Thạc Sĩ Vai trò của việc sử dụng vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI​ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN--------------------------------------​ TRẦN TÚ HOA​ VAI TRÒ CỦA VIỆC SỬ DỤNG VỐN XÃ HỘI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI​ LUẬN VĂN THẠC SĨ​ CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC​ Hà Nội-2010​
    ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI​ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN--------------------------------------​ TRẦN TÚ HOA​ VAI TRÒ CỦA VIỆC SỬ DỤNG VỐN XÃ HỘI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI​ LUẬN VĂN THẠC SĨ​ CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC​ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KH: PGS.TS VŨ HÀO QUANG​ Hà Nội-2010​
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nước ta đã chính thức ra nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 11/2006. Đây là một sân chơi quốc tế lớn, vừa tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng mang lại nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với doanh nghiệp Việt Nam nói chung, dù muốn hay không cũng phải chấp nhận một sân chơi công bằng, bình đẳng với các doanh nghiệp quốc tế. Trong một sân chơi chung và với một luật chung như vậy, muốn đứng vững và chiến thắng đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải đủ sức cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó vốn xã hội đóng vai trò hết sức quan trọng vì nó là yếu tố cơ bản để thúc đẩy hiệu quả của chiến lược phát triển doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một bộ phận rất quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, điều đó đã được tất cả các nước trên thế giới thừa nhận do nó chiếm tỉ trọng lớn trong cộng đồng doanh nghiệp, tạo việc làm cho phần lớn lao động xã hội, góp phần ổn định chính trị, ổn định nền kinh tế, thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân, tận dụng mọi nguồn lực vào phát triển, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh trong nền kinh tế. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng cũng không nằm ngoài các đặc điểm chung của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới. Qua hơn hai mươi năm thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có những thành công kỳ diệu, từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, nó cũng mang những đặc điểm riêng của một nền kinh tế còn nhỏ bé, lạc hậu và môi trường kinh doanh cũng còn nhiều khó khăn. Để phát triển kinh tế đất nước, bên cạnh việc phát triển doanh nghiệp nói chung thì phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do vậy, bên cạnh việc tạo điều kiện dễ dàng cho sự ra đời của doanh nghiệp, thì việc quan trọng hơn là phải tạo ra một môi trường hỗ trợ để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể đứng vững được trước sự cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Trong các hỗ trợ đó, việc có cơ chế, chính sách cho các doanh nghiệp phát huy hiệu quả việc sử dụng vốn xã hội của mình là điều cần thiết để trực tiếp giúp các doanh nghiệp từng bước phát triển, để cộng đồng doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, làm nền tảng cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, để các doanh nghiệp phát triển bền vững, cần trả lời những câu hỏi cơ bản như: Doanh nghiệp đã sử dụng vốn xã hội như thế nào trong quá trình phát triển? Việc sự dụng vốn xã hội đem lại điều gì trong quá trình kinh doanh, sản xuất? Hay vốn xã hội có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa? Giải pháp nào để nâng cao vai trò việc sử dụng vốn xã hội trong quá trình phát triển của doanh nghiệp? Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn kể trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Vai trò của việc sử dụng vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp của mình.

    MỤC LỤC


    264469600"PHẦN I. MỞ ĐẦU3
    264469601"1. Tính cấp thiết của đề tài3
    264469602"2. Tình hình nghiên cứu. 4
    264469603"2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước. 4
    264469604"2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước. 9
    264469607"3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 12
    264469608"3.1. Mục tiêu nghiên cứu. 12
    264469609"3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. 13
    264469610"4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu. 13
    264469611"4.1. Đối tượng nghiên cứu. 13
    264469612"4.2. Khách thể nghiên cứu. 13
    264469613"4.3. Phạm vi nghiên cứu:13
    264469614"4. Vấn đề nghiên cứu. 13
    264469615"6. Giả thuyết nghiên cứu. 14
    264469616"7. Phương pháp nghiên cứu. 14
    264469617"7.1. Phương pháp tiếp cận. 14
    264469618"7.2. Phương pháp thu thập thông tin cụ thể. 14
    264469619"7.3. Khung lý thuyết15
    264469620"8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài17
    264469621"8.1. Ý nghĩa lý luận. 17
    264469622"8.2. Ý nghĩa thực tiễn. 17
    264469623"9. Luận cứ chứng minh. 18
    264469624"10. Cấu trúc luận văn. 18
    264469625"PHẦN 2. NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐÊ TÀI LUẬN VĂN20
    264469626"CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI LUẬN VĂN20
    264469627"1.1. Các khái niệm công cụ. 20
    264469628"1.2. Các hướng tiếp cận lý thuyết xã hội học. 28
    264469629"4.1. Lý thuyết trao đổi xã hội28
    264469630"4.2. Lý thuyết về vốn xã hội của B.James Coleman và Bourdieu.30
    264469631"4.3. Lý thuyết mạng lưới xã hội33
    264469632"CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI35
    264469633"2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam35
    264469634"2.1.1. Tổng quan về các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam35
    264469635"2.1.2. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội42
    264469636"CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA VIỆC SỬ DỤNG VỐN XÃ HỘI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN47
    264469637"THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY47
    264469638"3.1. Vai trò của việc sử dụng vốn xã hội trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội.47
    264469639"3.1.1. Việc sử dụng và phát huy vai trò của việc vốn xã hội trong nội bộ doanh nghiệp49
    264469640"3.1.2. Việc sử dụng vốn xã hội trong các hoạt động của doanh nghiệp. 61
    264469641"3.2. Mục tiêu, xu hướng sử dụng vốn xã hội của các thành viên chủ chốt trong doanh nghiệp nhỏ và vừa.73
    264469642"2.2.1. Mục tiêu và xu hướng sử dụng vốn xã hội cho sự phát triển của doanh nghiệp73
    264469643"2.2.2. Sự khác biệt giữa các cấp quản lý doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn xã hội79
    264469644"3.3. Những khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn xã hội81
    264469645"3.3.1. Những khó khăn trong việc sử dụng vốn xã hội81
    264469646"3.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn xã hội82
    264469647"3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn xã hội trong phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 82
    264469648"PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ91
    264469649"1. Kết luận. 91
    264469650"3. Khuyến nghị92
    264469651"DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO92
    264469652"PHỤ LỤC92
    264469653"1. PHỤ LỤC 1: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN92
    264469654"PHỤ LỤC 2: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP102
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...