Tiểu Luận Vai trò kinh tế của Nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vai trò kinh tế của Nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 90%"]A. MỞ ĐẦU​Kinh tế thị trường, xét về bản chất là một nền kinh tế “mở”. Nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nó phải mang đầy đủ các đặc trưng của một nền kinh tế thị trường. Do vậy việc mở cửa hội nhập với thế giới là một tất yếu khách quan. Ta đã biết vai trò quan trọng của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Vai trò đó được ví như bàn tay vô hinh nâng đỡ nền kinh tế thị trường. Đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, do tính chất đặc biệt của nó vai trò của nhà nước lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Chỉ có nhà nước mới đảm bảo mục tiêu, phương hướng và giữ vững được những nguyên tắc cơ bản trong hội nhập kinh tế quốc tế và có như vậy quá trình hội nhập mới được đẩy mạnh và có hiệu quả. Cũng chỉ có tăng cường vai trò của nhà nước mới có thể hạn chế được những rủi ro, nắm bắt được những cơ hội mà trong quá trình hội nhập bất kỳ một nền kinh tế nào cũng có thể gặp phải, Ngoài ra, Nhà nước còn có vai trò đảm bảo ổn định chính trị - xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái . Vì vậy, vấn đề quan trọng hơn đặt ra hiện nay là quản lý Nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta như thế nào cho đúng, phù hợp và có hiệu quả? Một vấn đề cơ bản nhưng không đơn giản chút nào.
    Nhà nước có vai trò lớn lao trong việc xác định đường lối, phương hướng phát triển để tạo dựng thị trường, hình thành nền kinh tế từ đó nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Tuy nhiên, nhân vật trung tâm xây dựng ra tòa nhà kinh tế, tạo ra thị trường lại là doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh và người dân. Nhà nước cầm lái mà không cầm chèo. Trong việc thực hiện các chức năng quản lý của mình, Nhà nước vẫn còn lúng túng. Nhiều hoạt động quản lý đã được xác định đúng cũng thực hiện chưa tốt, chưa hiệu quả.
    Trong phạm vi đề tài “Vai trò kinh tế của Nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, tôi muốn đề cập đến vai trò quản lý của Nhà nước trong quá trình này xuyên suốt trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay. Qua đó thấy được những thành tựu đạt được, những hạn chế còn tồn tại, quan điểm, phương hướng của Đảng. Từ đó, rút ra những biện pháp nâng cao vai trò kinh tế của Nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.




    B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI/ Một số vấn đề cơ bản về vai trò của Nhà nước với hội nhập kinh tế quốc tế
    1/ Tính tất yếu khách quan về vai trò của Nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế.
    1.1/ Sự cần thiết khách quan về vai trò của Nhà nước với hội nhập kinh tế quốc tế.
    Hiện nay nước ta đang trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Một trong các yếu tố quan trọng quyết định thắng lợi của con đường lên xã hội chủ nghĩa chính là sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Trải qua lịch sử phát triển nhiều biến động, Đảng và Nhà nước ta đã chứng tỏ được vai trò to lớn của mình trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trong đó đặc biệt quan trọng là vai trò của Nhà nước.
    Nền kinh tế nước ta hiện nay là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì thế nó mang đầy đủ đặc trưng của một nền kinh tế thị trường. Mà kinh tế thị trường, xét về bản chất là một nền kinh tế “mở”. Kinh tế “mở” ở đây có thể hiểu là sự mở cửa, giao lưu với kinh tế nước ngoài từ đó, nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như tạo điều kiện để kinh tế trong nước phát triển. Do vậy, việc mở cửa hội nhập với thế giới là một tất yếu khách quan.
    Trong tình hình kinh tế - xã hội diễn ra phức tạp và nhiều biến động như ngày nay, đòi hỏi phải có những chính sách và bước đi đúng đắn trên mọi lĩnh vực để tạo ra sự ổn định cho phát triển kinh tế. Và Nhà nước chính là người lãnh đạo quan trọng nhất đưa ra những chính sách cần thiết trên. Với lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế, do tính chất đặc biệt của nó vai trò của nhà nước lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Chỉ có tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước mới có thể bảo đảm mục tiêu, phương hướng và giữ vững được những nguyên tắc cơ bản trong kinh tế đối ngoại cũng như hội nhập kinh tế quốc tế. Cũng chỉ có tăng cường vai trò của Nhà nước mới có thể hạn chế được những rủi ro, nắm bắt được những cơ hội; nhờ đó mang lại lợi ích cho các đơn vị hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung. Lịch sử đã chứng minh rằng, các nền kinh tế thị trường thành công nhất đều không phát triển một cách tự phát nếu thiếu sự can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên, dưới sự phức tạp của kinh tế quốc tế, sự can thiệp của Nhà nước cũng như vai trò của nó là một tất yếu cho sự hoạt động của kinh tế đối ngoại nói riêng, hội nhập kinh tế quốc tế nói chung. Mặc dù còn những hạn chế nhất định, nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng và vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế. Sự quản lý, điều tiết và can thiệp của Nhà nước chính là công cụ đắc lực nhất góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tránh những rủi ro không đáng có.

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...