Tài liệu Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1. PHẠM TRÙ THỰC TIỄN

    Thực tiễn là một trong những vấn đề trung tâm của triết học, nó không chỉ là một phạm trù nền tảng, cơ bản của lý luận nhận thức mácxít mà còn của toàn bộ triết học Mác-Lênin.

    Có thể nói, các nhà duy vật trước mác đã có công lớn trong việc phát triển thế giới quan duy vật và đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo và thuyết không thể biết. Họ đã hiểu thực tiễn là một hành động vật chất của con người nhưng lại xem đó là hoạt động của những con buôn, đê tiện, bẩn thỉu. Nó không có vai trò gì đối với nhận thức của con người. Lý luận của họ còn có nhiều hạn chế, thiếu sót, trong đó hạn chế lớn nhất là không thấy được vai trò của hoạt động thực tiễn đối với nhận thức, do vậy chủ nghĩa duy vật của họ mang tính chất trực quan.

    Một số nhà triết học duy tâm tuy đã thấy được mặt năng động, sáng tạo trong hoạt động của con người, nhưng cũng chỉ hiểu hoạt động thực tiễn như là hoạt động tinh thần sáng tạo ra thế giới của con người, chứ không hiểu nó như hoạt động hiện thực, hoạt động vật chất cảm tính, hoạt động lịch sử – xã hội.

    Kế thừa những yếu tố hợp lý và khắc phục những thiếu sót trong quan điểm vể thực tiễn của các nhà triết học trước đó, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đem lại một quan điểm đúng đắn, khoa học về thực tiễn và vai trò của nó đối với nhận thức cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Với việc đưa ra phạm trù thực tiễn vào lý luận, C.Mác và Ph.Ăngghen đã thực hiện một bước chuyển biến cách mạng trong lý luận nói chung và lý luận nhận thức nói riêng. V.I.Lênin đã nhận xét: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận thức” (V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tập 18, tr.167).

    Vậy thực tiễn là gì?

    Thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

    Hoạt động thực tiễn không phải bao gồm tất cả các hoạt động của con người mà chỉ là hoạt động vật chất của con người. Trong hoạt động thực tiễn, con người phải sử dụng những phương tiện, công cụ, sức mạnh vật chất để tác động vào tự nhiên, xã hội, cải tạo, biến đổi chúng cho phù hợp. Nếu con vật chỉ hoạt động theo bản năng nhằm thích nghi một cách thụ động với thế giới bên ngoài, thì con người, nhờ vào thực tiễn như là hoạt động có mục đích, có tính xã hội của mình mà cải tạo thế giới để thỏa mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động, tích cực với thế giới và để làm chủ thế giới.

    Thông qua hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi thế giới, sự vật và làm cho hình ảnh của đối tượng thay đổi trong nhận thức. Con người không thể thỏa mãn với những gì mà tự nhiên cung cấp cho mình dưới dạng có sẵn, con người tiến hành hoạt động thực tiễn mà trước hết là lao động sản xuất để biến đổi tạo ra sản phẩm mới phục vụ cuộc sống con người. Con người phải tiến hành lao động sản xuất ra của cải vật chất để nuôi sống mình. Để lao động và lao động có hiệu quả, con người phải chế tạo và sử dụng công cụ lao động. Chính nhờ lao động, con người thoát khỏi giới hạn của con vật và tự hoàn thiện mình. Do vậy, hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất, đặc trưng của con người, là cái quan trọng để phân biệt con người với con vật.

    Không có hoạt động thực tiễn, con người và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển được. Vì vậy, có thể nói rằng thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội, là phương thức đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa con người và thế giới. Mác đã viết: “Con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó còn con người thì tái sản xuất ra tất cả thế giới” ( C.Mác - Ph.Ăngghen, Tuyển tập, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1980, tr.119). Thực tiễn là cái xác định một cách thực tế sự liên hệ giữa vật chất và những điều cần thiết đối với con người.

    Hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất hóa tư tưởng, chuyển cái tinh thần vào cái vật chất hay mục đích của nhận thức là vì thực tiễn. Tuy nhiên hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức nhiều khi lại hoàn toàn khác nhau, đôi khi người ta nhận thức giỏi song hoạt động lại không tốt, không hiệu quả và ngược lại. Hoạt động thực tiễn còn là qúa trình tương tác giữa chủ thể và khách thể, trong đó thực tiễn là khân trung gian nối con người với thế giới khách quan.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...