Tiến Sĩ Vai trò của tỷ giá hối đoái trong cơ chế dẫn truyền chính sách tiền tệ Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 15/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    Lời cam đoan i
    Danh mục từ viết tắt ii
    Danh mục bảng, hình, biểu iv
    Mục lục viii
    PHẦN MỞ ðẦU . xiii
    Lý do chọn đề tài xiii
    Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan . xiv
    Mục tiêu nghiên cứu . xviii
    ðối tượng và phạm vi nghiên cứu . xviii
    Mô hình và phương pháp nghiên cứu xix
    Nguồn dữ liệu . xxi
    Thiết kế nghiên cứu xxi
    ðiểm mới của nghiên cứu . xxiii
    Cấu trúc nghiên cứu xxiv

    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ, CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CƠ CHẾ DẪN TRUYỀN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ . 1
    1.1. Tổng quan về tỷ giá 1
    1.1.1. Tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực song phương 1
    1.1.2. Tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực đa phương . 2
    1.1.3. Sự vận hành của tỷ giá trong nền kinh tế 3
    1.2. Tổng quan về chính sách tiền tệ 6
    1.2.1. Khái niệm chính sách tiền tệ . 6
    1.2.2. Các mục tiêu của chính sách tiền tệ 7
    1.2.2.1. Mục tiêu cuối cùng . 8
    1.2.2.2. Mục tiêu trung gian 10
    1.2.2.3. Mục tiêu hoạt động . 11
    1.2.3. Các công cụ của chính sách tiền tệ 11
    1.3. Cơ chế dẫn truyền chính sách tiền tệ (MTM) 13
    1.3.1. Khái niệm cơ chế dẫn truyền chính sách tiền tệ 13
    1.3.2. Cơ chế dẫn truyền chính sách tiền tệ qua các kênh 14
    1.3.2.1. Kênh lãi suất 14
    1.3.2.2. Kênh tỷ giá . 15
    1.3.2.3. Các kênh dẫn truyền khác . 18
    1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của cơ chế dẫn truyền 19
    1.3.4. Vai trò của tỷ giá trong cơ chế dẫn truyền . 22
    1.4. Tổng hợp các nghiên cứu về tỷ giá trong cơ chế dẫn truyền chính sách tiền tệ 26
    1.4.1. Các nghiên cứu tiếp cận theo dẫn truyền chính sách tiền tệ . 26
    1.4.2. Các nghiên cứu tiếp cận theo trung chuyển biến động tỷ giá . 30
    Tóm tắt chương 1 33

    CHƯƠNG 2. TỶ GIÁ TRONG KHUNG ðIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VIỆT NAM 34
    2.1. Đặc điểm nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1999-2012 . 34
    2.1.1. Độ mở ngoại thương . 37
    2.1.2. Hội nhập tài chính . 40
    2.1.3. Độ sâu tài chính 42
    2.1.4. Tình trạng đô la hóa 44
    2.2. Khung chính sách tiền tệ Việt Nam giai đoạn 1999-2012 47
    2.2.1. Hệ thống mục tiêu chính sách . 48
    2.2.1.1. Mục tiêu cuối cùng . 48
    2.2.1.2. Mục tiêu điều hành . 50
    2.2.2. Các công cụ của chính sách tiền tệ 52
    2.2.2.1. Nghiệp vụ thị trường mở 52
    2.2.2.2. Dự trữ bắt buộc 53
    2.2.2.3. Tái cấp vốn và các lãi suất chỉ đạo . 55
    3.2.2.4. Tỷ giá . 56
    2.3. Tỷ giá trong điều hành chính sách tiền tệ giai đoạn 1999-2012 . 57
    2.3.1. Tóm lược điều hành chính sách tiền tệ giai đoạn 1999-2012 . 57
    2.3.2. Diễn biến và điều hành tỷ giá giai đoạn 1999-2012 59
    2.3.2.1. Diễn biến và điều hành tỷ giá danh nghĩa VND/USD . 59
    2.3.2.2. Diễn biến tỷ giá thực 62
    2.3.2.3. Tỷ giá trong chính sách tiền tệ Việt Nam 63

    Tóm tắt chương 2 71

    CHƯƠNG 3. KÊNH TỶ GIÁ TRONG CƠ CHẾ DẪN TRUYỀN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VIỆT NAM . 73
    3.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu 73
    3.1.1. Xây dựng mô hình SVAR . 74
    3.1.2. ðịnh dạng cú sốc cấu trúc . 78
    3.2. ðịnh nghĩa biến số và nguồn dữ liệu . 83
    3.3. Tính dừng và sai phân của dữ liệu . 87
    3.4. Phân tích kết quả ước lượng 88
    3.4.1. Dẫn truyền chính sách tiền tệ dạng khung . 89
    3.4.2. Dẫn truyền kênh lãi suất . 92
    3.4.3. Dẫn truyền kênh tỷ giá 97
    3.4.4. Dẫn truyền chính sách tiền tệ có biến ngoại thương 102
    3.4.5. Phân tích phân rã phương sai 108
    Tóm tắt chương 3 113

    CHƯƠNG 4. TRUNG CHUYỂN BIẾN ðỘNG TỶ GIÁ ðẾN CÁC CHỈ SỐ GIÁ. . 114
    4.1. Xây dựng mô hình RVAR 114
    4.2. ðịnh nghĩa biến số và nguồn dữ liệu . 116
    4.3. Tính dừng và sai phân của dữ liệu . 119
    4.4. Phân tích kết quả ước lượng 121
    4.4.1. ERPT đến các chỉ số giá . 121
    4.4.2. ERPT đến chuỗi giá 124
    4.4.3. ERPT theo hai giai đoạn . 126
    4.4.4. Phân tích phân rã phương sai của các chỉ số giá 129
    Tóm tắt chương 4 130

    CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 132

    5.1. Kết luận 132
    5.1.1. Những kết luận chung về cơ chế dẫn truyền chính sách tiền tệ ViệtNam. 132
    5.1.2. Những kết luận về vai trò của tỷ giá trong cơ chế dẫn truyền chính sách tiền tệ Việt Nam . 134
    5.1.2.1. Về phản ứng của tỷ giá với sốc điều hành chính sách tiền tệ . 134
    5.1.2.2. Về tác động của sốc tỷ giá đến các mục tiêu chính sách . 134
    5.1.2.3. Về sử dụng tỷ giá để đạt các mục tiêu chính sách . 136
    5.1.3. Những kết luận về nhân tố ảnh hưởng đến các biến số trong giai đoạn nghiên cứu . 137
    5.2. Kiến nghị đối với nhà điều hành chính sách tiền tệ . 138
    5.2.1. Kiến nghị chung về khung điều hành chính sách tiền tệ . 138
    5.2.1.1. Cẩn trọng khi sử dụng công cụ lãi suất để kiểm soát lạm phát 138
    5.2.1.2. Lựa chọn một mục tiêu cuối cùng ưu tiên hàng đầu cho chính sách tiền tệ 138
    5.2.1.3. Xác định mức tăng trưởng cung tiền mục tiêu trong tương quan
    với mục tiêu cuối cùng dựa trên các mô hình định lượng . 139
    5.2.1.4. Lựa chọn mục tiêu hoạt động hỗ trợ điều hành chính sách tiền tệ trong ngắn hạn . 140
    5.2.2. Kiến nghị đối với điều hành tỷ giá 141
    5.2.2.1. Xác đinh tỷ giá là một công cụ của chính sách tiền tệ 141
    5.2.2.2. ðiều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt 143
    5.2.2.3. ðiều hành tỷ giá danh nghĩa gắn liền với tỷ giá thực được xác định dựa trên rổ tiền tệ 145
    5.2.2.4. ðiều hành tỷ giá có tính đến tác động của chênh lệch lãi suất . 147
    5.2.2.5. ða dạng hóa các nghiệp vụ trung hòa nhằm làm giảm tác động
    của các giao dịch mua vào đến cung tiền . 148
    Tóm tắt chương 5 148

    Tài liệu tham khảo . 150
    Phụ lục A. Kết quả kiểm định các mô hình SVAR 166
    Phụ lục B. Kết quả kiểm định các mô hình RVAR 172
    Phụ lục C. Mô hình, phương pháp và kết quả tính toán MCI . 175
    Phụ lục D. Phân loại chế độ tỷ giá của IMF . 180
    Phụ lục E. Diễn biến NEER và REER của một số nền kinh tế giai đoạn
    2000-2012 . 184
    Phụ lục F. Các biện pháp hạn chế dòng vốn vào 185


    PHẦN MỞ ĐẦU
    LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    Chính sách tiền tệ (CSTT) là công cụ mà ngân hàng trung ương (NHTW) có thể sử dụng để tác động đến các biến số vĩ mô mục tiêu của nền kinh tế như sản lượng và giá cả. Cụ thể, khi NHTW sử dụng một trong những công cụ chính sách (dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu ), công cụ này sẽ thông qua các kênh trong cơ chế dẫn truyền CSTT (MTM - Monetary Transmission Mechanism) tác động đến cầu nội địa (domestic demand) và cầu ngoại ròng (net external demand), từ đó ảnh hưởng đến tổng cầu, sản lượng và giá cả. Như vậy, khả năng NHTW có thể điều hành các công cụ CSTT đạt đến mục tiêu thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào hướng tác động, thời gian tác động và mức độ tác động của từng kênh trong MTM. ðối với nền kinh tế đang chuyển đổi, các đặc điểm như tính cạnh tranh yếu, sự kém phát triển của khu vực ngân hàng và tài chính, mức độ mở cửa thương mại và vốn thấp, mức độ không chắc chắn cao, các định chế thị trường chưa phát triển, hệ thống luật pháp chưa toàn diện được cảnh báo là có thể làm sai lệch các kênh dẫn truyền [72]. Do đó, việc hiểu đầy đủ về MTM tại các nền kinh tế này lại càng trở nên quan trọng.
    Bên cạnh kênh lãi suất truyền thống, kênh tỷ giá đang ngày càng được NHTW các nước đang chuyển đổi chú trọng khi độ mở về thương mại và vốn ngày càng gia tăng. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, do có mối quan hệ mật thiết với biến động lãi suất trong nền kinh tế, tỷ giá đang trở thành một trong những kênh dẫn truyền chính trong MTM ở các nền kinh tế này. Hơn thế nữa, khác với các kênh dẫn truyền còn lại, biến động của tỷ giá có tác động trực tiếp và rất nhanh đến các loại giá trong nền kinh tế (giá nhập khẩu, giá sản xuất và giá tiêu dùng) thông qua trung chuyển biến động tỷ giá (ERPT - Exchange Rate Pass Through). Thêm vào đó, biến động tăng hoặc giảm của tỷ giá sẽ có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của khu vực ngoại thương, theo đó tác động đến sản
    lượng và tăng trưởng của nền kinh tế. Chính vì vậy, hiểu rõ về kênh dẫn truyền

    xiv
    tỷ giá còn là cơ sở để NHTW có những phản ứng và can thiệp phù hợp với diễn biến tỷ giá trên thị trường nhằm đạt được các mục tiêu chính sách đặt ra, đặc biệt là mục tiêu ổn định giá cả.
    Trước năm 2007, nền kinh tế Việt Nam đã có khoảng thời gian tăng trưởng khá tốt trong điều kiện kinh tế vĩ mô tương đối ổn định với lạm phát dưới hai con số, tỷ giá tăng dưới mức 2%/năm, thâm hụt thương mại thấp dưới 5 tỷ đô la Mỹ (USD). Tuy nhiên, sự ổn định này không còn được duy trì từ năm 2007. Thâm hụt cán cân thương mại vượt trên 10 tỷ USD, kéo theo tỷ lệ thâm hụt cán cân vãng lai so với GDP tăng trên 9%. Cũng lúc này, thị trường ngoại hối bộc lộ sự non trẻ khi phải gồng mình chuyển tải luồng ngoại tệ quá lớn lưu chuyển qua nền kinh tế. Trong đó, tình trạng căng thẳng tỷ giá là vấn đề đáng quan tâm nhất vì nó cho thấy giá trị đối ngoại của Việt Nam đồng (VND) đang bị bóp méo trên thị trường. Tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại (NHTM) có thời điểm lệch trên 2.000VND/USD so với tỷ giá trên thị trường tự do. Trong khi VND giảm giá danh nghĩa với USD thì lại lên giá thực liên tục so với đồng tiền của các đối tác thương mại do lạm phát cao. Diễn biến mang tính không ổn định đó của tỷ giá lại xuất hiện ngay trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) gặp khó khăn trong việc đạt đến các mục tiêu cuối cùng của CSTT, lạm phát liên tục tăng cao từ cuối 2007 và tăng trưởng kinh tế cũng có xu hướng chậm lại. Những diễn biến này đặt ra câu hỏi về vai trò của tỷ giá trong điều hành CSTT của NHNN và cho thấy sự cần thiết tìm hiểu một cách đầy đủ và đúng đắn về kênh dẫn truyền tỷ giá nhằm hỗ trợ cho điều hành tỷ giá của NHNN, đảm bảo khả năng cạnh tranh của nền kinh tế cũng như thông qua kênh dẫn truyền này tác động đến khu vực kinh tế đối ngoại, đến sản lượng và giá
    theo đúng mục tiêu điều hành.
     
Đang tải...