Tài liệu Vai trò của Trung tâm Thông tin - Thư viện trong việc đáp ứng phương thức đào tạo tín chỉ của Đại họ

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vai trò của Trung tâm Thông tin - Thư viện trong việc đáp ứng
    phương thức đào tạo tín chỉ của Đại học Quốc gia Hà Nội








    Tóm tắt. Trung tâm Thông tin - Thư viện có vai trò quan trọng trong việc đào tạo theo tín chỉ ở Đại học Quốc gia Hà Nội.
    Trong quá trình dạy và học, vai trò của Thư viện ngày càng tăng lên với hai hướng giáo dục:
    giáo dục cá nhân và tự học của sinh viên cùng với việc cung cấp thông tin đầy đủ và gần nhất tới sinh viên. Mặc khác, các giáo viên cũng là những người sử dụng thư viện. Các nhu cầu xuất phát từ việc nâng cao trình độ và chất lượng giảng dạy của giáo viên cũng có thể được đáp ứng nhờ sử dụng tài liệu và thông tin của Thư viện, điều này đặc biệt quan trọng trong việc biên soạn chương trình giảng dạy theo học chế tín chỉ hiện nay.
    Vì vậy, để đáp ứng ngày càng tốt hơn trong việc phục vụ giảng dạy, học tập của giáo viên và
    sinh viên theo phương thức đào tạo tín chỉ, Đại học Quốc gia Hà Nội cần đổi mới tổ chức và quản lý công tác thông tin - thư viện theo hướng tăng cường hợp tác, chia sẻ các nguồn lực thông tin; đa dạng hoá các phương thức phục vụ, tăng thời lượng phục vụ (bao gồm cả thư viện ảo)







    1. Mở đầu


    Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010
    (1) đề ra cho giáo dục đại học nhiệm vụ: tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng đào tạo theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường đào tạo năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, năng lực tự tạo việc làm cho mình và cho những người






















































    khác, phục vụ thiết thực sự nghiệp công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để cụ thể hoá chiến lược cho đào tạo ở bậc đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội đang thực hiện quá trình chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ theo một lộ trình khoa học [1].






    2. Dạy và học theo học chế tín chỉ và vai trò của Trung tâm Học liệu


    “Tín chỉ là một đại lượng đo toàn bộ thời gian (khối lượng kiến thức được tích luỹ trong thời gian) bắt buộc đối với một người học bình thường để học một môn học cụ thể, bao gồm: 1) Thời gian lên lớp; 2) thời gian hoạt động khác ( hoạt động






    nhóm, làm việc trong phòng thí nghiệm, thực tế
    thực tập được thời khoá biểu quy định); 3) Thời gian tự học, tự nghiên cứu để hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao [1].
    Theo Quy chế đào tạo theo phương thức
    tín chỉ của ĐHQGHN thì dạy học theo phương thức đào tạo tín chỉ là dạy cho người học cách tìm kiếm, xử lí và tự tích luỹ kiến thức dưới sự chỉ đạo và kiểm soát của thầy tức là tăng cường tự học, tự nghiên cứu; vì vậy, giờ tín chỉ được nhận diện thông qua thời gian lao động/học tập của sinh viên và nó được thể hiện thông qua 3 hình thức dạy học chủ yếu đó là giờ lên lớp lí thuyết; giờ lên lớp thảo luận, thực hành và giờ tự học để người học tự học, tự nghiên cứu theo yêu cầu của học chế tín chỉ. Một giờ tín chỉ tính bằng 3 giờ lao động của người học tự học, tự nghiên cứu kết hợp với các hình thức học tập khác. Tất cả giờ lao động này đều phải được kiểm tra, đánh giá để xác nhận thành quả học tập và đây là trách nhiệm của giảng viên khi dạy học theo tín chỉ và người học được công khai kết quả đánh giá trong quá trình tích lũy kiến thức, kỹ năng để được xác nhận mức độ hoàn thành yêu cầu của học chế tín chỉ. Tất cả điều nêu trên được cụ thể hóa phương thức triển khai với các nhiệm vụ được quy định cho sinh viên; chỉ rõ học liệu cần sử dụng; tiêu chuẩn đánh giá . và văn bản đó được gọi là đề cương chi tiết học phần/môn học. Để hình thức học tập này đạt kết quả tốt đòi hỏi Đại học Quốc gia Hà Nội phát triển hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập và đặc biệt là thư viện; cần có hệ thống Trung tâm Thông tin - Thư viện với đầy đủ tài liệu, sách tham khảo, giáo trình, và tạo điều kiện cho sinh viên truy cập thông tin một cách dễ dàng, thuận tiện.
    Trung tâm Thông tin - Thư viện,
    ĐHQGHN là Trung tâm thông tin văn hóa,

    khoa học kỹ thuật của ĐHQGHN. Như vậy,
    ngoài chức năng đảm bảo và phục vụ thông tin, tư liệu, sách báo cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường như các cơ quan thông tin - thư viện khác, thư viện còn là một cơ quan văn hóa giáo dục cho sinh viên. Bởi vì, đây là môi trường tốt nhất cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu trong quá trình học đại học. Việc học tập, nghiên cứu tại thư viện giúp sinh viên có thói quen làm việc với sách báo, thông tin để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...