Tiến Sĩ Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 19/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014
    MỤC LỤC
    Trang
    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 12
    1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 12
    1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 20
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 31
    2.1. Cơ sở lý luận 31
    2.2. Cơ sở thực tiễn nghiên cứu 48
    Chương 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TRONG THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY 54
    3.1. Khái quát tình hình truyền thông về đề tài trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay 54
    3.2. Vai trò của truyền thông đại chúng tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em, từ nội dung thông điệp truyền thông 64
    3.3. Ý kiến của công chúng về vai trò của truyền thông đại chúng tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em 94
    Chương 4: YẾU TỐ TÁC ĐỘNG; XU HƯỚNG BIỂN ĐỔI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TỈNH BÌNH PHƯỚC TRONG THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM 119
    4.1. Yếu tố tác động đến vai trò của truyền thông đại chúng tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em hiện nay 119
    4.2. Dự báo xu hướng biển đổi vai trò của truyền thông đại chúng tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em thời gian tới 136
    4.3. Giải pháp tăng cường vai trò của truyền thông đại chúng tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em 136
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 146
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Truyền thông đại chúng (sau đây xin gọi tắt là TTĐC) vừa là động lực, vừa là công cụ tổ chức, quản lý và nâng cao dân trí trong xã hội, tạo sự tương tác xã hội, hình thành các liên kết xã hội, hướng dẫn, định hướng nhận thức, thái độ và hành vi cho công chúng. Trong xã hội bùng nổ thông tin như hiện nay, TTĐC, mà trung tâm là báo chí trở thành một trong những tác nhân xã hội hóa không chính thức rất quan trọng của con người. Theo đó, TTĐC là một trong những công cụ được Đảng, Nhà nước ưu tiên sử dụng cho công tác tuyên truyền thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam.
    Ngày 20-02-1990, Việt Nam ký Công ước quốc tế về quyền trẻ em (sau đây xin gọi tắt là CRC), là nước đầu tiên ở châu Á, nước thứ hai trên thế giới chính thức cam kết ra sức bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Việc làm này có ý nghĩa hết sức quan trọng, đã thể hiện rõ lập trường, quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta coi nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một nội dung cơ bản của chiến lược con người trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước, phù hợp với truyền thống đạo lý tốt đẹp “kính già, yêu trẻ” của dân tộc Việt Nam. Qua 24 năm thực hiện CRC, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, luật đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là việc bổ sung, sửa đổi, ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 (lần đầu ban hành năm 1991). Việc thực hiện quyền trẻ em ở nước ta đã đạt được những thành quả quan trọng, được Nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn đứng trước rất nhiều thách thức trong việc đảm bảo mọi trẻ em đều được hưởng đầy đủ các quyền của mình. Tình trạng vi phạm quyền trẻ em ở mức độ nghiêm trọng như bị giết chết, bạo hành, xâm hại tình dục, lao động sớm, không được chăm sóc sức khỏe, còn xảy ra ở nhiều nơi.
    TTĐC tích cực tuyên truyền, kêu gọi, cổ vũ các tổ chức, cá nhân, cộng đồng thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ quyền trẻ em, đáng chú ý là việc phanh phui, đưa ra ánh sáng các vụ việc bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em gây chấn động dư luận xã hội trong thời gian gần đây. Bên cạnh những mặt tích cực là cơ bản, đôi khi quyền trẻ em chưa được các phương tiện TTĐC tuyên truyền thấu đáo, vì thế đã có những cách hiểu không đầy đủ bản chất khái niệm, có những hành xử và phản ứng không đúng trong quá trình triển khai thực hiện. Có lúc, có nơi, chính TTĐC lại vi phạm quyền trẻ em, lạm dụng trẻ em, sử dụng câu chuyện, hình ảnh trẻ em nhằm giật gân, câu khách, thu hút quảng cáo hay quay lưng lại với nỗi đau của trẻ em.
    Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra ở đây là: TTĐC có vai trò gì để thúc đẩy tiến trình thực hiện quyền trẻ em? Người dân đánh giá thế nào về vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em? Nhân tố nào tác động đến vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em? Vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em có xu hướng biến đổi ra sao? Cần làm gì để tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em khi vai trò của TTĐC ngày càng được khẳng định trong bối cảnh toàn cầu hóa, dân chủ hóa đời sống xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam?
    Vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em là vấn đề có thể được nghiên cứu từ cách tiếp cận xã hội học TTĐC. Việc vận dụng các lý thuyết của xã hội học TTĐC để đánh giá toàn diện quá trình TTĐC về quyền trẻ em; vận dụng thuyết kiến tạo xã hội vào đánh giá quá trình kiến tạo mô hình nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em; vận dụng thuyết vai trò xã hội vào xem xét vai trò của TTĐC trong vai trò thực tế và vai trò kỳ vọng của người dân là những hướng nghiên cứu quan trọng để trả lời các câu hỏi đặt ra từ thực tiễn. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa từng được thực hiện một cách đầy đủ và toàn diện ở Việt Nam. Quyền trẻ em vẫn còn là lĩnh vực chưa được nghiên cứu đầy đủ.
    Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn và lý luận nêu trên sẽ được trả lời trong luận án Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay”.
    2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu
    Nghiên cứu cơ sở lý luận, từ đó phân tích thực trạng vai trò của các phương tiện TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay và đề xuất các giải pháp tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Thứ nhất: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em.
    Thứ hai: Phân tích thực trạng vai trò của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương hiện nay. Trong đó có những đánh giá từ phía công chúng tỉnh Bình Phước.
    Thứ ba: Phân tích các nhân tố tác động đến vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương hiện nay. Đưa ra các dự báo xu hướng biển đổi vai trò.
    Thứ tư: Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em trong thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...