Báo Cáo Vai trò lãnh đạo của Đảng trong cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Báo Cáo Vai trò lãnh đạo của Đảng trong cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945

    MỞ ĐẦU

    Sự lãnh đạo của Ðảng trước hết ở sự bổ sung, phát triển hoàn chỉnh hệ thống các quan điểm về cách mạng giải phóng dân tộc; ở sự lựa chọn hình thức và phương pháp cách mạng phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể; ở sự tổ chức xây dựng lực lượng cách mạng, bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang; ở sự nhận thức tình thế và thời cơ cách mạng để đưa quần chúng vào hành động cách mạng; ở sự chỉ đạo kiên quyết, tập trung, thống nhất trong giờ phút có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi.

    Ðể đưa cao trào giải phóng dân tộc (1939-1945) đến thắng lợi bằng cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, có ba thời điểm lịch sử thể hiện bản lĩnh chính trị và năng lực lãnh đạo đặc biệt của Ðảng ta: đó là các hội nghị Trung ương từ cuối năm 1939 đến đầu năm 1941 phát triển hoàn chỉnh, sáng tạo đường lối giải phóng dân tộc; những quyết sách quan trọng cuối năm 1944 đầu năm 1945 thổi bùng lên cao trào kháng Nhật cứu nước; quyết định Tổng khởi nghĩa của Hội nghị Ðảng toàn quốc tháng 8-1945.

    Các Hội nghị Trung ương Ðảng (11-1939), (11-1940) và nhất là Hội nghị Trung ương tám (5-1941) đã đề ra những quan điểm và biện pháp cơ bản chỉ đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

    Một là, phải đặt nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Hội nghị Trung ương 11-1939 chủ trương "Phải đưa cao cây cờ dân tộc lên". "Bước đường sinh tồn của các dân tộc Ðông Dương không có con đường nào khác hơn là đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng độc lập" (2). Hội nghị Trung ương tám do Hồ Chí Minh chủ trì (5-1941) nhấn mạnh: "Nhiệm vụ giải phóng dân tộc, độc lập cho đất nước là một nhiệm vụ trước tiên của Ðảng ta" (3). "Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới quyền lợi giải phóng của toàn thể dân tộc" (4).

    Hai là, động viên, tổ chức và đoàn kết lực lượng của toàn dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất và lựa chọn hình thức tổ chức Mặt trận Việt Minh. Nếu Hội nghị Trung ương chủ trương lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Ðông Dương thì Hội nghị Trung ương tháng 5-1941 chủ trương lập Mặt trận riêng của Việt Nam đó là Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh). Tổ chức Mặt trận trong khuôn khổ dân tộc Việt Nam nhằm khơi dậy mạnh mẽ tinh thần dân tộc, yêu nước nhằm vào mục tiêu độc lập dân tộc. Mặt trận được xây dựng hệ thống tổ chức chặt chẽ và bao gồm các đoàn thể cứu quốc. Ðảng lãnh đạo Mặt trận bằng cách đưa quan điểm, chính sách vào các đoàn thể và hoạt động của Mặt trận và thông qua các đảng viên tham gia Mặt trận và đoàn thể.


     
Đang tải...