Luận Văn Vai trò của tích luỹ tư bản trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vai trò của tích luỹ tư bản trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.



    MỤC LỤC
    Phần I: Lời mở đầu. ------------------------------------------------------------trang 3
    Phần II: Nội dung.---------------------------------------------------------------------5
    Chương 1: Một số lý luận về tích luỹ tư bản.
    1.1 Thế nào là tích luỹ.
    1.1.1 Các khái niệm có liên quan.---------------------------------------------------5
    1.1.2 Thực chất của tích luỹ tư bản.-------------------------------------------------6
    1.1.3 Động cơ của tích luỹ tư bản.---------------------------------------------------8
    1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quy mô của tích luỹ tư bản.------------------10
    1.2 Các quy luật của tích lũy tư bản.
    1.2.1 Sự giảm bớt tương đối bộ phận tư bản khả biến trong tiến
    trình tích luỹvà tích tụ đi kèm theo tiến trình đó --------------------------------12
    1.2.2 Việc sản xuất ngày càng nhiều nhân khẩu thừa tương đối.--------------14
    1.2.3 Lượng cầu về sức lao động tăng cùng với tích luỹ tư bản
    trong điều kiện kết cấu của tư bản không đổi.-----------------------------------15
    Chương 2: Vai trò của tích luỹ tư bản trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
    2.1 Tích luỹ nguyên thuỷ tư bản.
    2.1.1 Tích luỹ ban đầu điểm xuất phát của phương thức sản
    xuất tư bản chủ nghĩa.---------------------------------------------------------------17
    2.1.2 Nội dung, đặc điểm của thời kì tích luỹ nguyên thuỷ.--------------------19
    2.2. Tích luỹ tư bản trong thời kì chủ nghĩa tư bản hiện đại.
    2.2.1 Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.-------------------------------------23
    2.2.2 Xã hội hoá nền sản xuất ngày càng cao.------------------------------------24
    2.2.3 Xu hướng lịch sử của tích luỹ tư bản.----------------------------------------25
    Chương 3: Ý nghĩa của việc nghiên cứu tích luỹ tư bản.
    3.1 Ý nghĩa về mặt lí luận.------------------------------------------------------27
    3.2 Ý nghĩa thực tiễn của tích luỹ đối với phát triển kinh tế ở nước ta.---28
    Phần III: Kết luận.----------------------------------------------------------------30








    PHẦN I:
    LỜI MỞ ĐẦU
    Nhìn lại các năm đã qua và gần đây nhất của Việt Nam là năm 2001. So với trước đổi mới chúng ta đã thu được một số thành tựu nhưng so với thế thì chúng ta thấy được gì. Đó là nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn về kinh tế. Đây cũng là thách thức đặt ra trước mắt nước ta và yêu cầu phải giải quyết về lâu dài. Nước ta là nước có bình quân thu nhập thuộc vào hàng thấp của thế giới. Câu hỏi đặt ra bây giờ không còn là "tại sao chúng ta nghèo" mà là "làm thế nào để nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển này".
    Để trả lời câu hỏi này chúng ta đi nghiên cứu các yếu tố dẫn tới thàng công về kinh tế của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Có nhà kinh tế học đã nói 3 yếu tố quyết định thành công của mỗi doanh nghiệp mỗi tổng công ty hay trên hết là của mỗi quốc gia là các yếu tố sau: con người,vốn hay tư bản,thời cơ. Thiếu một trong 3 yếu tố này thì không thể dẫn tới thành công được. Ví dụ như nếu con người tài giỏi, thời cơ tốt nhưng thiếu tiền để đầu tư cơ sở hạ tầng, để tiến hành sản xuất thì con người đó sẽ cũng không làm được gì và cơ hội tốt sẽ bị bỏ qua. Việt Nam chúng ta đang rơi vào tình trạng này. Việc thiếu vốn đẩu tư do nhiều lí do khiến cho đất nước ta cứ luần quẩn mãi trong vòng nghèo đói. Một trong những lí do đó là do chính sách của chúng ta còn nhiều bất cập thủ tục rườm rà. Salmýon cho rằng cần phải có cú huých từ bên ngoài vào để phá vỡ vòng luẩn quẩn này nhưng điều quan trọng trên hết phải biết phát huy các nguồn nội lực của nền kinh tế. Cụ thể là chúng ta phải biết phát huy và tận dụng vốn trong nước sao cho chúng không ngừng phát triển. Vấn đề này ta tạm gọi là tính luỹ vốn hay ở các nước TBCN gọi là tĩnh luỹ tư bản. Để hiểu dược tích luỹ vốn trước hết chúng ta cần hiểu tích luỹ tư bản, nó làm sáng tỏ bản chất của vấn đề nghiên cứu qua đó đưa lại những giải pháp và biện phápcho tình trạng vốn của nước ta hiện nay.
    Qúa trình ra đời và lớn mạnh của CNTB gắn liền với các quá trình tích luỹ tư bản, từ tích luỹ tư bản nguyên thuỷ cho tới ngày nay. Tích luỹ tư bản có vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. Ở đề án lần này em xin phép đi nghiên cứu một số mặt của tích luỹ tư bản qua đó thấy được vai trò của nó trong quá trình phát triển kinh tế của CNTB và rút ra được ý nghĩa về mặt lí luận cũng như ý nghĩa về mặt thực tiễn của vấn đề nghiên cứu để có thể áp dụng vào Việt Nam. Bài viết lần đầu còn nhiều thiếu sót em mong thầy giáo giúp đỡ em để vấn đề nghiên cứu này được sáng tỏ hơn. Em mong qua đề án lần này sẽ trang bị cho em thêm những kiến thức về kinh tế chính trị xã hội. Em xin thành cảm ơn thầy đã giúp em hoàn thành đề án lần này.
     
Đang tải...