Luận Văn Vai trò, mối quan hệ giữa nguồn vốn trong nước và ngoài nước đối với sự tăng trưởng, phát triển kinh

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vai trò, mối quan hệ giữa nguồn vốn trong nước và ngoài nước đối với sự tăng trưởng, phát triển kinh tế
    Chương I : Những vấn đề lý luận chung về nguồn vốn đầu tư - Vai trò và mối quan hệ của các nguồn vốn trong tăng trưởng và phát triển kinh tế.​​​I - Khái niệm về nguồn vốn đầu tư.
    1. Khái niệm về đầu tư và vốn đầu tư.
    Đầu tư là sự bỏ ra hoặc hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để thực hiện các hoạt động nhằm đạt được các kết quả, thực hiện được các mục tiêu nhất định trong trong tương lai
    Vốn đầu tư là lượng tiền để đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.Vốn đầu tư được đăc trưng bởi những điểm sau đây:luôn luon gắn với một chủ nhất định,có giá trị về mặt thời gian,có khả năng sinh lời.
    2. Khái niệm nguồn vốn đầu tư:
    Nguồn vốn đầu tư là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn cho đầu tư phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của Nhà nước và của xã hội.
    Về bản chất: nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích luỹ mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuẩt xã hội
    Nguồn vốn đầu tư bao gồm: nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
    II - Phân loại
    1. Nguồn vốn trong nước
    Nguồn vốn đầu tư trong nước của mỗi quốc gia được hình thành chủ yếu từ: tiết kiệm của chính phủ, tiết kiệm dân cư, tiết kiệm của các doanh nghiệp và vốn huy động thông qua các tài sản quốc gia.
    1.1 Nguồn vốn Nhà nước
    Nguồn vốn đầu tư Nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách Nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước.
    1.1.1.Nguồn vốn ngân sách Nhà nước
    Nguồn vốn ngân sách Nhà nước là nguồn chi của ngân sách Nhà nước cho đầu tư. Đó là nguồn vốn quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
    Ngân sách Nhà nước được hình thành từ việc thu thuế, phí, lệ phí, từ vay viện trợ ưu đãi của nước ngoài, vay trên thị trường vốn quốc tế và vay trong dân dựa trên việc phát hành trái phiếu chính phủ.
    Hiện nay có sự đa dạng vốn đầu tư Nhà nước, không có sự tách biệt giữa: đầu tư Nhà nước cho sự phát triển chung của xã hội và đầu tư Nhà nước cho sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy mà phải xác định cụ thể nguồn vốn ngân sách không thể đầu tư tràn lan được, mà phải hạn chế trong một số lĩnh vực chủ yếu nhất định
    Để làm tăng ngân sách Nhà nước, tức là tăng tiết kiệm chính phủ thì phải tăng thu và tăng tiết kiệm trong chi ngân sách. Trong thu ngân sách thì thu từ thuế chiếm tỷ trọng lớn.
    *Vai trò:
    - Nguồn vốn được sử dụng cho các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh
    - Nguồn vốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhà nước đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự tham gia của Nhà nước.
    - Nguồn vốn dùng để chi cho công tác lập kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, vùng lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.
    - Vốn ngân sách là cơ sở để tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi cho các thành phần kinh tế khác đầu tư.
    1.1.2. Vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước
    Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Hình thức tín dụng tức là có vay có trả, và phải trả với một lãi suất nhất định, thường là lãi suất ưu đãi khi vay vốn hay sau khi đầu tư (đầu tư có hiệu quả mới được ưu đãi). Nguồn vốn này có vị trí quan trọng trong chính sách đầu tư của chính phủ.
    Hiện nay ở nước ta chính phủ sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước nhằm tập trung hỗ trợ đầu tư cho những ngành, lĩnh vực hoặc sản phẩm quan trọng, then chốt của nền kinh tế một cách có trọng tâm, trọng điểm; giảm sự bao cấp và tách bạch tín dụng ngân sách và tín dụng thương mại trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.
    *Vai trò:
    - Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước có tác dụng trong việc giảm đáng kể sự bao cấp vốn trực tiếp của nhà nước.Với cơ chế tín dụng nhằm tránh sự thất thoát và lãng phí nguồn vốn, các doanh nghiệp vay vốn sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả hơn do phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay.Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp
    - Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước thường dùng để phục vụ công tác quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô, thông qua nguồn tín dụng đầu tư, Nhà nước thực hiện việc khuyến khích phát triển kinh tế xã hội của ngành, vùng, lĩnh vực theo định hướng chiến lược của mình. Điều này giúp tăng trưởng kinh tế và thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
    - Phân bổ và sử dụng vốn vay tín dụng đầu tư còn khuyến khích phát triển những vùng kinh tế khó khăn, giải quyết các vấn đề xã hội như xoá đói giảm nghèo
    Và trên hết,nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước còn có tác dụng tích cực trong việc chuyển dich cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa
    Cho đến năm 2001,nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước đầu tư vào ngành công nghiệp trên 60% tổng vốn đầu tư(gần 55% sồ dự án)đã góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư vào cơ cấu kinh tế.
    [U]1.1.3. Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước.[/U]
    Nguồn vốn này được xác định là thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn nắm giữ một khối lượng vốn Nhà nước khá lớn.
    Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước được hình thành do ngân sách Nhà nước cấp, từ lợi nhuận của doanh nghiệp (đầu tư mới), từ quỹ khấu hao của doanh nghiệp đó (đầu tư thay thế), từ vốn vay (vay ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng đầu tư của cán bộ công nhân viên, từ cổ phần )
    [B][I][U]*Vai trò:[/U]
    - Đầu tư của khu vực doanh nghiệp Nhà nước thường được tập trung vào phát triển các lĩnh vực mà khu kinh tế khác không muốn làm, hoặc cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và các ngành công nghiệp then chốt. Việc phát triển những lĩnh vực trên là rất cần thiết để phát triển kinh tế, do đó hiệu quả chung, nhất là hiệu quả về mặt xã hội của nó có thể cao.
    - Nguồn vốn này là một trong những nguồn vốn quan trọng đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế, tạo việc làm.
    - Đóng góp quan trọng vào sản phẩm quốc nội của cả nước.
    - Góp phần hình thành gộp về tài sản cố định rất có ý nghĩa đối với nền kinh tế
    [B][I][U]1.2. Nguồn vốn từ khu vực tư nhân[/U]
    Nguồn vốn của khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã và lượng kiều hối.
    [B][I][U]1.2.1.Tiết kiệm của dân cư:[/U]
    Tiết kiệm của dân cư được hình thành từ phần còn lại trong thu nhập của dân cư, sau khi đã đóng góp nghĩa vụ với Nhà nước (nếu có) và đảm bảo tiêu dùng cho nhu cầu thiết yếu của bản thân và gia đình họ. Phạm vi thu nhập của dân cư bao gồm: thu nhập từ kết quả lao động, từ sản xuất và kinh doanh dịch vụ của bản thân dân cư và gia đình họ, kể cả xí nghiệp gia đình có quy mô nhỏ[/I][/B][/I][/B][/I][/B]
     
Đang tải...