Luận Văn Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với kinh tế ngoài quốc doanh ở việt nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH Ở VIỆT NAM

    CHƯƠNG 1
    VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH Ở VIỆT NAM
    1.1. KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM.
    Đổi mới và cải tổ là xu thế chung của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trước năm 1986, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là xoá bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ sản xuất với hai hình thức chủ yếu là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Trên thực tế, kinh tế ngoài quốc doanh đã không được thừa nhận và làm cho nền kinh tế mất cân đối và rơi vào trạng thái trì trệ trong một thời gian dài.
    Ở Việt Nam , ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã khẳng định đường lối chính cho phát triển kinh tế - đổi mới cơ cấu kinh tế, cụ thể là:" phát triển nền kinh tế hàng nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Đường lối này tiếp tục được khẳng định và làm rõ thêm ở các Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII và IX. Cho đến nay, có thể nói, nền kinh tế Việt Nam bao gồm các thành phần kinh tế sau: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế nước ngoài. Các thành phần kinh tế này được chia thành 2 khu vực lớn: khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế ngoài nhà nước (ngoài quốc doanh, tư nhân). Khu vực kinh tế nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh tế do nhà nước trực tiếp quản lý từ trung ương tới địa phương. Đây được coi là thành phần kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (NQD) bao gồm các thành phần kinh tế còn lại, hoạt động bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong nền kinh tế thị trường đã góp phần quan trọng vào việc mở rộng giao lưu hàng hoá khai thác được tiềm năng sẵn có của các vùng trong cả nước, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân.


    1.1.1.Khái niệm và phân loại.
    Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.Các đơn vị, doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công tyTNHH, công ty Cổ phần, công ty liên doanh và các đơn vị theo hình thức Hợp tác xã.
    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, kinh tế ngoài quốc doanh đã có sự phát triển nhanh chóng và đạt một số kết quả nhất định. Với chính sách khuyến khích và hỗ trợ hoạt động cho thành phần này, số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta đã tăng lên nhanh chóng. Năm 1991 mới chỉ có 123 doanh nghiệp với số vốn điều lệ là 63 tỷ đồng thì đến năm 1996 đã có 26.091 doanh nghiệp với số vốn điều lệ lên tới 8.257 tỷ đồng. Đến năm 2004, kinh tế ngoài quốc doanh đã có 3.820 hợp tác xã, 31.667 doanh nghiệp tư nhân và 1.286.300 hộ kinh tế cá thể và 1.826 công ty cổ phần.
    Ở nước ta hiện nay,xét cụ thể về loại hình doanh nghiệp,thành phần kinh tế ngoài quốc doanh bao gồm: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể và cá nhân kinh doanh.
    Công ty là loại hình doanh nghiêp hoạt động theo luật công ty,là đơn vị kinh tế do các cá nhân bỏ vốn thành lập theo luật doanh nghiệp,trách nhiệm quyền hạn cũng như lợi nhuận được phân chia theo tỷ lệ góp vốn.Công ty có hai loại:
    *Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm sau:
    - Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
    - Cổ đông có thể là một tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế tối đa.
    - Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định pháp luật về chứng khoán.
    - Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân và là doanh nghiệp chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty.
    *Công ty trách nhiệm hữu hạn là công ty trong đó phần vốn góp của tất cả các thành viên phải được đóng đầy đủ ngay khi thành lập công ty. Các phần góp vốn được ghi trong điều lệ công ty. Công ty không được phép phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào. Việc chuyển nhượng vốn góp giữa các thành viên được thực hiện tự do. Việc chuyển nhượng phần vốn góp cho người không phải là thành viên phải được sự nhất trí của các thành viên đại diện với ít nhất 3/4 số vốn điều lệ của công ty.
    *Hợp tác xã là đơn vị kinh tế do nhiều lao động cùng nhau góp vốn để sản xuất kinh doanh. Hợp tác xã hoạt động theo luật hợp tác xã và trên nguyên tắc bình đẳng, dân chủ, cùng hưởng lợi, cùng chịu rủi ro với mọi thành viên nhằm kết hợp sức mạnh tập thể để giải quyết có hiệu quả hơn những vấn đề sản xuất kinh doanh và đời sống. Cơ quan cao nhất là Đại hội xã viên, cơ quan quản lý các hoạt động của hợp tác xã là ban chủ nhiệm hợp tác xã được xã viên bầu theo luật hợp tác xã.
    *Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trong quá trình sản xuất kinh doanh.
    *Hộ kinh doanh cá thể là một thực thể kinh doanh do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, kinh doanh tại một địa điểm cố định, không thường xuyên thuê lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
    Bộ phận kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng phát triển và từng bước hoàn thịên đã và đang thể hiện vai trò quan trọng trong nền kinh tế.Tuy nhiên,sự phát triển của kinh tế ngoài quốc doanh cần sự quan tâm rất nhiều của Đảng và Nhà nước và sự nỗ lực của mọi ngành, mọi cấp.
    1.1.2.Đặc điểm của kinh tế ngoài quốc doanh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
    - Những đặc điểm về khả năng tài chính
    Trong khu vực kinh tế tư nhân, ngoại trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nguồn tài chính ban đầu chủ yếu dựa vào tích luỹ cá nhân, gia đình, bạn bè. Trong quá trình hoạt động, nhu cầu vốn được huy động phần lớn từ các nguồn: lợi nhuận gửi lại, vay của người thân, vay của khu vực thị trường tín dụng không chính thức, chỉ một phần nhỏ được tài trợ bởi tín dụng ngân hàng. Nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Đỗ Mười đã có lần đề cập vấn đề mà Việt Nam phải đối mặt trong phát triển kinh tế bằng 3 chữ: “Vốn, vốn và vốn". Các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế NQD ở Việt Nam cũng có chung quan điểm, họ cho rằng trở ngại lớn nhất đó là vấn đề: "Tín dụng, tín dụng và tín dụng". Việc tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng là rất khó khăn đối với khu vực kinh tế NQD, đặc biệt là nguồn tín dụng trung dài hạn. Nguyên nhân chính là do các thể chế chính sách liên quan đến vấn đề vốn như: chính sách đất đai, việc thế chấp quyền sử dụng đất hoặc tài sản để vay vốn chưa được hoàn chỉnh. Có thể nói vốn đang là vấn đề khó khăn nhất đối với hầu hết các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế NQD trong việc phát triển hơn nữa.
    - Đặc điểm về trình độ, công nghệ sản xuất.
    Do hạn chế về vốn nên năng lực sản xuất thấp kéo theo trình độ kỹ thuật công nghệ của kinh tế ngoài quốc doanh còn lạc hậu, chủ yếu vẫn là kỹ thuật công nghệ sử dụng nhiều lao động. Theo số liệu điều tra của Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương năm 2003 thì chỉ có 36% doanh nghiệp và 28% số công ty sử dụng công nghệ tương đối hiện đại, 42,5% doanh nghiệp và 31,2% công ty sử dụng công nghệ cổ truyền, 27,5% doanh nghiệp và 40,8% công ty kết hợp



     
Đang tải...