Luận Văn Vai trò kinh tế của NN trong nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Sự chuyển đổi nền kinh tế thị trường (KTTT) theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước là xu hướng tất yếu của mọi xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế các nước phát triển trên thế giới đã đạt tới đỉnh cao và xu hướng vận động phát triển của thế giới đang tiến vào thế kỷ văn minh trí tuệ thì sự chuyển đổi KTTT theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước là tất yếu khách quan của bất kỳ một quốc gia nào muốn vươn tới và hoà nhập với xu hướng phát triển chung của nhân loại. Sự phát triển thần kỳ của các nước Châu á mà đặc biệt là các nước Đông Nam á là một minh chứng cho sự thành công của quá trình chuyển đổi.
    Sự phát triển thần kỳ như vũ bão của Đông Nam á, sự bùng nổ khoa học kỹ thuật với tốc độ chóng mặt, quan hệ thế giới đã bước sang đối thoại hợp tác cùng nhau phát triển đã tác động rất lớn tới Việt Nam.
    Về mặt kinh tế hiện nay Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia kém phát triển. Để có thể vươn lên đạt trình độ phát triển ngang hàng với các quốc gia khác, Việt Nam cần phải tìm cho mình con đường phát triển phù hợp với tình hình kinh tế xã hội trong nước vừa đảm bảo xu thế phát triển chung của thế giới. Đó chính là việc chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền KTTT định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước.
    Chính vì vậy Đảng ta đã xác định "việc chuyển đổi nền kinh tế sang KTTT định hướng XHCN " là rất cần thiết và Đảng cũng nhấn mạnh vai trò kinh tế của Nhà nước là vô cùng quan trọng. Kinh nghiệm các nước công nghiệp mới và Nhật Bản cho thấy vai trò kinh tế của Nhà nước là một trong những nhân tố quyết định đến sự phát triển của đất nước. Nói đến sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản là nói tới "hiệu năng Nhật Bản" là sự tác động quyết định do có sự quản lý nền kinh tế của Nhà nước.
    Từ giữa những năm 80 khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới, chúng ta đã nhận rõ vai trò động lực tư lớn của Nhà nước tới nền KTTT. Nhà nước không những là chủ thể mà còn là khách thể. Nhà nước tham gia vào các loại quan hệ khác nhau trong nền kinh tế. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải làm rõ được vai trò kinh tế của Nhà nước và sử dụng nó một cách có hiệu quả để thúc đẩy quá trình vận động nền KTTT theo định hướng XHCN theo hướng có lợi nhất vừa phát huy tác dụng tích cực và hạn chế được nhiều khiếm khuyết của nền KTTT vừa đảm bảo được sự tăng trưởng kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội.
    Chính vì những điều đó, trong bài viết này em xin đề cập với "vai trò kinh tế của nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay". Đây là một vấn đề lớn muốn giải quyết được đòi hỏi phải có thời gian công sức nghiên cứu không dễ gì giải quyết trọn vẹn trong bài viết ngắn. Do đó chắc chắn sẽ không tránh khỏi nhiều khiếm khuyết sai sót. Em mong nhận được sự góp ý nhận xét và bổ sung.

    I/ CÁC LÝ THUYẾT VỀ VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC
    1. Lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin về vai trò kinh tế của Nhà nước

    Chủ nghĩa Mác Lê nin xem xét nền kinh tế dưới góc độ vĩ mô từ hiện tượng đến bản chất. Chủ nghĩa Mác Lê nin cho rằng trong một nền kinh tế thì cần phải có sự can thiệp của Nhà nước. Một nền kinh tế khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường có rất nhiều khuyết tật. Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế nhằm hạn chế tối đa những khuyết tật và phát huy cao độ những mặt tích cực của kinh tế phát triển. Theo Mác nếu không có sự can thiệp của Nhà nước thì nền kinh tế không hoạt động bình thường được, nó sẽ trở nên rối ren mất cân đối một cách nghiêm trọng.
    Dưới chủ nghĩa Mác, Nhà nước không những chỉ có vai trò quản lý kinh tế mà còn có vai trò điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô đảm bảo sự phát triển ổn định về nền kinh tế, chống lạm phát và khuynh hướng tạo ra sự cân đối giữa các ngành nghề và duy trì sự cân bằng đó Nhà nước kết nối giữa hai ngành nghề, cân đối giữa cung và cầu, điều tiết sự lưu thông hàng hoá và tiền tệ.
    Nhà nước đảm bảo tính hiệu quả cho sự phát triển, Nhà nước dùng các chính sách tiền tệ, tài chính , tài khoá . và các biện pháp đưa Khoa học kỹ thuật công nghệ vào nền kinh tế thúc đẩy sự nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Với công cụ là hệ thống luật pháp, Nhà nước sử dụng nhằm điều chỉnh nền kinh tế phát triển đúng hướng, bảo đảm sự ổn định ngăn chặn những hiện tượng xấu không đáng có.
    Như vậy, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin là đúng đắn nhất.Trong bất kỳ một quốc gia nào đều nhất thiết phải có sự tham gia điều tiết của Nhà nước. Nhà nước điều chỉnh và duy trì xã hội thích nghi với những điều kiện mới và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế. Việt Nam ta theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin đã và đang xây dựng củng cố vai trò Nhà nước CHXHCN VN trong nền kinh tế.
    2. Lý luận của trường phái cổ điển
    Khác với chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của trường phái cổ điển cho rằng Nhà nứơc không nên can thiệp vào nền kinh tế. Họ cho rằng thừa nhận sự tồn tại của qui luật kinh tế là khách quan không phụ thuộc vào ý chí của con người. Những quy luật đó có khả năng đảm bảo sự công bằng tự nhiên trong hệ thống kinh tế. Vì vậy trường phái cổ điển tán thành hạn chế bằng mọi cách sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế cứ để cho các trường phái kinh tế hoạt động tự do nền kinh tế sẽ tiến tới toàn dụng nhân công do tác dụng của hai lực cung cầu. Trường phái cổ điển ra đời khi chế độ phong kiến vẫn còn tồn tại và do đó đã ảnh hưởng phần nào tới quan điểm của họ.
    Sự phát sinh các quản điểm của trường phái cổ điển về Nhà nước bắt nguồn từ các học thuyết của trường phái trọng nông mà điển hình học thuyết "luật tự nhiên" của F. Quesnay. Đây là tư tưởng trung tâm trong học thuyết của Quesnay. Ông cho rằng trong xã hội tính ngẫu nhiên không chiếm vị trí thống trị mà tính tất yếu tính quy luật mới chiếm vị trí thống trị. Trong lý thuyết về "luật tự nhiên" ông thừa nhận vai trò tự do cá nhân coi đó là luật tự nhiên của con người Ông đòi có sự cạnh tranh tự do giữa những người sản xuất hàng hoá. Theo ông yếu tố không thể thiêu được của "luật tự nhiên" là thừa nhận quyền bất khả xâm phạm đối với sở hữu cá nhân.
    Nhưng nội dung đó nói lên rằng "luật tự nhiên" của Quesnay phản ánh yêu cầu phát triển của tư bản với những yếu tố bên trong mà Nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế. Ông cho rằng chính sách tự do kinh tế là đúng đắn nhất.
     
Đang tải...