Tiểu Luận Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Có Sự Quản Lý Của Nhà Nước Ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Có Sự Quản Lý Của Nhà Nước Ở Việt Nam
    MỤC LỤC​​​Trang​​​PHẦN I- GIỚI THIỆU CHUNG . 2
    PHẦN II- NỘI DUNG . 5
    1. Nhà nước và chức năng kinh tế của Nhà nước 5
    1.1. Nhà nước . 5
    1.2. Chức năng của Nhà nước 6
    1.3. Những quan điểm và học thuyết bàn về chức năng kinh tế của Nhà nước 6
    1.4. Kết luận . 10
    2. Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 11
    2.1. Đặc điểm của nền kinh tế nước ta bước đổi mới . 11
    2.2. Đặc điểm của nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế
    thị trường có sự quản lý của Nhà nước . 12
    2.3. Những đặc trưng của cơ chế kinh tế chúng ta đang hướng tới . 13
    3. Các mục tiêu và chức năng quản lý vĩ mô của Nhà nước 15
    3.1. Mục tiêu . 15
    3.2. Chức năng quản lý vĩ mô 16
    4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vai trò quản lý
    kinh tế của Nhà nước . 17
    PHẦN III- KẾT LUẬN 23

    PHẦN I
    GIỚI THIỆUThời kỳ Pháp thuộc (1858 - 1945), Việt Nam được xếp là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển thấp kém nhất trên thế giới, đó là một nền kinh tế què quặt, lạc hậu, sản xuất nhỏ, lẻ, và nông nghiệp là chủ yếu. Nhưng ở thời kỳ này, với sự xuất hiện của các nhà tư bản Pháp, các Công ty của Pháp, cùng với sự giao lưu hàng hoá giữa nước Việt Nam thuộc địa với các nước khác thì nền kinh tế Việt Nam cũng đã được coi là một nền kinh tế hàng hoá ở dạng sơ khai.
    Cách mạng Tháng 8 (8/1945) thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời, nhưng không giống các quốc gia khác chúng ta không có điều kiện để khôi phục và xây dựng kinh tế mà gần như ngay lập tức chúng ta lại phải chịu đựng cảnh chiến tranh. Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954) nền kinh tế của chúng ta không thể phát triển một cách toàn diện, mà đó chỉ là một nền kinh tế khép kín, tự cung, tự cấp, lấy sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp là chính với mục đích trước tiên là phục vụ kháng chiến. Hiệp định Giơ nevơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương được ký kết, nhưng tưởng chúng ta được sống trong hoà bình để phát triển kinh tế, nhưng không chúng ta lại phải trải qua một cuộc chiến tranh dài 20 năm (1955- 1975) đất nước bị chia cắt làm hai miền Bắc, Nam với hai chế độ chính trị, hai mô hình kinh tế khác nhau. Miền Bắc đi lên xã hội chủ nghĩa với mô hình kinh tế quản lý tập trung bao cấp bao cấp giống các nước xã hội chủ nghĩa khác, miền Nam đi theo mô hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Tuy vậy trong điều kiện bị chi phối bởi qui luật của chiến tranh hai mô hình này cũng không mang đầy đủ đặc trưng và ý nghĩa của nó. Ở miền Bắc chúng ta không thể tập trung toàn bộ sức lực cho phát triển kinh tế mà chúng ta phải chi viện lớn về người và của cho miền Nam, hơn nữa miền Bắc cũng phải chịu sự tấn công bằng hải quân và không quân Mỹ, trong điều kiện khó khăn đó quá trình thực hiện mục tiêu kinh tế nhiều khi không được thực hiện đẩy đủ và đúng đắn. Còn ở miền Nam thì đây cũng chưa thực sự là một nền kinh tế thị trường phát triển vì sức sản xuất trong nước còn rất yếu, thực chất miền Nam chỉ là thị trường tiêu thụ hàng hoá của Mỹ và các nước ta bản khác.
     
Đang tải...