Tài liệu Vai trò giải thích pháp luật của tòa án hiến pháp

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vai trò giải thích pháp luật của tòa án hiến pháp




    1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giải thích pháp luật ở nước ta hiện


    nay.




    Giải thích pháp luật chính là việc làm sáng rõ hơn về mặt tư tưởng, nội dung, mục đích, ý nghĩa của quy phạm pháp luật nhằm giúp mọi người hiểu và thực thi các quy định này một cách thống nhất và nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, hiện nay giải thích pháp luật chưa được quan tâm đúng tầm với sự phát triển của nhà nước và pháp luật. Theo sách báo về lý luận nhà nước và pháp luật thì nội dung của pháp luật
    cần phải được thể hiện bằng ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, một nghĩa, dễ đọc, dễ hiểu, nhưng trên thực tế tiêu chí này rất khó đạt được. Nhiều quy phạm pháp luật được ban hành ra hoặc là không rõ ràng hoặc là gây ra nhiều cách hiểu khác nhau. Điển hình như hai thuật ngữ “bãi bỏ” và “hủy bỏ”. Lâu nay vẫn có sự tranh luận sôi nổi xoay quanh hai thuật ngữ này. Có người cho rằng, hai thuật ngữ này là giống nhau vì trong nhiều văn bản pháp luật hay thậm chí cả Hiến pháp - đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất cũng không có tiêu chí nào cho phép xác định sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này (trong Hiến pháp quy định lúc thì áp dụng quyền “bãi bỏ”, lúc
    thì “huỷ bỏ” mà không hề đưa ra tiêu chí phân biệt). Cũng có quan điểm cho rằng, hai thuật ngữ này là khác nhau vì nếu giống nhau thì chỉ cần sử dụng một trong hai. Giới luật học thì cứ bàn, nhiều nhà nghiên cứu thì cứ cất công nghiên cứu vấn đề này1 còn những chủ thể có thẩm quyền giải thích pháp luật thì cứ để đó, tạo ra một câu hỏi không lời đáp.


    Một ví dụ khác: Khoản 1 Điều 83 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm


    2008 (Luật 2008) quy định:




    - Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.

    - Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó”.


    Như vậy, với quy định này thì sẽ áp dụng văn bản pháp luật nào khi có một sự việc xảy vào ngày văn bản pháp luật cũ có hiệu lực nhưng khi giải quyết thì văn bản pháp luật cũ ấy được thay thế bằng văn bản pháp luật mới? Nếu nói là áp dụng văn bản pháp luật mới - văn bản đang có hiệu lực thì mâu thuẫn câu đầu tiên của khoản 1 Điều 83 Luật 2008. Nếu áp dụng văn bản pháp luật cũ đã hết hiệu lực thì lại mâu thuẫn với câu thứ hai của khoản 1 Điều 83 Luật 2008. Trong trường hợp này, có
    thể áp dụng quy định tại Điều 79 Luật 2008 về “hiệu lực trở về trước của văn bản pháp luật” hay không nếu như văn bản pháp luật mới quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn văn bản pháp luật cũ đã hết hiệu lực? Xem xét cả Điều 79, Điều 83 Luật 2008 vẫn không cho phép chúng ta đưa ra kết luận cuối cùng về vấn đề này2 vì rằng khoản 4 Điều 83 Luật 2008 chỉ quy định: “Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới”. Nhưng nếu trong trường hợp “văn bản quy phạm pháp luật mới quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn” thì áp dụng văn bản pháp luật cũ, trong khi Điều 79 Luật 2008 lại quy định: “Chỉ
    trong những trường hợp thật cần thiết, văn bản quy phạm pháp luật mới được quy định hiệu lực trở về trước” và câu cuối khoản 1 Điều 83 thì lại quy định: “Trong trường hợp văn bản có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó”. “Những trường hợp thật cần thiết” là những trường hợp nào và văn bản nào là văn
    bản có quy định hiệu lực trở về trước? Đây đều là những quy định tùy nghi, khó có cách hiểu và áp dụng thống nhất nếu không được giải thích rõ ràng.


    Khoản 1 Điều 9 Luật 2008 quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành,

    huỷ bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” (trước đây, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2002) cũng quy định ở khoản 1 Điều 9 với nội dung tương tự). Với điều luật này có thể hiểu rằng, văn bản được sửa đổi, bổ sung phải bằng chính văn bản của cơ quan đã ban hành ra văn bản đó hoặc cơ quan có thẩm quyền cao hơn, vì rằng không thể lấy văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn để sửa đổi, bổ sung văn bản có giá trị pháp lý cao hơn, càng không thể lấy văn bản của cơ quan có thẩm quyền thấp hơn để sửa đổi, bổ sung văn bản của cơ quan có thẩm quyền cao hơn. Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra là văn bản pháp luật mới sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật cũ có cần cùng loại với văn bản cũ hay không? Về lý luận thì chỉ có những
    văn bản cùng loại với nhau mới có thể thay thế cho nhau. Nếu theo Luật Ban hành


    văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2002) (sau đây gọi là Luật 1996) thì không dễ trả lời vì theo Luật 1996 thì mỗi cơ quan nhà nước đều có quyền ban hành nhiều văn bản pháp luật với những tên gọi khác nhau3. Tuy Luật 1996 có những tiêu chí để phân biệt giữa các văn bản pháp luật của cùng một cơ quan ban hành nhưng nhìn chung các tiêu chí phân biệt này vẫn chưa thực sự rõ ràng. Đến Luật 2008 thì câu trả lời có phần dễ dàng hơn vì kể từ ngày 1/1/2009, một số cơ quan nhà nước và một số chức vụ trong cơ quan nhà nước chỉ được quyền ban hành một loại văn bản pháp luật (Chính phủ chỉ được quyền ban hành Nghị định, Thủ tướng Chính phủ được ban hành Quyết định, Bộ, cơ quan ngang
    Bộ chỉ được quyền ban hành Thông tư với tư cách là văn bản quy phạm pháp


    luật). Việc đơn giản hóa hệ thống văn bản pháp luật tuy giúp chúng ta dễ dàng hơn


    trong việc xác định câu trả lời, nhưng vẫn không thực sự chắc chắn.




    Nhiều ý kiến cho rằng văn bản mới sửa đổi, bổ sung văn bản cũ nhất định phải cùng loại với văn bản cũ vì trên thực tế chúng ta vẫn thấy tồn tại công thức: “Nghị định này sửa đổi, bổ sung nghị định kia; Thông tư này thay thế cho thông tư kia”. Có những trường hợp văn bản mới sửa đổi, bổ sung thay thế văn bản cũ tuy không cùng cơ quan ban hành nhưng hiệu lực pháp lý của văn bản mới cao hơn văn bản

    cũ như Luật Luật sư thay thế Pháp lệnh Luật sư, Luật Cán bộ công chức thay thế Pháp lệnh Cán bộ công chức. Đây gọi là pháp điển hóa và tuân thủ theo đúng câu cuối cùng của khoản 1 Điều 9 Luật 2008. Nhưng nếu quan niệm như vậy thì sẽ không giải thích được một thực tế đã từng xảy ra đó là việc Nghị quyết số 51/2001/QH ngày 25/12/2001 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992. Như đã trình bày, thật khó chấp nhận được việc lấy văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn để sửa đổi, bổ sung văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Với tư duy pháp lý ấy, không thể lấy Nghị quyết mà sửa đổi, bổ sung Hiến pháp – văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất. Bên cạnh đó, cả Luật 1996 và Luật 2008 quy định rất rõ trong những trường hợp nào thì Quốc hội được ban hành Nghị quyết, nhưng không thấy có quy định Quốc hội có quyền lấy nghị quyết để sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Có thể lý luận rằng, Quốc hội ban hành Nghị quyết trong trường hợp cần quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội4, nhưng “vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội” là những vấn đề nào? Quy định tùy nghi như vậy vừa thể hiện sự bất lực trong quá trình lập pháp, vừa rất dễ tạo ra sự lạm quyền, tùy tiện. Nếu muốn hạn chế tình trạng tùy nghi này thì cần giải thích thế
    nào là “vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội” và như vậy lại quay về vấn đề giải thích pháp luật. Câu hỏi đặt ra là nên trao quyền giải thích pháp luật chính thức cho chủ thể nào, vì hiện nay có nhiều chủ thể có quyền giải thích pháp luật nhưng lại thực hiện quyền này không thực sự hiệu quả5.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...