Tiểu Luận Vai trò của Xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 -2010

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần 1: XUẤT KHẨU VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
    1. Các khái niệm
    1.1. Ngoại thương
    Thương mại quốc tế ( ngoại thương) là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên. Đối với phần lớn các nước, nó tương đương với một tỷ lệ lớn trong GDP.
    Mặc dù thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người nhưng tầm quan trọng kinh tế, xã hội và chính trị của nó mới được để ý đến một cách chi tiết trong vài thế kỷ gần đây. Thương mại quốc tế phát triển mạnh cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, giao thông vận tải, toàn cầu hóa, công ty đa quốc gia và xu hướng thuê nhân lực bên ngoài. Việc tăng cường thương mại quốc tế thường được xem như ý nghĩa cơ bản của "toàn cầu hoá".

    1.2. Xuất khẩu và xuất khẩu hàng hóa
    Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài.
    Trong tính toán tổng cầu, xuất khẩu được coi là nhu cầu từ bên ngoài (ngoại nhu). Mức độ phụ thuộc của một nền kinh tế vào xuất khẩu được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân. Đối với những nền kinh tế mà cầu nội địa yếu, thì xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế, nhiều nước đang phát triển theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Tuy nhiên, vì xuất khẩu phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài, nên để đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, IMF thường khuyến nghị các nước phải dựa nhiều hơn nữa vào cầu nội địa.
    Xuất khẩu hàng hóa: là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt nam được coi là khu Hải Quan riêng theo quy định pháp luật
    Hàng hóa xuất khẩu: toàn bộ hàng hóa có xuất xứ trong nước và hàng tái xuất khẩu, được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu ngoại quan, khu vực tự do làm giảm nguồn vật chất trong nước

    2.Các lý thuyết lợi thế trong thương mại quốc tế.
    2.1.Lợi thế tuyệt đối ( A.Smith)
    Lợi thế tuyệt đối là lợi thế có được trong điều kiện so sánh chi phí để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm, khi một nước sản xuất sản phẩm có chi phí cao hơn sẽ nhập sản phẩm đó từ nước khác có chi phí sản xuất thấp hơn.
    Đối với các nước đang phát triển và các nước có công nghiệp kém phát triển thì thông qua mặt này ngoại thương sẽ giúp bù đắp sự yếu kém về khả năng sản xuất tư liệu sản xuất và yếu kém về kiến thức công nghệ của các nước này.
    Hạn chế của lý thuyết này:


    Theo lý thuyết này thì các nước đang phát triển sẽ nhập khẩu, các nước phát triển sẽ xuất khẩu như vậy sẽ tạo ra quan hệ không bình đẳng trong quan hệ quốc tế, các nước đang phát triển sẽ phụ thuộc vào các nước phát triển.
    Thực hiện theo lý thuyết này thì sẽ dẫn tới lãng phí nguồn lực của các nước đang phát triển vì họ sẽ không sản xuất nhiều.
    Làm thu hẹp khả năng phát triển của thương mại quốc tế.

    2.2.Lợi thế so sánh của Ricardo
    Một nước được gọi là có lợi thế so sánh về một mặt hàng nào đó so với một nước khác khi việc sản xuất ra một mặt hàng đó ở nước này có chi phí cơ hội nhỏ hơn.
    Luật Ricardo : Một nước sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sang một nước khác một mặt hàng có chi phí cơ hội nhỏ hơn và nhập khẩu lại chính mặt hàng còn lại ở nước kia.
    Hạn chế : Ricardo chỉ sử dụng mỗi chi phí lao động mà thực tế để tạo ra sản phẩm thì có 2 loại chi phí : chi phí vốn và chi phí lao động.

    2.3.Lý thuyết lợi thế nguồn lực của Ohlin – Hecksher
    Nôi dung: Với các nước có lợi thế về vốn thì sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu các hàng hóa sử dụng nhiều vốn vì giá trong nước của sản phẩm này sẽ rẻ hơn giá quốc tế.
    Với các nước có lợi thế về lao động thì sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu các hàng hóa sử dụng nhiều lao động sang các nước phát triển vì khi đó giá trong nước của sản phẩm này cũng sẽ rẻ hơn giá quốc tế.

    3.Các chiến lược xuất khẩu:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...