững kiến nghị về quản lý vĩ mô
    Những kiến nghị về quản lý vi mô của NHNN với việc thành lập các NHTM

    Phần 3: Kết Luận

    Danh sách các Tài liệu tham khảo

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...