Luận Văn Vai trò của trung ương cục miền nam trong kháng chiến chổng mỹ (1961-1975)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề Tài: VAI TRÒ CỦA TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỔNG MỸ (1961-1975)


    MỤC LỤC


    Lời cảm ơn Trang


    A. Phần mở đầu 1


    1. Lí do chọn đề tài 1


    2. Đổi tượng và phạm vi nghiên cứu 2


    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .2


    4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3


    5. Đóng góp của đề tài .3


    6. Phương pháp nghiên cứu 3


    7. Kết cấu của đề tài 4


    B. Phần nội dung .5


    Chương I: Quá trình hình thành và phát triển của Trung ương Cục miền Nam 5


    1.1. Quan điểm Mác - Lênin và Hồ Chí Minh về vai trò của Đảng cách mạng 5


    1.1.1. Quan điểm Mác - Lênin về vai trò của Đảng 5


    1.1.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của Đảng 10


    1.2. Yêu cầu lịch sử, sự ra đời và phát triển tổ chức Trung ương Cục miền Nam 13


    1.2.1. Yêu cầu lịch sử đặt ra 13


    1.2.2. Sự ra đời và phát triển tổ chức Trung ương Cục miền Nam .16


    1.2.3. Căn cứ Trung ương Cục và địa bàn hoạt động của Văn phòng Trung ương Cục


    miền Nam .36


    Chương II: Sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Cục miền Nam trong


    kháng chiến chổng Mỹ (1961-1975) .42


    2.1. Vai trò Trung ương Cục miền Nam trong việc cụ thể hóa các chủ trương của Ban chấp hành Trung ương Đảng qua các giai đoạn cách mạng .42


    2.1.1. Giai đoạn 1961-1965 .42


    2.1.2. Giai đoạn 1965-1968 .53


    2.1.3. Giai đoạn 1968-1973 .58


    2.1.4. Giai đoạn 1973-1975 .68


    A. PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lí do chọn đề tài


    Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc thắng lợi: miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Song, ở miền Nam, đế quốc Mỹ thay thực dân Pháp, thiết lập chế độ thực dân kiểu mới, lần lượt thực hiện nhiều loại chiến lược chiến tranh chống phá phong trào giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đối đầu với kẻ thù đó, trong điều kiện quốc tế và trong nước có nhiều thuận lợi to lớn đan xen nhiều khó khăn, phức tạp đòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng phải được nâng lên một tầm cao mới, vừa phát huy được tối đa sức mạnh của dân tộc và thời đại, vừa hạn chế sức mạnh và khoét sâu những nhược điểm của kẻ thù để đấu tranh đạt tới mục tiêu độc lập và thống nhất đất nước. Trước tình hình đó, nhiệm vụ cần kíp của cách mạng miền Nam là cần có một tổ chức đảng ra đời, lãnh đạo cách mạng miền Nam đi đến thắng lợi. Đáp ứng yêu cầu đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III và Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng về giải tán xứ ủy Nam Bộ, thành lập Trung ương Cục miền Nam là hoàn toàn đúng đắn và phù họp với yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam. Sự ra đời của Trung ương Cục miền Nam đã kịp thời chỉ đạo củng cố và kiện toàn bộ máy lãnh đạo kháng chiến ở các khu, tỉnh, thành toàn miền Nam từ MĨ tuyến 17 đến Cà Mau.


    Trung ương Cục ra đời đã nối hành lang chiến lược từ chiến khu Đ - miền Đông Nam Bộ với Khu VI, Tây Nguyên, Khu V, đồng bằng Nam Bộ ra Trung ương, tiếp nhận sự chi viện to lớn của miền Bắc xã hội chủ nghĩa cho Đảng bộ và quân dân miền Nam trên tuyến đầu chống Mỹ, cứu nước. Trong tư tưởng, quan điểm lãnh đạo Trung ương Cục rất quan tâm đến công tác xây dựng và phát triển căn cứ địa, đào tạo cán bộ, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc đảm bảo hậu cần tại chỗ cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ, cứu nước. Đặc biệt, sự nhạy bén, sáng tạo của Trung ương Cục miền Nam trong vận dụng phương châm xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, trong đó lực lượng chính trị là nồng cốt, đánh địch trên cả ba vùng chiến lược: Nông thôn - đồng bằng, đô thị - rừng núi, tiến công địch bằng ba mũi giáp công: Chính trị - vũ trang - binh vận, đánh bại đế quốc Mỹ giành thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.
    Ba mươi lăm năm, chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng nhưng không dễ gì phai nhạt trong mỗi người dân Việt Nam. Đặc biệt, là thế hệ trẻ. Ngày hôm nay, địa chỉ đỏ “Trung ương cục miền Nam ”, như một minh chứng sống, nhắc nhở thế hệ trẻ luôn nhớ về lịch sử dân tộc mình với những chiến công chói lọi và không bao giờ quên, sự chiến đấu anh dũng, gian khổ, hi sinh để bảo vệ cho mảnh đất miền Nam mãi mãi xanh.


    Chính những yểu tố này, nên tác giả chọn đề tài: “Vai trò của Trung ương cục miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1961-1975)”. Làm đề tài cho luận vãn, với mục đích giúp tác giả hiểu rõ hơn về sự ra đời và vai trò lãnh đạo của Trung ương Cục miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cũng như làm cơ sở khoa học cho việc giảng dạy sau này khi ra trường của tác giả được tot horn.


    2. Đổi tượng và phạm vi nghiên cứu


    * Đổi tượng nghiên cứu


    Trong đề tài này, đối tượng nghiên cứu là làm rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1961-1975), từ đó rút ra ý nghĩa và một số bài học kinh nghiệm.


    * Phạm vi nghiên cứu: Tác giả chỉ tập trung nghiên cứu vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam trong thời kỳ (1961-1975).


    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


    * Mục đích


    Nhằm giúp cho thế hệ thanh niên có thể hiểu rõ hơn về sự ra đời, chỉ đạo, chiến lược tài tình của Trung ương Cục miền Nam góp phần quan trọng đưa cách mạng miền Nam đi đến thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đồng thời, tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, có trách nhiệm bảo vệ các di tích lịch sử .Mặt khác, nghiên cứu đề tài này giúp tác giả làm quen với nghiên cứu khoa học.


    * Nhiệm vụ


    Đe thực hiện luận vãn này, tác giả tập trung giải quyết các vấn đề sau:


    - Thứ nhất: Làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò của Đảng trong lãnh đạo cách mạng.


    - Thứ hai: Yêu cầu lịch sử và sự ra đời của Trung ương Cục miền Nam.
    - Thứ ba: Vai trò của Trung ương Cục trong việc chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp cách mạng miền Nam chống Mỹ - ngụy.


    - Thứ tư: Ý nghĩa và một số bài học kinh nghiệm lịch sử về vai trò Trung ương Cục miền Nam ứong quá trình lãnh đạo nhân dân miền Nam chống Mỹ.


    4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề


    Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu vai trò của Trung ương Cục miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1961-1975). Đây là một đề tài được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như: Lịch sử biên niên Xứ uỷ Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954-1975), Gs.Ts. Trịnh Nhu (Chủ biên); Thành tựu hoạt động, kinh nghiêm lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, Gs.Ts. Trịnh Nhu; Trung ương Cục miền Nam với sự nghiệp giải phóng miền Nam, PGs.Ts. Trịnh Nhu; Kinh nghiệm lãnh đạo công tác xây dựng Đảng của Trung ương Cục miền Nam (1961-1968), Nguyễn Bình; Chiến khu Đ, chiến khu Dương Minh Châu an toàn khu của Trung ương Cục miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Lê Xuân An; Trung ương Cục miền Nam sự ra đời và sứ mệnh lịch sử, PGs.Ts.Nguyễn Trọng Phúc .Tuy nhiên, các tác giả chỉ nghiên cứu chung không đi sâu vào vai trò của Trung ương Cục miền Nam. Qua đề tài này, tác giả kế thừa và phát triển những nghiên cứu, hệ thống lại vai ứò của Trung ương Cục miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1961-1975).


    5. Đóng góp của đề tài


    Thứ nhất, thông qua đề tài này giúp cho tác giả nâng cao khả năng, phân tích tổng họp, đối chiếu sự kiện, nắm vấn đề một cách có hệ thống và quan trọng hơn hết là giúp cho tác giả nắm vững kiến thức, nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn về môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.


    Thứ hai, giúp tác giả khái quát làm sáng tỏ tinh thần chủ động của Trung ương Cục miền Nam trong việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, đề xuất chủ trương, biện pháp đấu tranh chống Mỹ - ngụy.


    Thứ ba, làm tiền đề bước đầu giúp công tác giảng dạy sau này của tác giả được tốt hơn.


    6. Phương pháp nghiên cứu
    Trong luận văn này, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau:


    - Phương pháp lịch sử


    - Phương pháp logic


    - Phương pháp so sánh


    - Phương pháp phân tích


    - Phương pháp tổng họp tài liệu


    7. Kết cấu của đề tài


    Đề tài bao gồm các phần: Mục lục, mở đầu, nội dung (có 2 chương, 4 tiết) và kết luận.
     

    Các file đính kèm:

    • 82-.pdf
      Kích thước:
      30.7 MB
      Xem:
      1
Đang tải...