Luận Văn Vai trò của Thanh tra nhân dân trong việc phòng, chống tham nhũng

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Vai trò của Thanh tra nhân dân trong việc phòng, chống tham nhũng

    LỜI NÓI ĐẦU .1


    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TRA NHÂN DÂN VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG .3


    1.1. Sơ lược chung về lịch sử .3


    1.1.1. Lịch sử hình thành Thanh tra nhân dân .3


    1.1.2. Lịch sử hình thành công tác phòng, chống tham nhũng 5


    1.2. Những khái niệm cơ bản 7


    1.2.1. Khái niệm Thanh tra nhân dân .7


    1.2.2. Khái niệm tham nhũng .8


    1.3. Đặc điểm tham nhũng, các hành vi tham nhũng và sự cần thiết của việc phòng, chống tham nhũng 10


    1.3.1 Đặc điểm của tham nhũng 10


    1.3.2. Các hành vi tham nhũng 11


    1.3.3. Sự càn thiết của việc phòng, chống tham nhũng .14


    1.4. Đặc điểm của Thanh tra nhân dân, sự cần thiết của việc thành lập Thanh tra nhân dân, vai trò của Thanh tra nhân dân trong việc phòng, chống tham nhũng .16


    1.4.1. Đặc điểm của Thanh tra nhân dân .16


    1.4.2. Sự cần thiết của việc thành lập Thanh tra nhân dân 17


    1.4.3. Vai trò của Thanh tra nhân dân trong việc phòng, chống tham nhũng 18


    1.5. Mục đích, phạm vi, nguyên tắc hoạt động Thanh tra 20


    1.5.1. Mục đích Thanh tra 20


    1.5.2. Phạm vi Thanh tra 22


    1.5.3. Nguyên tắc hoạt động của Thanh tra nhân dân 25

    CHƯƠNG 2: CỞ SỞ PHÁP LÝ ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA NHÂN DÂN TRONG VIỆC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG .31


    2.1. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra nhân dân .31


    2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn .31


    2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra nhân dân ở cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước 43


    2.2. Phương thức hoạt động của Thanh tra nhân dân .52


    2.2.1. Phương thức hoạt động của Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn 52


    2.2.2. Phương thức hoạt động của Thanh tra nhân dân ở cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước 53


    2.3. Tiêu chuẩn, điều kiện thành viên Ban thanh tra nhân dân 54


    2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra nhân dân .56


    2.5. Trách nhiệm của Thanh tra nhân dân và cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm


    quyền trong việc phòng, chống tham nhũng 60


    2.5.1. Khả năng phát hiện hành vi tham nhũng khi thực hiện nhiệm vụ của Thanh tra nhân dân 60


    2.5.2. Thấm quyền xử lý của Thanh tra nhân dân khi phát hiện hành vi tham nhũng.63


    2.5.3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi nhận được kiến nghị phát hiện hành vi tham nhũng từ phía Thanh tra nhân dân 66


    2.5.4. Thẩm quyền kiểm tra, giám sát của Thanh tra nhân dân đối với việc xử lý hành vi tham nhũng từ phía cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền .67


    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THANH TRA NHÂN DÂN THAM GIA VÀO CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG 69


    3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay.69


    3.1.1. Những thuận lợi trong công tác phòng, chống tham nhũng 69


    3.1.2. Những khó khăn vấp phải trong công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay 73


    3.2. Những yếu tố tích cực, thuận lợi và hạn chế, khó khăn của việc Thanh tra nhân dân tham gia vào công tác phòng, chống tham nhũng .76


    3.2.1. Những yếu tố tích cực, thuận lợi khi Thanh tra nhân dân tham gia vào công tác phòng, chống tham nhũng 76


    3.2.2. Những yếu tố hạn chế, khó khăn khi Thanh tra nhân dân tham gia vào công tác phòng, chống tham nhũng 81


    3.3. Nguyên nhân những hạn chế, khó khăn khi Thanh tra nhân dân tham gia vào

    công tác phòng, chống tham nhũng 85


    3.4. Một số kiến nghị nhằm tăng cường, phát huy vai trò của Thanh tra nhân dân ừong việc phòng, chống tham nhũng và các giải pháp nhằm ngăn chặn, phòng, chống tham nhũng .87


    3.4.1. Một số kiến nghị nhằm tăng cường, phát huy vai trò của Thanh tra nhân dân ừong việc phòng, chống tham nhũng .87


    3.4.2. Các giải pháp nhằm ngăn chặn, phòng chống tham nhũng .90


    KẾT LUẬN

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã ban hành Nghị quyết số 04/2006/NQ-TW ngày 21 tháng 8 năm 2006 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí Đảng xác định: “Tham nhũng là một trong những nguy cơ lớn đe đọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”, tham nhũng không chỉ gây ảnh hưởng đến mặt chính trị mà trước hết nó ảnh hưởng trực tiếp đến mặt kinh tế, văn hỏa, xã hội. Do đó, công tác phòng, chống tham nhũng phải là nhiệm vụ cấp bách được đặt ra.


    Công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua đã được sự hưởng ứng đông đảo của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và quần chúng nhân dân; trong đó Thanh tra nhân dân cũng góp phần tích cực tham gia vào công tác này. Thế nhưng, do pháp luật về phòng, chống tham nhũng và Thanh tra vẫn còn một số điểm chưa thật hoàn thiện nên chưa thể phát huy tốt vai trò của Thanh tra nhân dân trong công tác này. Bên cạnh đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu về phòng, chống tham nhũng và Thanh tra nhân dân cũng như các công trình nghiên cứu về vai trò của những tổ chức, cá nhân về phòng, chống tham nhũng nhưng tác giả lại chưa thể tìm thấy công trình nghiên cứu tương tự về “vai trò của Thanh tra nhân dân trong việc phòng, chống tham nhũng”, do đó tác giả quyết định chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp của mình.


    2. Tình hình nghiên cứu


    Trong thời gian qua, dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về cơ cấu, tổ chức của Thanh tra nhân dân, về vấn đề phòng, chống tham nhũng như các công trình của các tác giả sau:


    ã Hà Thị Thúy Loan, luận văn tốt nghiệp khóa 30 (2004-2008): Hành vi tham nhũng và những tác hại của hành vi tham nhũng đối với đời sống xã hội, khoa luật, Đại học Cần Thơ, 2008.


    ã Lê Thị Hoàng Yến, luận văn tốt nghiệp khóa 30 (2004-2008): Tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân cơ sở lý luận và thực tiễn, khoa luật, Đại học Cần Thơ, 2008.


    ã Nguyễn Thanh Phương, luận văn tốt nghiệp khóa 30 (2004-2008): Trách nhiệm phòng, chổng tham nhũng của cơ quan truyền thông, khoa luật, Đại học cần Thơ, 2008.

    ã Nguyễn Quốc Việt, luận văn tốt nghiệp khóa 30 (2004-2008): Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc phòng, chống tham nhũng lý luận và thực tiễn, khoa luật, Đại học cần Thơ, 2008.


    Thế nhưng, tác giả lại muốn tiếp cận vấn đề ở một khía cạnh mới đó là gắn kết giữa Thanh tra nhân dân và phòng, chống tham nhũng cụ thể là nghiên cứu về vai trò của Thanh tra nhân dân trong công tác phòng, chống tham nhũng nhằm giải quyết vấn đề phòng, chống tham nhũng đặt ra hiện nay từ việc nâng cao vai trò của Thanh tra nhân dân.


    3. Mục đích nghiên cứu


    Tác giả nghiên cứu đề tài nhằm mục đích tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn, hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng và khi Thanh tra nhân dân tham gia vào công tác này, những vấn đề còn chưa hoàn thiện của pháp luật để từ đó tìm hiểu các nguyên nhân và đồng thời đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật góp phần nâng cao vai ừò của Thanh tra nhân dân trong công tác phòng, chống tham nhũng.


    4. Phạm vi nghiên cứu


    Trong đề tài, tác giả không tập trung nghiên cứu chi tiết, các vấn đề về tham nhũng, mả chỉ nghiên cứu khái quát về mặt lý luận và thực tiễn thay vào đó, tác giả tập trung nghiên cứu cụ thể phần Thanh tra nhân dân và vai trò của Thanh tra nhân dân đối với công tác phòng chống tham nhũng về cả ba mặt như lý luận, cơ sở pháp lý đảm bảo cho việc thực hiện và thực tiễn các thuận lợi và khó khăn nguyên nhân của chúng và các biện pháp phát huy vai trò của Thanh tra nhân dân trong công tác phòng, chống tham nhũng.


    5. Phương pháp nghiên cứu


    Trong quá trinh nghiên cứu, tác giả đã dựa trên nền tảng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và các vấn đề có liên quan.


    Tiếp cận dưới góc độ lý luận, các vấn đề pháp lý được xem xét đánh giá nhờ vào việc sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích luật viết, so sánh, suy luận.


    Tiếp cận dưới góc độ thực tiễn, các thông tin thu thập được qua việc áp dụng các phương pháp thu thập, thống kê dữ liệu các số liệu có liên quan.

    6. Kết quả nghiên cứu


    Tác giả sẽ nghiên cứu vấn đề đi từ lý luận đến cơ sở pháp lý và cuối cùng là thực tiễn. Trong phần lý luận, tác giả sẽ tập trung tìm hiểu rõ các vấn đề lý luận liên quan đến Thanh tra nhân dân và phòng, chống tham nhũng, trên cơ sở phần lý luận đã có tác giả sẽ phân tích vấn đề ở khía cạnh pháp lý về Thanh tra nhân dân từ đó phát hiện ra những điểm còn bất cập dựa trên cơ sở đối chiếu với thực tiễn và sẽ đưa ra giải quyết ở chương thực tiễn trong phần kiến nghị giải quyết về vấn đề nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật.


    7. Kết cấu của luận văn


    Luận văn được kết cấu chia làm ba phần chính đó là: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.


    Trong đó phần nội dung được chia làm ba chương:


    Chương 1 Những vấn đề lý luận chung về Thanh tra nhân dân và phòng, chống tham nhũng', ở chương này, tác giả sẽ trình bày những nội dung cơ bản về các vấn đề lý luận xoay quanh Thanh tra nhân dân và phòng, chống tham nhũng như các vấn đề về lịch sử, các khái niệm, đặc điểm và mục đích, phạm vi, nguyên tắc hoạt động của Thanh tra nhân dân .


    Chương 2 Cơ sở pháp lý đảm bảo hoạt động của Thanh tra nhân dân trong việc phòng, chống tham nhũng', ở chương này, tác giả sẽ trình bày các nội dung cơ bản về Thanh tra nhân dân như về cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn điều kiện, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra nhân dân và làm rõ vai trò của Thanh tra nhân dân với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phòng, chống tham nhũng


    Chương 3 Thực trạng Thanh tra nhân dân tham gia vào công tác phòng, chống tham nhũng; ở chương này, tác giả sẽ trình bày những mặt thuận lợi và khó khăn trong công tác phòng, chống tham nhũng và những yếu tố tích cực và hạn chế khi Thanh tra nhân dân tham gia vào việc phòng, chống tham nhũng, các nguyên nhân của những hạn chế đó, đồng thời kiến nghị các giải pháp nhằm góp phần phát hiện và ngăn chặn, phòng chống tham nhũng và góp phần phát huy vai trò của Thanh tra nhân dân trong việc phòng, chống tham nhũng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...