Tiểu Luận Vai trò của tri thức khoa học công nghệ với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÀI TẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CN MAC – LÊNIN (Phần 1)


    Đề tài:

    VAI TRÒ CỦA TRI THỨC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VỚI SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ



    MỞ ĐẦU


    Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch căn bản và tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Với những tác động mạnh mẽ của các tiến bộ khoa học và công nghệ, đặc biệt của công nghệ thông tin và truyền thông, thế giới đang biến chuyển tới một nền kinh tế và xã hội mới mà thông tin và tri thức được xem là nguồn lực chủ yếu. Điều đó xuất phát từ: Công cuộc đổi mới bắt đầu năm 1986 đã tác động tích cực đến nhiều ngành kinh tế và do hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt năm 2006 nước ta ra nhập tổ chức Thương mại thế giới – WTO đã mở cửa nền kinh tế tạo ra nhiều cơ hội phát triển, đồng thời đặt nền kinh tế nước ta trước vô vàn thử thách.

    Hòa nhập vào sự phát triển chung của nhân loại, Việt Nam đang bước vào một thời kì phát triển mới – thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa.Bên cạnh thành tựu đã đạt được, chúng ta còn nhiều khó khăn, hạn chế cần khắc phục. Cụ thể là trình độ công nghệ lạc hậu, tiềm lực khoa học công nghệ yếu cả về nguồn nhân lực khoa học công nghệ lẫn nguồn vốn cho hoạt động khoa học công nghệ, cơ chế quản lý khoa học công nghệ còn yếu kém, ít gắn bó với sản xuất kinh doanh.Chính vì vậy việc áp dụng khoa học công nghệ vào công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta là tất yếu.Chỉ có như vậy mới đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, trở thành một nước có nền kinh tế phát triển “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, “ Khoa học công nghệ phải trở thành nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII).

    Trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học đóng vai trò ngày càng quan trọng. Sự phát triển của khoa học gắn liền với sản xuất và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Ngày nay, khoa học phát triển và đạt được nhiều thành tựu, khoa học đã trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi trong sản xuất, trong đời sống và trở thành “ lực lượng sản xuất hàng đầu là yếu tố không thể thiếu được để cho lực lượng sản xuất có động lực tạo nên những bước phát triển nhảy vọt. Có thể nói rằng : “ khoa học và công nghệ hiện đại là đặc trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại. Các Mac đã từng dự báo “ Theo đà phát triển của đại công nghịêp, việc tạo ra của cải thực tế trở nên ít phụ thuộc vào trình độ chung cảu khoa học và số lượng lao động đã cho phí hơn vào sức mạnh cảu những tác nhân được khởi động trong thời gian lao động, và bản than những tác nhân, đến lượt chúng, hiệu quả to lớn của chúng tuyệt đối không tương ứng với thời gian lao động trực tíêp cần thiết để sản xuất ra chúng mà đúng ra chúng phụ thuộc vào trình độ hung của khoa học và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hay là phụ thuộc vào việc ứng dụng khoa học vào sản xuất ” và trong thời đại ngày nay dã khẳng định: phát triển xã hội không thể không dựa trên nền tảng vững chắc của khoa học công nghệ hiện đại.

    Chính vì lẽ đó, tôi chọn đề tài “Luận chứng vai trò của tri thức khoa học – công nghệ với sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ”. Bài viết thể hiện một phần nào đó quan điểm, cách nhìn của giới trẻ Việt Nam về cuộc sống và những biến đổi lớn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước minh, đặc biệt là vấn đề tri thức khoa học – công nghệ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...