Tiểu Luận vai tro của văn hóa trong thời đại ngày nay

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    lời nói đầu

    Khi nghiên cứu về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các nhà khoa học chân chính do xuất phát từ quan điểm khách quan, lịch sử, cụ thể, đã có những nhận định đúng đắn, nghiêm túc. Nhưng bên cạnh đó, lại có một số người có quan điểm sai trái, cho rằng lý luận Mác - Lênin giải quyết vấn đề đấu tranh giai cấp, còn tư tưởng Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề đấu tranh dân tộc thuần tuý, không thể áp đặt mãi học thuyết Mác - Lênin vào Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh phát triển kinh tế thị trường. Chúng ta phải phê phán những quan điểm sai trái đó.

    Phải nói rằng, cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất gắn bó với chủ nghĩa Mác - Lênin và Người đã vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Người nói: “Thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn”.

    Khi chuẩn bị thành lập Đảng, Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa Mác - Lênin là cái cốt của Đảng giống như trí khôn của người, bàn chỉ nam của con tàu đi biển. Phải dựa trên cái cốt ấy để xây dựng Đảng thì Đảng mới trở thành một đảng cách mạng chân chính, vững mạnh, để Đảng lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc đi đến thắng lợi hoàn toàn của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.


    Khái niệm cái cốt mà Hồ Chí Minh dùng để nói về chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời kỳ thành lập Đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Điều này xuất phát trước hết từ thực tiễn cách mạng Việt Nam những năm 30 của thế kỷ XX, khi tất cả các đảng phái yêu nước khác đã bị thất bại vì không có chủ thuyết rõ ràng, không có một lý luận cách mạng đúng đắn soi đường. Chính vì vậy, ngay trong trang mở đầu của tác phẩm “Đường cách mệnh”, Hồ Chí Minh đã nhắc lại ý của Lênin: Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng. Chỉ có đảng nào được một lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới làm tròn được vai trò của người chiến sĩ tiên phong.


    Qua nhiều năm đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đi đến kết luận là trong thế giới này, học thuyết nhiều, nhưng chủ nghĩa đúng đắn nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác - Lênin. Chính cái cốt lý luận ấy đã định hướng cho việc xây dựng Đảng ta trong suốt tiến trình Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam, giúp Đảng ta vững vàng trong mọi tình huống, khắc phục được những lệch lạc “tả”, “hữu” đã bộc lộ trong quan điểm, đường lối hay trong hoạt động thực tiễn của một bộ phận cán bộ, đảng viên ở thời kỳ này hay thời kỳ khác.


    Sau đó, Hội nghị Trung ương tháng 10 năm 1930 xác định chủ nghĩa Mác - Lênin là cái gốc của Đảng. Đến Đại hội II (1951), Đảng ta xác định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng của Đảng. Khái niệm nền tảng tư tưởng của Đảng bắt đầu được đưa vào các văn kiện của Đảng từ đó trở đi. Cũng cần chú ý là trong Báo cáo chính trị được trình bày tại Đại hội II, Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa Mác-Lênin là lý luận của Đảng Chủ nghĩa Mác - Lênin được coi là nền tảng tư tưởng vừa là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng bắt đầu từ Đại hội III (1960). Đến Đại hội VII (1991) Đảng ta chính thức nêu rõ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Điều này đánh dấu một bước phát triển quan trọng về tư duy lý luận của Đảng ta.


    Thực ra, tư tưởng Hồ Chí Minh đã đi vào đường lối của Đảng, đã trở thành đường lối của Đảng ta từ khi Đảng được thành lập. Đặc biệt, từ đầu năm 1941, khi Hồ Chí Minh trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam thì tư tưởng Hồ Chí Minh đã được thể hiện đầy đủ trong đường lối, quan điểm của Đảng.Đến năm 1991, những điều kiện chủ quan và khách quan đã đủ để Đại hội VII đặt vấn đề Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Điều khẳng định này đã được đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đồng tình, thúc đẩy việc tiếp tục đổi mới tư duy của Đảng với tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo để không ngừng bổ sung, hoàn thiện đường lối đổi mới của Đảng. Thực tiễn đổi mới của đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng từ Đại hội VII đến nay đã chứng minh điều đó.


    Tuy nhiên, khi đặt vấn đề về tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng thì cũng nảy sinh hai khuynh hướng ở ngay trong cán bộ, đảng viên của ta. Một là, không cần phải đưa thêm tư tưởng Hồ Chí Minh vào đây, vì tư tưởng Hồ Chí Minh chẳng qua chỉ là sự vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, nói chủ nghĩa Mác - Lênin là đủ rồi; Hai là, nói tư tưởng Hồ Chí Minh như vậy là đánh giá chưa đúng, mà phải gọi là học thuyết hay chủ nghĩa Hồ Chí Minh mới đúng tầm di sản Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc và nhân loại. Đương nhiên, đó chỉ là ý kiến của một số người, không được Đảng ta và dư luận xã hội rộng rãi chấp nhận.


    Nhưng thế nào là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động? Đây vẫn là vấn đề cần phải làm rõ.


    Mác và Ăngghen đã nói rất rõ: Học thuyết của các ông không phải là giáo điều mà là kim chỉ nam cho hành động. Có thể tìm thấy trong di sản tư tưởng của các ông nhiều ý rất hay nói về việc các ông phản bác ý kiến của một số người muốn biến học thuyết của các ông thành những tín điều xơ cứng, mất hết sức sống, cản trở sự tìm tòi và phát triển của những người tiếp nhận học thuyết của các ông. V.I.Lênin vừa bảo vệ, vừa phát triển chủ nghĩa Mác một cách sáng tạo.


    Khi bước vào thời kỳ đổi mới, trong giới nghiên cứu ở ta có ý kiến e ngại rằng, nếu nói lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng thì có sợ hạn chế việc phát triển lý luận của Đảng Cộng sản hay không? Hay chỉ cần coi đó là kim chỉ nam cho hành động là đủ, vì điều này phù hợp với ý của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin.


    Để hiểu đúng vấn đề này, chỉ có một cách tốt nhất là trở về với cách hiểu, cách giải thích, cách vận dụng, cách phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin ở Hồ Chí Minh. Người đã nêu một số ý tổng quát:


    - Nắm chủ nghĩa Mác - Lênin là nắm lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin.


    - Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin không phải nhớ cho nhiều sách, thuộc nhiều câu chữ của chủ nghĩa Mác - Lênin, mà dùng lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để giải quyết những vấn đề của cách mạng nước ta và thời đại đang đặt ra.


    Lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin là lập trường cách mạng triệt để; quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin là quan điểm khoa học, xuất phát từ thực tiễn, phát hiện quy luật và làm theo quy luật; phương pháp của cách mạng Mác - Lênin là phương pháp biện chứng. Đây cũng là lập trường, quan điểm và phương pháp của tư tưởng Hồ Chí Minh mà chúng ta cần phải nắm vững.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...