Tiểu Luận Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước


    TRÍCH DẪN​



    Ngày nay, nguồn lực con người đang được thừa nhận là quan trọng và quyết định nhất trong các nguồn lực và nó được đặt ở các vị trí trọng tâm trong chiến lược phát trển kinh tế xã hội của nhiều quốc gia. Nhiều nước vốn xuất phát từ những điều kiện kinh tế thấp kém, lạc hậu, tài nguyên thiên nhiên thậm chí còn lạc hậu hơn Việt Nam hiện nay nhưng đã đạt đươc tôc độ cao trở thành một nước có nền kinh tế phát triển là nhờ biết phát huy và sử dụng tốt nhân tố con người. Đất nước ta đã và đang tong thời kì đi lên CNH, HĐH đất nước. Hội nghị Ban Chấp Hành trung ương Đảng lần thứ 7 khoa' VII đã xác định mục tiêu tổng quát của CNH, HĐH là cải biến nền kinh tế đát nước thành một nền kinh tế Công Nghiệp có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại có cơ cấu kinh tê hợp lí quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp vơi trình độ phát triển sức sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao. Quôc phòng và an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.

    Đất nước ta có ruộng đất canh tác bình quân đầu ngươì thuộc loại thấp nhất thế giới, tài nguyên khoáng sản tuy đa dạng, phong phú song trữ lượng không lớn như nhiều nước khác cơ sở vật chất còn rất lạc hậu và nguồng vốn trong nước còn rất hạn chế. Vì thế xét đến cùng để đạt được mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hiện đại có nền kinh tế phát triển trong vòng 10 đến 20 năm nước ta chỉ còn con đường là tiến thẳng vào khoa học và công nghệ hiện đại, lấy khoa học công nghệ làm nền tảng phái huy năng lực nội sinh của đất nước và con người chính là nguồn năng lực quý giá và lớn nhất của nước ta hiện nay.

    Nói tới con người ta thấy trong toàn bộ sự phát triển con ngườn luôn tồn tại với hai tư cách: vừa là chu thể vừa là đối tượng.Là chủ thể con người thực hiện sư phát triển xã hội mà trước hết là phát triển lực lợng sản xuất; là đối tượng con người hưởng thụ những thành quả của sự phát triển đó. Không có con người thì không có sự hưởng thụ những thành quả của sự phát triển đó. Không có con người , thì không có sự hưởng thụ cũng như không có sự cống hiến nghĩa là không có sự phát triển. Dĩ nhiên giả thiết đó là không thể có được nhưng nó cho thấy một điều: trong tất cả những gì có thể nói được về sự tiến hoá và phát triển của lịch sử thế giới con người là trung tâm.

    Hơn nũa vị trí trung tâm đó được đảm bảo bằng hai vế, cống hiến và hưởng thụ nói cách khác nêu đã thừa nhận vị trí trung tâm cuả con người thì phải luôn luôn chú ý thích đáng đến cả sự cống hiến và hưởng thụ của con người không phải chú ý đến theo kiểu tình cảm đạo đức chung chung mà mà cần có một sự nghiên cứu khoa học một sự phân tích và và thẩm định bằng thực tế soi sáng bằng những thành tựu khoa học mới nhất. Trong những năm gần đây đồng thời với việc nói đến chiến lược kinh té- xã hội con người. thực ra đấy không phải là hai vấn đề tách rời nhau hay song song nhau dẫu cho quan niệm như thế cũng là thể hiện đến một mức độ nhất định sự coi trọng nhân tố con người mà là hai cách nói của cùng một nội dung phát triển đất nước . Chúng ta của sự nghiệp cách mạng đã gặp những câu nói rất cô đọng, rất khái quát thể hiện nhận thức, tư tưởng vững chắc đó như: "Mục tiêu cuối cùng của và cao nhất là nhằm vào con người, vì con người" "Yếu tố phát trển con người là yếu tố phát triển của mọi sự phát triển ". Chiến lược phát triển kinh tế thực chất là chiến lược phát triển con người cụ thể hơn, một câu nói của cố vấn Võ Văn Kiệt Nguyên thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam "Muốn xây dựng kinh tế phải có con người được đào tạo trong môi trường văn hoá lành mạnh" Nhiều nhà lí luận khẳng định:"Khoa học kĩ thuật dù mạnh mẽ đên đâu nó chứng tỏ sức mạnh to lớn như thế nào thì cũng không thể đẩy con người ra ngoài quá trình sản xuất xã hội nói chung mà chỉ thay thế những hoạt động lao động nặng nhọc giúp con người có điều kiện tốt hơn để học tập, nghiên cứu phát triển trí tuệ". Phải thấy rằng KH_KT trước hết là sản phẩm của hành động nhận thức và phát triển tri tuệ của con người còn một mặt phát huy trí tuệ sử dụng KH_KT để cải tạo đối tượng lao động vừa khai thác vừa bảo vệ tài nguyên, làm ra sản phẩm tinh thần và vật chất nhưng mặt khác KH_KT cũng chính là phương tiện để con người phát triển hoàn thiện bản thân với tư cách là một lực lượng sản xuất đặc biệt. Hai mặt đó gắn bó chặt chẽ với nhau trong con người bảo đảm cho quá trình tiến lên của chính con người và cũng là của lược lượng sản xuất. Nói chính xác hơn thì trong thời đại của Cách mạng khoa học kĩ thuật lực lượng sản xuất càng phát triển mạnh thì vai trò của con người ngày càng được đề cao.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...