Tiến Sĩ Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/9/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay




    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 4
    3. Phương pháp nghiên cứu . 4
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
    5. Những đóng góp mới của Luận án . 6
    6. Kết cấu của Luận án . 7
    Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN 8
    1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 8
    1.2.Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 15
    1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu đề tài của luận án 21
    1.4. Cơ sở lý luận và giả thuyết nghiên cứu . 24
    1.5. Hướng nghiên cứu của Luận án . 25
    Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC BẢO VỆ
    QUYỀN CON NGƯỜI 26
    2.1. Khái niệm, đặc điểm của bảo vệ quyền con người bằng tòa án 26
    2.2. Khái niệm, nội dung vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người 38
    2.3. Những yếu tố cơ bản bảo đảm vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở
    Việt Nam 51
    2.4. Các tiêu chí cơ bản đánh giá vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam . 67
    Chương 3. ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC BẢO VỆ . 74
    QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY . 74
    3.1. Đảng, Nhà nước và người dân chưa nhận thức đúng đắn vai trò của Tòa án trong việc bảo
    vệ quyền con người của cá nhân . 74
    3.2. Pháp luật chưa ghi nhận đầy đủ vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người . 78
    3.3. Tòa án chưa bảo vệ hiệu quả quyền con người của cá nhân trong quá trình xét xử . 86
    Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN
    TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM 110
    4.1. Sự cần thiết phải nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam . 110
    4.2. Các quan điểm nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam 114
    4.3. Một số giải pháp nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam . 118
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ NGHIÊN CỨU TIẾP THEO . 148




    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Bảo vệ quyền con người là một trong những trách nhiệm pháp lý quan trọng
    của Nhà nước. Trong xu thế hội nhập quốc tế, bảo vệ quyền con người không chỉ là
    nghĩa vụ của nhà nước đối với người dân mà còn là nghĩa vụ của một quốc gia trước
    cộng đồng quốc tế. Nghĩa vụ pháp lý này được ràng buộc chặt chẽ bởi các công ước
    quốc tế về quyền con người mà trực tiếp là quy định của Điều 8 Tuyên ngôn toàn
    thế giới về quyền con người: “Mọi người đều có quyền được các toà án quốc gia có
    thẩm quyền bảo vệ bằng các biện pháp hữu hiệu để chống lại những hành vi vi phạm
    các quyền cơ bản của họ mà đã được hiến pháp hay luật pháp quy định”[34]. Việt
    Nam là một trong những quốc gia thành viên của các công ước quốc tế về quyền
    con người đồng thời là nhà nước của dân, do dân, vì dân nên bảo vệ quyền con
    người trở thành nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ pháp lý đặc biệt quan trọng của các
    cơ quan nhà nước.
    Nhà nước pháp quyền XHCN là nhà nước mà trong đó mọi hoạt động của nó
    phải hướng đến việc bảo đảm quyền con người được tôn trọng và thực thi đầy đủ
    trong thực tiễn đời sống xã hội. Chính vì thế, trong các quan điểm của Đảng về
    chiến lược xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN đều khẳng định rằng: Đảm bảo
    quyền con người là mục tiêu cao nhất của hoạt động tổ chức quyền lực nhà nước.
    Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm
    1991, Đảng đã khẳng định quan điểm cơ bản để xây dựng đất nước là phải hướng
    đến xã hội “vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người”; đồng thời yêu cầu “Nhà
    nước định ra các đạo luật nhằm xác định các quyền công dân và quyền con người,
    quyền đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm”[20]. Tư tưởng xây dựng một nhà nước
    bảo vệ tối đa quyền con người còn được thể hiện rõ trong các định hướng của Đảng
    về cải cách các hệ thống cơ quan Nhà nước nói chung, cải cách hệ thống cơ quan tư
    pháp nói riêng, như: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị
    “về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, Nghị quyết số
    49-NQ/TW, ngày 02/6/2005 Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm
    2020; đặc biệt là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
    xã hội (Bổ sung và phát triển năm 2011) tiếp tục khẳng định: Quá trình quá độ lên

    2

    chủ nghĩa xã hội phải đặt “con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng
    thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con
    người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân
    dân”[21]; và yêu cầu “Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền
    công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người”[21]
    Trên cơ sở các quan điểm của Đảng về bảo đảm, bảo vệ quyền con người, Nhà
    nước đã thể chế hóa thành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật nhằm đáp ứng
    nhu cầu thụ hưởng quyền con người của các cá nhân trong đời sống xã hội. Trong
    những năm qua, hoạt động thực hiện và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam đã đạt
    nhiều thành tựu, như: các quyền dân sự, chính trị của mọi người dân Việt Nam luôn
    được bảo đảm, việc thụ hưởng các quyền này của người dân ngày càng toàn diện
    và đầy đủ; các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân đã được ghi nhận trong
    Hiến pháp và pháp luật, được thể hiện rõ trong các chính sách phát triển đất nước
    của Chính phủ và được thực thi trên thực tế, đặc biệt là kể từ khi Việt Nam tiến
    hành công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước; Quyền của các nhóm dễ bị tổn thương
    được nội luật hóa đầy đủ trong Hiến pháp và các văn bản luật tương ứng với từng
    nhóm đối tượng cụ thể theo các chuẩn mực pháp lý quốc tế mà Việt Nam cam kết
    tham gia, như: Quyền trẻ em, quyền không phân biệt về giới tính, quyền của người
    khuyết tật, quyền bình đẳng của người dân tộc thiểu số[3]. Mặc dù đạt được nhiều
    thành tựu, việc bảo đảm và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay vẫn gặp
    nhiều thách thức cần được giải quyết trong thời gian tới đặc biệt là vấn đề bảo vệ
    quyền con người.
    Bảo vệ quyền con người là nghĩa vụ của Nhà nước vì thế hoạt động bảo vệ
    quyền con người phụ thuộc vào năng lực bảo vệ quyền con người của các hệ thống
    cơ quan nhà nước mà trước hết là Tòa án. Tòa án là hệ thống cơ quan nhà nước
    được pháp luật trao quyền nhân danh Nhà nước để áp dụng các biện pháp cưỡng
    chế pháp lý nhằm trừng trị hành vi xâm hại quyền con người đã trở thành hệ thống
    cơ quan giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo năng lực bảo vệ
    quyền con người của Nhà nước. Tòa án bảo vệ quyền con người chủ yếu thông quan
    hoạt động xét xử nên chất lượng và hiệu quả của hoạt động này thể hiện rõ ràng
    nhất khả năng và hiệu quả bảo vệ quyền con người của TAND. Vì thế, nhằm đảm

    3

    bảo năng lực bảo vệ quyền con người của TAND thì yếu tố tiên quyết là phải nâng
    cao chất lượng hoạt động xét xử, bảo đảm hoạt động xét xử của TAND phải độc
    lập, khách quan, đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. Trong những năm qua,
    TAND đã có những chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức, năng lực xét xử, chất
    lượng xét xử, đáp ứng được nhu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân
    khi có mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra cũng như nhu cầu trừng trị các hành vi xâm hại,
    tước đoạt các quyền con người, quyền công dân. Vì thế TAND đã tạo được niềm tin
    cho người dân về công lý, công bằng và bình đẳng xã hội.
    Tuy nhiên, hoạt động xét xử của TAND trong những năm qua vẫn còn nhiều
    tồn tại hạn chế, đó là: "Một số Toà án chưa khắc phục triệt để việc để các vụ việc
    dân sự quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật; tỷ lệ giải quyết các vụ
    án hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu; tỷ lệ bản án, quyết định hành chính bị
    huỷ, sửa còn cao; còn nhiều trường hợp Toà án áp dụng hình phạt tù nhưng cho
    hưởng án treo không đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của TAND tối cao;
    vẫn còn có bản án, quyết định của Toà án tuyên không rõ ràng, thiếu tính khả thi.
    Hiệu quả công tác kiểm tra, giám đốc việc xét xử ở một số địa phương chưa cao,
    TAND cấp tỉnh chưa kiên quyết kháng nghị để sửa chữa, khắc phục những sai lầm
    của Tòa án cấp dưới"[95, tr.16]; "Vẫn còn tình trạng một số cán bộ, Thẩm phán
    thiếu tinh thần trách nhiệm, sa sút về phẩm chất, thiếu ý thức rèn luyện, không hoàn
    thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, thậm chí vi phạm pháp luật hình sự"[96, tr.3].
    Những hạn chế này đã khiến cho năng lực bảo vệ quyền con người của TAND bị
    ảnh hưởng nghiêm trọng, niềm tin của người dân vào công lý bị xói mòn và có lúc,
    có nơi, những hạn chế của TAND đã bị một số thế lực thù địch lợi dụng để xuyên
    tạc và bôi nhọ chủ trương, chính sách cũng như năng lực lãnh đạo của Đảng và Nhà
    nước. Ngoài ra, trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, những bất cập pháp lý của
    Tòa án Việt Nam cũng đã tạo ra những rào cản pháp lý dẫn đến hạn chế năng lực
    bảo vệ quyền con người của Tòa án Việt Nam đối với người nước ngoài cũng như
    trường hợp công dân Việt Nam có quan hệ với người nước ngoài.
    Trên cơ sở quan điểm của Đảng về mục tiêu và động lực của chiến lược xây
    dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và thực trạng năng lực bảo vệ quyền con người
    của TAND hiện nay, chúng tôi nhận thấy, việc tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý luận,

    4

    luận giải những tồn tại, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực bảo vệ quyền con
    người của TAND, đồng thời xây dựng những giải pháp khoa học phù hợp với điều
    kiện kinh tế, văn hóa chính trị Việt Nam nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế
    trên đây là việc làm có ý nghĩa xã hội sâu sắc góp phần quan trọng thúc đẩy quá
    trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
    dân thành công. Đó là lý do để tác giả chọn đề tài "Vai trò của Tòa án trong việc
    bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ luật học.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Luận án phân tích và chứng minh các phương diện lý luận thể hiện vai trò của
    Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người. Trên cơ sở lý luận đã được chứng minh,
    luận án đánh giá thực trạng bảo vệ quyền con người bằng hoạt động xét xử ở Việt
    Nam hiện nay trên cơ sở các tiêu chí nhất định và đề xuất một số giải pháp khoa học
    nhằm nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Phân tích và chứng minh những phương diện cơ bản thể hiện vai trò của Tòa
    án trong việc bảo vệ quyền con người;
    - Phân tích và làm rõ thực trạng của “bảo vệ quyền con người bằng Tòa án án”
    đặc biệt là những tồn tại, hạn chế của hoạt động này;
    - Nghiên cứu và làm rõ nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến vai trò của Tòa
    án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay;
    - Xây dựng phương hướng và đề xuất giải pháp nâng cao vai trò của Tòa án
    Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    (1) Phương pháp nghiên cứu gián tiếp thông qua tổng hợp và phân tích tư liệu,
    nhất là các tư liệu sơ cấp, so sánh các vấn đề nghiên cứu giữa các đối tượng được
    chọn lựa;
    (2) Phương pháp nghiên cứu trực tiếp qua tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với các
    nhà nghiên cứu, những người phụ trách và nghiên cứu lĩnh vực chính trị và pháp
    luật;





    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu bằng Tiếng Việt
    1. Đào Duy Anh (2009), Từ điển Hán Việt giản yếu, Nxb. Văn Học;
    2. Hoàng Thế Anh, Hiện trạng án dân sự tồn đọng, đăng trên trang web:
    http://www.moj.gov.vn/ , truy cấp lúc 23h, ngày 15/7/2013;
    3. Ban chỉ đạo cải cách tư pháp (2006), Báo cáo kết quả 4 năm thực hiện Nghị
    quyết số 08-NQ/TW, ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ
    trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới;
    4. Nguyễn Cảnh Bình (dịch) (2013), Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào,
    Nxb. Thế Giới;
    5. Bộ ngoại giao Việt Nam, Báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực
    hiện quyền con người ở Việt Nam, đăng trên http://www.mofahcm.gov.vn ,
    truy cập ngày 04/11/2013;
    6. Bộ Tư pháp – Dự án Star Việt Nam (2011), Kinh nghiệm xây dựng và sửa
    đổi Hiến pháp Hoa Kỳ, Tài liệu Hội thảo quốc tế, Hà Nội;
    7. Chính phủ (2013), Báo cáo tổng kết tổng kết công tác phòng chống tham
    nhũng năm 2012;
    8. Nguyễn Ngọc Chí (2012), Tổ chức Tòa án theo cấp xét xử trong hiến pháp
    sửa đổi, bổ sung, (Trong sách sửa đổi, bổ sung hiến pháp 1992- những vấn
    đề lý luận và thực tiễn, tập 1, Nxb. Hồng Đức);
    9. Nguyễn Ngọc Chí (2009), Chức năng của Tòa án trong tố tụng hình sự
    trước yêu cầu của cải cách tư pháp, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học,
    số 25;
    10. Nguyễn Đăng Dung (2006), Nhà nước và trách nhiệm của nhà nước, Nxb
    Tư pháp, Hà Nội;
    11. Nguyễn Đăng Dung (2010), Hạn chế sự tùy tiện của các cơ quan nhà
    nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội;
    12. Nguyễn Đăng Dung (2012), Tòa án Việt Nam trong bối cảnh xây dựng
    Nhà nước pháp quyền, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội;

    153

    13. Nguyễn Đăng Dung và Vũ Công Giao, Độc lập tư pháp – Lý luận và thực
    tiễn, đăng trên http://www.nclp.org.vn/, truy cập ngày 23/4/2013;
    14. Lưu Tiến Dũng (2012), Độc lập xét xử trong Nhà nước pháp quyền ở Việt
    Nam, Nxb. Tư pháp. Hà nội;
    15. Trịnh Hồng Dương (1996) chủ nhiệm đề tài “Vị trí, vai trò và chức năng
    của Toà án nhân dân trong bộ máy nhà nước ta qua các thời kỳ cách mạng
    Việt Nam” MS: 95-98-048/ĐT. Quyễn 1, Toà án nhân dân tối cao, Hà Nội;
    16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1956), Chỉ thị của Bộ Chính trị số 43/CT-TW,
    tháng 7 năm 1956 về việc tích cực phát huy thành tích và kiên quyết sửa
    chữa sai lầm của cải cách ruộng đất đợt 5;
    17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08/NQ-TW, ngày
    02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời
    gian tới;
    18. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW, ngày
    02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020;
    19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo tóm tắt kết quả 04 năm triển
    khai thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/02/2002 về một số nhiệm vụ
    trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới;
    20. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
    thứ VII, IX, X, XI, Nxb. Chính trị quốc gia, H;
    21. Đảng cộng Sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
    thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội sửa đổi và phát triển năm 2011, H;
    22. Phạm Hoàng Giang (2007), Vai trò của án lệ với sự phát triển của pháp
    Luật hợp đồng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 02;
    23. Võ Trí Hảo (2003), Vai trò giải thích pháp luật của Tòa án, Tạp chí Khoa
    học pháp lý, số 3;
    24. Nguyễn Đức Hiệp (2004), Những yêu cầu của cải cách tư pháp và xây
    dựng nhà nước pháp quyền XHCN đối với họat động xét xử của tòa án, Tạp
    chí Pháp lý, số 09;
    25. Hội luật gia Việt Nam (2013), Chỉ số công lý: Thực trạng công bằng và
    bình đẳng dựa trên ý kiến của người dân năm 2012;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...