Tài liệu Vai trò của văn học dân gian đối với văn học viết thời Đại Việt

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong nhiều cuốn sách trước đây viết về văn học dân gian, thường có quan niệm: “Văn học dân gian là sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động”(1). Các tác giả thường ca ngợi nhân dân lao động là những con người hoàn hảo. Quan niệm như trên về tác giả của văn học dân gian là chưa đầy đủ và chưa thật chính xác.


    Văn học dân gian do dân chúng sáng tác thưởng thức, lưu truyền. Nội dung của khái niệm dân, dân chúng thay đổi theo thời gian. Trong xã hội quân chủ, dân không chỉ gồm bốn loại (sĩ, nông, công, thương) như giai cấp thống trị quan niệm mà còn bao gồm những người khác như binh lính, những người làm nghề ca hát, các kĩ nữ, v.v Trong xã hội thuộc địa nửa quân chủ, dân bao gồm nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ, dân nghèo thành thị, công chức, trí thức, thợ thuyền, binh lính v.v


    Dân chúng là một tập hợp đông đảo, trong đó có kẻ hay người dở, có người thông tuệ và có cả những người chậm hiểu, có cả những người tài khéo bên cạnh một số ít vụng về(2).


    Văn học dân gian là một hình thái ý thức xã hội. Nhiều tác giả cho rằng, văn học dân gian ra đời từ thời kì công xã nguyên thuỷ, trải qua các thời kì phát triển lâu dài trong các chế độ xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại trong thời đại ngày nay(3). Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng, chỉ sau khi có nhà nước, mới có hai dòng văn học: văn học dân gian và văn học viết. Trước đó chỉ có văn học cộng đồng. Theo quan niệm này, người Ê Đê, Mơ Nông không có văn học dân gian vì chưa phát triển đến trình độ tổ chức xã hội có nhà nước. Giáo sư Nguyễn Tấn Đắc viết: “Trong một xã hội cộng đồng như vậy, văn hoá mang tính cộng đồng và cũng chưa nhiễm tính chính trị - đẳng cấp. Chưa có sự phân biệt giữa cái chính thống, quan phương với cái dân gian, thôn dã. Tất cả chỉ là một. Không có hiện tượng hai bộ phận văn hoá. Tính cộng đồng là đặc điểm bao trùm toàn bộ đời sống của xã hội đó. Khi nói dân gian là mặc nhiên thừa nhận có cái đối lập với nó. Nhưng ở trong những xã hội này, văn hoá nói riêng cũng như xã hội nói chung chưa có sự tách đôi thành hai bộ phận “đối lập” nhau”(4).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...