Tiểu Luận VAI TRÒ NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG THỰC THI CÔNG VIỆC CỦA TỔ CHỨC? (14 trang)

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lãnh đạo là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học về tổ chức, nhân sự. Khái niệm lãnh đạo có rất nhiều cách đề cập và dưới mỗi góc độ của khu vực công, khu vực tư lại được hiểu theo một nghĩa khác nhau. Trong bài viết này, khái niệm lãnh đạo được hiểu theo phạm vi nói chung, theo đúng nghĩa là người đứng đầu một nhóm, một tổ chức . Từ đó có một vài kiến nghị "áp dụng thử" cho khu vực công.

    Một trong những nhiệm vụ chính của lãnh đạo là "tìm kiếm sự tham gia tự nguyện" của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo phải là người có vai trò chính trong tiến trình gây ảnh hưởng và dẫn dắt hành vi của cá nhân hay nhóm người trong tổ chức hướng tới đạt mục tiêu đã đề ra. Môn nhân sự hiện đại đề cao vai trò của lãnh đạo nên đối tượng này càng được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn. Trách nhiệm khích lệ, động viên và dẫn dắt một nhóm các cá nhân thực thi các nhiệm vụ của tổ chức mà hoàn toàn không cần phải có những biện pháp cưỡng ép phải được đặt lên vai người lãnh đạo, đơn giản vì cá nhân họ chịu trách nhiệm vạch kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá và chịu trách nhiệm trước cấp trên hay trước vấn đề mang tính "lợi nhuận" của tổ chức.

    Tiêu chuẩn để một cá nhân trở thành người lãnh đạo hoàn hảo cần có các nhân tố: kỹ năng lãnh đạo, hiểu biết kỹ thuật(1), sự sáng suốt, hiểu biết, thể lực, sự ghi nhớ, sáng tạo, sự kiên định, nhẫn nại và sự dũng cảm. Tiêu chuẩn này đặt ra vấn đề cho người lãnh đạo buộc phải suy nghĩ và hành động theo 2 hướng: việc hội tụ đủ tất cả các nhân tố vừa nêu là khó khả thi và làm cách nào để người lãnh đạo dần hội tụ đủ các nhân tố? Thông thường rất khó đạt tiêu chuẩn này và vị lãnh đạo khôn ngoan sẽ chọn phương án tiến dần để tiệm cận mẫu hình người lãnh đạo của công việc hơn là phấn đấu để trở thành một lãnh đạo có đủ các yếu tố nêu trên. Trong môi trường của một tổ chức, cá nhân người lãnh đạo sẽ phải chịu trách nhiệm cùng lúc 3 vấn đề (mô tả theo mô hình dưới đây):

    - Xác định nhiệm vụ và điều hành để đạt nhiệm vụ của tổ chức;
    - Xây dựng và duy trì nhóm làm việc;
    - Xác định và phát triển các cá nhân trong tổ chức.
    Mô hình:
    Ba vấn đề nêu trên có quan hệ tương hỗ, không vấn đề nào được xem nhẹ bởi chỉ cần một yếu tố bị tụt hậu, chắc chắn kết quả công việc của tổ chức sẽ không đạt được như định hướng ban đầu. Việc duy trì ổn định ba yếu tố giúp tổ chức nói chung và cá nhân người lãnh đạo nói riêng thích nghi với những sự thay đổi đột ngột của môi trường và điều kiện làm việc. Đương đầu với những yếu tố, đương nhiên cá nhân người lãnh đạo sẽ phải đặt cho mình câu hỏi: ta đã làm gì để đạt được nhiệm vụ của tổ chức? Ta đã làm gì để xây dựng và duy trì nhóm làm việc? Và ta đã làm gì để xác định, phát triển các cá nhân trong tổ chức? Một lãnh đạo sáng suốt sẽ chọn cách thức chung tay trong thực thi nhiệm vụ với đội ngũ của mình và song hành với những định hướng, chỉ dẫn của chính người lãnh đạo. Để đáp ứng ba vấn đề đặt ra của tổ chức, lãnh đạo cần tiến hành các bước sau:

    - Đối với nhiệm vụ của tổ chức: xác định nhiệm vụ và các ràng buộc, rào cản của nhiệm vụ đó; thiết lập các yếu tố ưu tiên, trình tự thực hiện và tổng hợp các nguồn lực hiện có; ra quyết định; thiết lập nhóm công tác và nhóm nhân viên có kiến thức, hiểu rõ công việc; theo dõi tiến độ, các chuẩn mực quy định và duy trì kỷ cương; đánh giá các mục tiêu và các kết quả; điều chỉnh kế hoạch hoạt động (nếu cần thiết).
    - Đối với nhiệm vụ xây dựng và duy trì nhóm làm việc: tạo sự liên đới và chia sẻ công việc, kinh nghiệm giữa các thành viên trong nhóm; hướng dẫn và đưa ra mô hình chuẩn cho nhóm; đáp ứng những yêu cầu của nhóm, đặc biệt khuyến khích sự phản hồi và các ý kiến góp ý trong quá trình thực thi nhiệm vụ; đưa ra các gợi ý cho sự hợp tác và hoá giải các xung đột ngay trong nội bộ nhóm; ghi nhận sự thành công và rút ra bài học từ những thất bại.
    - Đối với nhiệm vụ xác định và phát triển các cá nhân: xác định mục đích và lợi ích cần đạt được tương ứng với mỗi cá nhân; đánh giá kỹ năng của mỗi cá nhân, những mục tiêu và giao nhiệm vụ; hướng dẫn, lắng nghe và khích lệ; hỗ trợ, đảm bảo và ghi nhận các nỗ lực; đánh giá kết quả, khen thưởng và trợ giúp để tiếp tục đào tạo vì công việc trong tương lai.

    Qua các nội dung nêu trên, có thể thấy vai trò chủ động và sáng tạo của lãnh đạo trong khu vực công cần được đề cao hơn nữa. Việc đánh giá năng lực của người lãnh đạo cần xem xét theo cả 3 hướng giải quyết nhiệm vụ của tổ chức và người lãnh đạo tổ chức đó. Một trong 3 yếu tố bị xem nhẹ đều dẫn đến những sai lệch trong tiến tới đạt nhiệm vụ và duy trì sự tồn tại của một tổ chức, đôi khi dẫn đến sự khủng hoảng tiêu cực cho chính tổ chức và triệt tiêu nhiệm vụ của tổ chức.

    Tham chiếu từ lý thuyết nêu trên cho thấy nền công vụ Việt Nam hiện tại đang còn phải "vật lộn" với nhiều khó khăn trong việc tìm ra các giải pháp tổng thể và cụ thể cho việc phát triển nền công vụ, mà một nội dung quan trọng là cải cách tổ chức và nâng cao năng lực của cán bộ, công chức. Muốn làm được việc này, vai trò của lãnh đạo trong tổ chức công là tối quan trọng. Trong thời gian tới, cá nhân lãnh đạo của một tổ chức trong khu vực công cần định hướng vào một số việc sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...