Luận Văn Vai trò định hướng XHCNcủa NN đối với sự phát trỉên nền kinh tế Việt Nam

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vai trò định hướng XHCN của NN đối với sự phát trỉên nền kinh tế VNMỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Định hướng XHCN là một vấn đề được Đảng ta chính thức nêu ra từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Đây là một chủ đề lý luận và thực tiễn rất cơ bản, trọng yếu, giữ vai trò chỉ dẫn và chi phối các hoạt động tư tưởng, lý luận và thực tiễn, được toàn Đảng, toàn dân ta hết sức quan tâm. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, khi công cuộc đổi mới ở Việt Nam đang diễn ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước hết sức phức tạp, chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, đang đứng trước những thời cơ và vận hội to lớn cũng những thách thức và nguy cơ không thể xem thường thì vấn đề định hướng XHCN ngày càng giữ vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với thực tiễn hôm nay và tương lai mai sau của đất nước.
    Giữ vững định hướng XHCN là một nguyên tắc của công cuộc đổi mới. Sự thành công hay thất bại của công cuộc đổi mới đó ở Việt Nam hiện nay phụ thuộc vào việc giữ vững định hướng đó hay không. Do vậy, làm rõ thực chất của định hướng XHCN, tính đúng đắn của nó, những điều kiện và vai trò các nhân tố thực hiện định hướng để từ đó tạo cơ sở khoa học cho hoạch định các đường lối, chủ trương, chính sách trong công cuộc đổi mới, nhằm thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là điều quan trọng và cần thiết.
    Vì thế việc nghiên cứu “vai trò định hướng XHCN của Nhà nước đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vừa cơ bản, vừa cấp thiết.
    2. Tình hình nghiên cứu:
    Vấn đề định hướng XHCN nói chung, vai trò của Nhà nước nói riêng trong thực hiện định hướng được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học ở nhiều cấp, nhiều ngành. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu độc lập của các nhà khoa học cũng như công trình nghiên cứu tập thể các vấn đề nói trên dưới nhiều góc độ khác nhau. Ví dụ:
    + Một số chương trình, đề tài thuộc các chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước.
    - Chương trình KX01 “Những vấn đề lý luận về CNXH và về con đường đi lên CNXH ở nước ta” do GS.TS. Nguyễn Duy Quý chủ nhiệm.
    - Đề tài KX05-04 “Đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn quá độ lên CNXH” do GS. PTS. Nguyễn Ngọc Long chủ nhiệm.
    - Đề tài KX03-04 “Cơ chế thị trường và vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế nước ta hiện nay” do GS. TS. Lương Xuân Quỳ làm chủ nhiệm .
    + Một số cuốn sách chuyên khảo:
    - Định hướng XHCN ở Việt Nam, Một số vấn đề lý luận cấp bách, của ông Trần Xuân Trường.
    - Một số vấn đề về định hướng XHCN ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Đức Bách, Nhị Lê, Lê Văn Yên.
    - Cơ sở khoa học của công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam của ông Lê Đăng Doanh.
    - Kinh tế Việt Nam trước thế kỷ XXI, cơ hội và thách thức của Nguyễn Minh Tú.
    - Đổi mới hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta, của các tác giả Vũ Đình Bách, Ngô Đình Giao.
    + Một số luận án PTS., ThS. gần đây:
    - Định hướng XHCN ở Việt Nam, nội dung cơ bản và những điều kiện chủ yếu để thực hiện của Nguyễn Văn Oanh.
    - Vai trò định hướng XHCN của kiến trúc thượng tầng chính trị đối với sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay của Huỳnh Thanh Minh .
    Ngoài ra còn các công trình nghiên cứu được công bố trên nhiều tạp chí, thông tin chuyên đề:
    - Hội thảo “Một số vấn đề về định hướng XHCN ở nước ta” đăng trên Tạp chí Cộng sản từ số 4 tháng 2/1996 đến số 7 tháng 4/1996.
    - Kinh tế thị trường và định hướng XHCN của Bùi Ngọc Chưởng - Tạp chí Cộng sản tháng 6/1995.
    - Vai trò lãnh đạo chính trị của Đảng và chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay của Nguyễn Tiến Phồn, Tạp chí Triết học số 3/1995.
    - Mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới chính sách kinh tế và đổi mới chính sách xã hội của Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí triết học số 3/1996.
    Mặc dù các công trình nghiên cứu, tài liệu , bài viết đã đề cập khá nhiều đến các khía cạnh khác nhau có liên quan trực tiếp đến đề tài: quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ chính trị TBCN, bước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, vai trò của các nhân tố chủ quan trong việc lựa chọn và thực hiện định hướng XHCN . Song chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống dưới góc độ triết học về “Vai trò định hướng XHCN của Nhà nước đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam hiện nay”.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án:
    a. Mục đích:
    - Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về mối quan hệ giữa Nhà nước và kinh tế.
    - Làm sáng tỏ tác động của Nhà nước với quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam. Từ đó đề xuất một số phương hướng nâng cao vai trò của Nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
    b. Nhiệm vụ của luận án:
    Để đạt được mục đích trên, luận án có nhiệm vụ:
    - Phân tích một cách có hệ thống lý luận Mác - Xít về quan hệ giữa Nhà nước và kinh tế với tư cách là phương pháp luận nền tảng cho việc xem xét vai trò của Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
    - Phân tích một số các học thuyết kinh tế, một số mô hình kinh tế thị trường hiện đại nhằm khẳng định vai trò ngày càng tăng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
    - Phân tích và chứng minh việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là con đường tất yếu, hợp quy luật vận động của lịch sử trong thời đại ngày nay.
    - Làm rõ nội dung và phương thức định hướng XHCN của Nhà nước đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
    - Trên cơ sở phân tích thực tiễn hơn 10 năm đổi mới, luận án làm rõ thực trạng, những vấn đề phát sinh và một số phương hướng nhằm tiếp tục nâng cao vai trò của Nhà nước trong định hướng XHCN sự phát triển nền kinh tế.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Trong quá trình nghiên cứu, luận án lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở lý luận, phương pháp luận; luận án sử dụng các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan.
    Luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp của CNDVBC và CNDVLS đặc biệt là các phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống nhất lôgíc và lịch sử, phương pháp thống nhất lý luận và thực tiễn .
    5. Cái mới của luận án:
    - Góp phần nghiên cứu tương đối có hệ thống mối quan hệ giữa Nhà nước và kinh tế.
    - Góp phần vạch cơ sở khoa học của định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển kinh tế và vai trò của Nhà nước trong định hướng đó.
    - Góp phần nêu ra một số phương hướng nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam theo định hướng XHCN.
    6. Ý nghĩa thực tiễn:
    Những kết quả đạt được trong luận án sẽ góp phần vào thực tiễn nghiên cứu và giảng dạy môn triết học Mác - Lênin, có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho môn kinh tế chính trị học và một số môn khác trong phạm vi liên quan đến đề tài.
    7. Kết cấu của luận án.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án bao gồm 3 chương, 7 tiết.
     
Đang tải...