Luận Văn Vai trò lực lượng sản xuất đối sự phát triển xã hội và vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở đia ph

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    LỜI MỞ ĐẦU​

    Trong sự nghiệp đổi mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với những mục tiêu dân giầu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh, hiện nay con người và nguồn nhân lực được coi là nhân tố quan trọng hang đầu ,quyết định sự phát triển nhanh, hiểu quả và bền vững nền kinh tế nước ta .Đó là yếu tố hết sức bức thiết và cần có tính cập nhật, đáp ứng được yêu cầu về con người và nguồn nhân lực xet trong nước ta nói riêng và quốc tế nói chung.Chúng ta khẳng định con người vừa là mục tiêu vừa la động lực của phát triển kinh tế xã hội đồng thời phải là những con người có trí thức và đạo đức.Từ đây mỗi con người dần dần về đúng vị trí là chủ thể sang tạo ra các giá trị ,bao gồm các giá trị tinh thần và giá trị vật chất, cho bản thân và cho xã hội. Vì vậy vấn đề cốt lõi là ta phải thực hiện chiến lược giáo dục đào tạo nguồn nhân lực,phát triển con người một cách toàn diện cả thể lực lẫn trí lực .Do vậy em chọn đề tài “Vai trò lực lượng sản xuất đối sự phát triển xã hội và vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở đia phương ”
    Trong bài viết của em còn nhiều thiếu xót, và ngôn từ chưa được đầy đủ em mong thầy đóng góp ý kiến va chỉnh sửa để bài viết em được tốt hơn
    Em xin chân thành cảm ơn !














    NỘI DUNG​


    I .Khái niệm lực lượng sản xuất và vai trò của lực lượng sản xuất đối vớ sự phát triển của xã hội
    1 . Khái niệm lực lượng sản xuất
    Lực lượng sản xuất là : biểu hiện trình độ chinh phục của con người và quan hệ của con người với thiên nhiên trong từng giai đoạn lịch sử; là sự thống nhất hữu cơ giữa lao động đã tích luỹ (tư liệu sản xuất mà trước hết là công cụ lao động) với lao động sống (những người sử dụng tư liệu sản xuất) để sản xuất của cải nhằm đáp ứng những nhu cầu sinh sống và phát triển của con người trong mọi xã hội. LLSX chủ yếu là người lao động, có thói quen và kĩ năng lao động, có kinh nghiệm, tri thức và trình độ chuyên môn - kĩ thuật kết hợp với những yếu tố vật chất của sản xuất như tư liệu sản xuất (tức công cụ lao động và đối tượng lao động). Đối tượng lao động là những gì mà con người tác động đến trong khi sản xuất và để tạo ra của cải vật chất (đất đai, sông, rừng, nguyên liệu, khoáng sản, vv.). Tư liệu lao động hay công cụ lao động là tổng hợp những vật thể mà con người làm cho thích ứng và dùng làm vật dẫn tác động đến đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm (gồm: dụng cụ, máy móc, những thiết bị phức hợp và cả những phương tiện phục vụ sản xuất như hệ thống chứa đựng, chuyên chở, thông tin, đường sá, nhà cửa, công trình và những cấu trúc hạ tầng khác), là chỉ tiêu nói lên trình độ kĩ thuật của sản xuất vật chất, là yếu tố động nhất, cách mạng nhất trong LLSX.
    Cùng với sự cải tiến và hoàn thiện tư liệu lao động, kinh nghiệm sản xuất của con người càng phát triển, những ngành sản xuất mới xuất hiện và sự phân công lao động trong xã hội ngày càng mở rộng. Trong thời đại cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện nay, khoa học được ứng dụng ngày càng rộng rãi vào sản xuất đã trở thành LLSX trực tiếp; tri thức khoa học được vật chất hoá và kết tinh vào mọi nhân tố của LLSX. LLSX được kế thừa và phát triển liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác và luôn gắn bó một cách hữu cơ với quan hệ sản xuất trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, hợp thành phương thức sản xuất. LLSX phát triển và biến đổi đòi hỏi một sự thay đổi tương ứng của quan hệ sản xuất. Đây là mối quan hệ biện chứng được thể hiện qua quy luật phù hợp của quan hệ sản xuất với LLSX. Theo quy luật này, khi quan hệ sản xuất hiện có không còn phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX, nghĩa là khi quan hệ sản xuất và LLSX đã mâu thuẫn với nhau đến độ gay gắt nhất thì cách mạng xã hội nổ ra, một quan hệ sản xuất mới hình thành phù hợp với tính chất và trình độ mới của LLSX.
    1.1. Khái niệm về quan hệ sản xuất
    Để tiến hành quá trình sản xuất ,con người phải có mối quan hệ với nhau. Tổng thể những mối quan hệ này gọi là quan hệ sản xuất. Nói cách khác quan hệ sản xuấ là quan hệ giữa người vơi người trong sản xuất .
    Trong đời sống xã hội của mình con người dù muốn hay không cung buôc phải duy trì những mối quan hệ nhất định với nhau đẻ trao đổi hoạt động sản xuất cũng như kết quả lao đọng những quan hệ sản xuất này mang tính tất yếu.Như vậy quan hệ sản xuất do con người tạo ra song nó được hình thành một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn của bất kỳ ai. Việc phải thiết lập các mối quan hệ trong sản xuất tự nó đã là vấn đè có tính quy luật tất yếu , khách quan của sự vận động xã hội .
    Với tính chất là những quan hệ kinh tế khách quan không phụ thuộc vào ý muốn của con người , quan hệ sãnuất là những quan hệ mang tính vật chất đời sống xã hội. Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của lực lượng sản xuất và là cơ sở của đời sống xã hội
    1.2. Quan hệ xã hội có 3 mặt:
    _Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất tức là quan hệ giữa người với tư liệu sản xuất.Tính chất của quan hệ sản xuất trước hết được quy định bởi quan hệ sở hữu đối vơi tư liệu sản xuất –Biệu hiện thành chế độ sở hữu , trong hệ thống các mối quan hệ sản xuất thf quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất cò vai trò quyết định đói với các quan hệ xã hội khác
    - Quan hệ tổ chức và quản lý kinh doanh sản xuất.:Tức là quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trong trao đổi vật chất của cải .Trong hệ thống các mối quan hệ sản xuất các quan hệ về tổ chức quản lý sản xuất là các quan hệ có khả năng quyết định một cách quy mô tốc độ hiệu quả và xu hướng mõi nền sản xuất cụ thể đi ngược lại các quan hệ quan lý và tổ chức có thể làm biến dạng quan hệ sở hữu ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế xa hội.
    - Quan hệ phân phối sản xuất sản phẩm:Tức là quan hệ chặt chẽ với nhau cùng mục tiêu chung là sử dụng hợp lý và có hiệu quả tư liệu sản xuất để làm cho chúng không ngừng được tăng trưởng, thúc dẩy tái sản xuất mở rộng nâng cao phúc lợi cho người lao động.Bên cạnh các quan hệ về mặt tổ chức quản lý , trong hệ thống quan hệ sản xuất các quan hệ về mặt phân phối sản phẩm lao động cũng là những nhân tố có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự vận động của toàn nền kinh té. Quan hệ phân phối có thể thúc đẩy tốc độ và nhịp điệu của sản xuất nhưng ngược lại nó có khả năng kìm hãm sản xuất kìm hãm sự phát triển của xã hội.
    Nếu xét trong pham vi một quan hệ sản xuất nhất định thì tính chất sở hỡu quyết định tinh chất cuar quản lý và phân phối .Mặt khác trong mỗi hình thái kinh tế xã hội nhất định quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giưa vai trò chi phối các quan hệ sản xuất khác , ít nhiều cải biến chung để chanửg những chúng không đối lập mà phục vụ lực cho sự tồn tại và phát triển của kinh tế xã hội mới .
    2. Vai trò của lực lượng sản xuất đối với sự phát triển của xã hội
    Về luận điểm “khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp'’
    Từ những năm 70 và 80 của thế kỷ trước, trong giới triết học và lý luận chính trị - xã hội ở Liên Xô đã xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng, khoa học đang biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, cũng dã có khá nhiều cán bộ nghiên cứu, giảng dạy triết học nói riêng, lý luận chính trị nói chung, hoặc là tán thành, tiếp thu, hoặc là có ý kiến không tán thành các ý kiến trên. Xin trích dẫn một số sách báo ở nước ta để giúp những ai có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này:
    "Ngày nay, khoa học đang ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp" (Từ điển triết học giản yếu. Hữu Ngọc chủ biên. Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1987, tr.282). "Sự tiến bộ của cách mạng công nghệ lại thúc đẩy khoa học phát triền nhanh hơn nữa và đưa khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp" (TS. Trần Quang Lâm. Tác động của cách mạng khoa học và công nghệ đối với sự ra đời của nền kinh tế tri thức trong thời đại toàn cầu hoá. Tạp chí Sinh hoạt lý luận, Số 6, 2001, tr.37).
    "Khoa học thực sự đã trở thành lực lượng sản xuất" (Đan Tâm, Hoà đồng công nhân và trí thức. Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, Số 21, 2000, tr.13).
    Nhiều tác giả ở Việt Nam còn nói rõ, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã dự đoán (dự kiến) rằng khoa học sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
    Trong bài Kinh tế tri thức - sự phát triển cao của lực lượng sản xuất đăng trên Tạp chí Giáo dục lý luận và chính trị quân sự, Số 1, 2002, tr. 64, TS. Phùng Văn Thiết viết: C. Mác và Ph.Ăngghen "đã dự đoán rằng, khoa học sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp". (Xin được nói thêm: TS. Phùng Văn Thiết viết như trên sau khi dẫn và bình luận hai luận điểm của Ph.Ăngghen in trong C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, T.1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.762, hoàn toàn không nói gì về khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp).
    Tác giả chương X bộ Giáo trình triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999, tại trang 437, viết: "C.Mác dự kiến rằng khoa học trở thành "lực lượng sản xuất trực tiếp", trở thành "lực lượng sản xuất độc lập" (nhưng không ghi xuất xứ của những cụm từ này) .
    Trong bài Có phải khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp đăng trên Tạp chí Triết học, Số 2, 2002, tr.58 - 62, TS. Nguyễn Cảnh Hồ khắng định: "Trong các tác phẩm của C.Mác, chưa thấy chỗ nào đưa ra dự báo nói trên" (tr.58). TS. Nguyễn Cảnh Hồ còn nhấn mạnh: "Việc đưa ra nhận định sai lầm "khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” sẽ gây ra những tác hại . vô tình truyền bá quan điểm duy tâm Cũng từ đó, người ta có thêm căn cứ để phủ nhận lý luận về hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác" (tr.62).
    Như vậy, trong giới nghiên cứu, giảng dạy lý luận ở nước ta đã có nhiều loại ý kiến khác nhau về vai trò, tác động của khoa học trong sản xuất, về quan điểm của C.Mác đối với vấn đề này. Nhưng tựu trung lại, có ba loại ý kiến cơ bản: 1) khẳng định khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, 2) nhận định khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và cho rằng C.Mác đã dự báo điều này, 3) phản bác lại nhận định khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và cho rằng C.Mác không dự báo như vậy.
    Trong các tác phẩm của C.Mác và Ph. Ăngghen đã được dịch ra tiếng Việt rõ ràng là các ông có khẳng định rằng, tri thức (khoa học) đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Cụ thể, trong Phê phán khoa kinh tế chính trị, bản sơ thảo đầu tiên của bộ Tư bản, dược viết trong những năm 1807 - 1858, C.Mác đã nhấn mạnh: "Sự phát triển của tư bản cố định là chỉ số cho thấy tri thức xã hội phổ biến [Wissen knowledg] đã chuyển hoá đến mức độ nào thành lực lượng sản xuất trực tiếp do đó nó cũng là chỉ số cho thấy những điều kiện của chính quá trình sống của xã hội đã phục tùng đến mức độ nào sự kiểm soát của trí tuệ phổ biến và đã được cải tạo đến mức độ nào cho phù hợp với quá trình ấy, những lực lượng sản xuất xã hội đã được tạo ra đến mức độ nào không những dưới hình thức tri thức, mà cả như là những cơ quan thực hành xã hội trực tiếp, những cơ quan trực tiếp của quá trình sống hiện thực".
    Như vậy, theo quan điểm của C.Mác, tri thức (khoa học) đã làm cho tư bản cố định (nhà máy, máy móc, công cụ được dùng trong sản xuất) chuyển hoá đến mức độ nhất định nào đó thì trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Do đó theo chúng tôi, ý kiến cho rằng C.Mác dự báo (dự kiến, dự đoán) khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là không chính xác, không đúng với quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, còn ý kiến cho rằng, ngày nay khoa học đang ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là đúng với tinh thần, tư tưởng của Mác. Bởi tri thức khoa học khi được con người ứng dụng, sử dụng trong sản xuất, được "chuyển hoá" , vật chất hoá thành máy móc, công cụ sản xuất thì nó trở thành lực lượng sản xuất. Ngày nay, khi mà quá trình ứng dụng khoa học vào sản xuất diễn ra một cách mau chóng, kịp thời thì rõ ràng là khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nói Mác không dự báo khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là đúng vì như trên đã dẫn chứng, điều đó đã được Mác khẳng định, chứ không phải mới chỉ được ông dự báo. Và như vậy, ý kiến cho rằng, nếu nhận định khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp sẽ gây ra những tác hại, là không có sức thuyết phục. Rõ ràng, ngày nay khoa học ngày càng đóng vai trò to lớn trong nền sản xuất xã hội nói riêng, trong đời sống nhân loại nói chung. Nói đúng về một sự thật hiển nhiên về vai trò, tác dụng tích cực, to lớn của khoa học và kỹ thuật (gần đây người ta thường nói và viết là "khoa học công nghệ") thì tại sao lại có chuyện "gây ra những tác hại", "vô tình truyền bá quan điểm duy tâm" như T S. Nguyễn Cảnh Hồ đã nêu trong bài đăng trên Tạp chí Triết học, Số 2, 2002 (?). Nhận đinh khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là nhận định đúng đắn, dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử.
    Cũng trong bản sơ thảo đầu tiên của bộ Tư bản, C.Mác đã nhiều lần nói đến điều kiện để khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. C.Mác viết: "Sự phát triển của hệ thống máy móc trên con đường ấy chỉ bắt đầu khi nền đại công nghiệp đã đạt đến một trình độ phát triển cao hơn và tất cả các bộ môn khoa học đều được đưa vào phục vụ tư bản, còn bản thân hệ thống máy móc hiện có thì có những nguồn lực to lớn. Như vậy, phát minh trở thành một nghề đặc biệt, và đối với nghề đó thì việc vận dụng khoa học vào nền sản xuất trực tiếp tự nó trở thành một trong những yếu tố có tính chất quyết định và kích thích". Qua đoạn nghị luận không dài đó, chúng ta thấy, để vận dụng được khoa học vào sản xuất trực tiếp, tức là để khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì phải có phát minh, sáng tạo, phải có sự phát triển của hệ thống máy móc. Hơn nữa, C.Mác còn chỉ rõ: "Có một lực lượng sản xuất khác mà tư bản có được không mất khoản chi phí nào, đó là sức mạnh của khoa học . Nhưng tư bản chỉ có thể chiếm hữu được sức mạnh ấy của khoa học bằng cách sử dụng máy móc (phần nào cả trong quá trình hoá học). Sự tăng dân số là một lực lượng sản xuất mà tư bản có được không phải chi phí gì cả . Nhưng vì để có thể được sử dụng trong quá trình sản xuất trực tiếp, bản thân những lực lượng ấy cần đến một bản thể do lao động tạo ra, nghĩa là tồn tại dưới dạng lao động vật hoá". Như vậy, theo C.Mác, khoa học chỉ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp khi tồn tại dưới dạng lao động được vật hoá thành máy móc.
    Như thế, chỉ trong bản sơ thảo đầu tiên của bộ tư bản, chúng ta đã thấy nhiều lần Mác bàn về vai trò của khoa học dối với sụ phát triển của lực lượng sản xuất và điều kiện để khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. C Mác còn bàn luận rất nhiều về bản chất và vai trò của khoa học trong tác phẩm được viết rất công phu, mang tựa đề Các học thuyết về giá trị thặng dư. C Mác viết: "Khoa học trực tiếp làm cơ sở đặc biệt cho nông nghiệp nhiều hơn cho công nghiệp" . Cũng trong tác phẩm trên, C.Mác đã bàn về tác dụng tích cực của khoa học tự nhiên thông qua nhận thức và vận dụng của con người: "Khoa học tự nhiên dạy cho người ta không nhờ vào máy móc, hay chỉ nhờ vào máy móc như trước kia . mà thay thế lao động của con người bằng các lực lượng tự nhiên".
    Trong điếu văn đọc tai Lễ an táng C.Mác, Ph.Ăngghen đã khẳng định: "Đối với Mác, khoa học là một động lực lịch sử, một lực lượng cách mạng". Qua đây, chúng ta thấy, Mác đã đề cao vai trò của khoa học trong lịch sử phát triển xã hội loài người. Về bản chất, vai trò của khoa học, Mác còn viết: "Tư bản có tính chất sản xuất . với tư cách là một lực lượng thu hút và chiếm hữu các sức sản xuất của lao động xã hội . và lực lượng sản xuất xả hội chung, như khoa học chẳng hạn. Trong luận điểm này, Mác khẳng định khoa học là một lực lượng trong lực lượng sản xuất.
    Như vậy, ngay từ những năm giữa thế kỷ XIX. C.Mác - vị lãnh tụ vĩ đại nhất của nhân dân lao động toàn thế giới, đã khẳng định khoa học có vai trò cực kỳ to lớn đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất, và nó trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp khi được "chuyển hoá"', ứng dụng ở một mức độ nhất định nào đó.
    Những luận điểm nổi tiếng sau đây của C.Mác tiếp tục làm rõ thêm quan điểm của ông về vai trò của tư tưởng, lý luận khoa học. Trong Gia đình thần thánh (tác phẩm viết chung với Ph.Ăngghen), C.Mác đã nói rõ rằng, "tư tưởng căn bản không thể thực hiện được cái gì hết. Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn". Tư tưởng nói ở đây là tư tưởng khoa học. Như vậy, theo C.Mác, tự bản thân khoa học không thể tạo ra bất kỳ một tác động nào, mà phải thông qua sự vận dụng và hoạt động thực tiễn của con người thì nó mới phát sinh tác dụng. Ý tưởng này còn được C.Mác diễn giải trong Lời nói đầu Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêgen bằng một câu có âm hưởng mạnh mẽ và có sức hấp dẫn, nói cuốn độc giả: "Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất, nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng". Ở đây, "Vũ khí của sự phê phán" và "lý luận" là khoa học, tư tưởng khoa học, lý luận khoa học, còn "sự phê phán của vũ khí” và "lực lượng vật chất" là hoạt động vật chất, hoạt động thực tiễn của con người. Như vậy, C Mác đã giải trình rất rõ răng, lý luận khoa học phải thông qua hoạt động của con người thì mới trở thành lực lượng vật chất.
    Khoa học vốn là sản phẩm của tư duy, của trí tuệ. Nếu không thông qua hoạt động của người lao động (công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức ), mà chỉ tự bản thân nó thôi, thì như Mác nói khoa học không thể biến thành cái gì cả, không thể sinh ra tác động tích cực hay tiêu cực.
    Ngày nay, muốn xây dựng và phát triển kinh tế tri thức với những đặc trưng cơ bản, quan trọng và quyết định nhất hàm lượng khoa học, trí tuệ, chất xám kết tinh rất nhiều ở sản phẩm lao động thì phải ra sức đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào sản xuất một cách triệt đế hơn, trực tiếp hơn so với các nền kinh tế trước đó.
    II. Chúng ta phải làm gì để phát triển lực lượng sản xuất phù hợp với công nghiệp hóa và hiện đại hóa?

    Hiện đại hóa công nghiệp hóa, nói đơn giản là làm cho đất nước ta trở thành một nước công nghiệp, một nước hiện đại.
    Để làm được thì chúng ta cần có cơ sở vật chất hiện đại và những con người hiện đại.
    Lực lượng sản xuất? nói thế thì có vẻ chuyên môn quá, kinh tế chính trị quá! lực lượng sản xuất là gì? có lẽ không có nhiều người định nghĩa chính xác từ này đâu!
    Làm sao để có được những thứ trên? máy móc thiết bị thì chúng ta đã đang và sẽ nhận, mua, từ nước ngoài. Và hiện nay cũng đã tự chế tạo ra được nhiều thứ. Cơ sở hạ tầng thì cũng thế, nước ngoài đang giúp ta và ta cũng đang tự xây dựng.
    Cơ bản hơn, là vấn đề con người. Chúng ta cần có những con người hiện đại, đó là những con người có kiến thức về khoa học về kinh tế, đáp ứng được những yêu cầu của thị trường, của xã hội. Chúng ta đã đua nhau chạy ra nước ngoài để học kiến thức từ họ, và nhiều người đã học được. Trong nước các trường đại học cao đẳng, cũng đã đang và sẽ tạo ra những con người hiện đại cho đất nước.
    Nhưng, mọi thứ lại chẳng ăn nhập với nhau lắm. Chúng ta chưa có được những chính sách quản lý và khai thác hiệu quả. Cái mà chúng ta cần là phải đưa ra những quy chế quản lý những cái tài nguyên trên để phát huy hết sức mạnh của chúng. Chúng ta đang có những con người hiện đại, số lượng tiến sỹ, phó tiến sỹ, cái gì đó sỹ, .nhiều kinh khủng! cơ sở vật chất? nhiều nhà lãnh đạo đã chạy những chiếc xe xịn trị giá cả tỷ bạc thì vấn đề nghèo e là không nói được nữa rồi, vì không giàu thì làm sao lại giám đi xe thế. Dám đi xe như thế thì không thể nói là tui không có tiền để trang bị máy móc được .
    Lực lượng sản xuất, lực lượng lao động,không! Cái mà chúng ta cần làm nhất là cần đổi mới cơ quan quản lý, lãnh đạo .thay đổi cung cách quản lý. Cần mạnh tay hơn nữa với tham nhũng, làm như thế nào? hãy ngó qua thằng TQ mà bắt chước!
    Chúng ta là một nước nghèo, đúng, nhưng không phải là chúng ta không có tiền mà là chúng ta đã sử dụng và quản lý tiền đó như thế nào! Chúng ta không phải là không có những người tài mà chúng ta đã quản lý và sử dụng người tài như thế nào!
    III. Vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở địa phương

    Thường xuân Là huyện vùng cao, nằm ở phía tây nam thành phố Thanh Hóa, huyện Thường Xuân được xếp vào hàng khó khăn nhất, nhì tỉnh Thanh Hoá. Thị trấn Thường Xuân là trung tâm kinh tế - văn hóa của huyện, nằm trên đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 15A, tỉnh lộ 507. Với vị thế này, Thường Xuân đã trở thành huyện trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa về phát triển lâm nghiệp, nơi gặp gỡ giao lưu kinh tế - văn hóa của ba dân tộc Thái, Mường, Kinh
    1. Định hướng phát triển

    Nằm trong khu vực rừng phòng hộ quan trọng của Thanh Hoá, thuộc phần lớn rừng đầu nguồn sinh thuỷ sông Chu, một vị trí môi trường sinh thái đặc biệt, nằm trong cụm kinh tế Tây Nam của tỉnh, có đường biên giới quốc gia, huyện Thường Xuân có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh Thanh Hoá. Vì thế, phát huy ý thức tự lực tự cường, khai thác nội lực, tận dụng nguồn lực bên ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội là nhân tố vô cùng quan trọng trong giai đoạn 2001 - 2010.
    Ðể hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đã đề ra, chủ trương của Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Thường Xuân là tiếp tục chỉ đạo các ban, ngành thực hiện tốt các dự án đã đầu tư. Với phương châm "phát huy nội lực và tranh thủ sự đầu tư từ bên ngoài" để tiếp nhận và thực hiện các dự án mới theo kế hoạch, hoàn thành tốt 5 chương trình: lương thực, xoá đói giảm nghèo, xây dựng hạ tầng cơ sở, giải quyết việc làm và trồng rừng; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng lâm - nông - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tăng cường phát triển kinh tế gắn với giải quyết tốt những vấn đề xã hội, chống tụt hậu về kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, từng bước thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
    Trong chiến lược phát triển kinh tế, đến năm 2005, Uỷ ban nhân dân huyện đã xây dựng những nhiệm vụ cụ thể qua việc thu hút đầu tư vào nhiều chương trình, dự án quan trọng như: cầu cứng Bái Thượng, dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Chu, khôi phục và sửa chữa nâng cấp tuyến đường từ trung tâm huyện đi biên giới, dự án đường nội huyện, các dự án định canh, định cư, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, Chương trình 135, trung tâm cụm xã Bát Mọt, . tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâm - nông - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế nông - lâm nghiệp và nông thôn, từng bước hoàn chỉnh hệ thống sản xuất lâm - nông sinh thái, gắn sinh thái với du lịch
    Hiện nay, mô hình kinh tế hợp tác xã và trang trại phát triển khá mạnh do nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân huyện. Ðến nay, toàn huyện có khoảng 149 hợp tác xã, trong đó có 4 hợp tác xã kiểu mới, được thành lập theo Nghị quyết 09 của Tỉnh uỷ, hoạt động trong các lĩnh vực: dịch vụ mía, giống lâm nghiệp, dịch vụ việc làm


    2 .Những giải pháp
    Việc phát triển lực lượng sản xuất phải gắn với sự phát triẻn xã hội và việc cải tạo xã hội luôn luôn thấu suốt đặc điểm của quá trình tiến từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa là quan hệ sản xuất và lực lương sản xuất gắn bó với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Phải coi trọng những hình thức kinh tế trung gian , quá độ từ thấp lên cao, từ quy mô nhỏ lên quy mô lớn.Trên mỗi bước đi phải đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo ra lực lượng sản xuất mới trên cơ sở đó tiếp tục đưa quan hệ sản xuất lên hình thức, quy mô thích hợp để cho lực lượng sản xuất ngày càng phát triển

























    MỤC LỤC​
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    NỘI DUNG 2
    I .Khái niệm lực lượng sản xuất và vai trò của lực lượng sản xuất đối vớ sự phát triển của xã hội 2
    1 . Khái niệm lực lượng sản xuất 2
    1.1. Khái niệm về quan hệ sản xuất 3
    1.2. Quan hệ xã hội có 3 mặt: 3
    2. Vai trò của lực lượng sản xuất đối với sự phát triển của xã hội 4
    II. Chúng ta phải làm gì để phát triển lực lượng sản xuất phù hợp với công nghiệp hóa và hiện đại hóa? 8
    III. Vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở địa phương. 9
    1. Định hướng phát triển. 10
    2 .Những giải pháp. 11
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...