Tiểu Luận Vai trò của thẩm phán trong thủ tục phá sản

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Vai trò của thẩm phán trong thủ tục phá sản

    Giới thiệu chung​



    Cũng như đa số các nước trên thế giới, Việt Nam quan tâm xây dựng chế định pháp luật về phá sản với mục tiêu hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả do phá sản gây ra. Thủ tục giải quyết phá sản có sự tham gia của nhiều chủ thể, trong đó có năm chủ thể cơ bản là: Toà án, doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản, người mắc nợ doanh nghiệp, chủ nợ, người quản lý tài sản. Trong các chủ thể đó, Toà án giữ vị trí trung tâm, có vai trò quyết định mọi giai đoạn của tố tụng phá sản và thực hiện chủ yếu vai trò của mình thông qua Thẩm phán. Điều đó thể hiện trong việc quy định thẩm quyền của thẩm phán trong thủ tục phá sản doanh nghiệp, HTX.
    1. Thẩm phán là người quyết định áp dụng thủ tục phá sản.
    Trong thủ tục phá sản, thẩm phán có vai trò là người quyết định áp dụng một trong hai thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc thanh lý tài sản, các khoản nợ hoặc quyết định chuyển từ áp dụng thủ tục phục hồi hoạt định kinh doanh sang áp dụng thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ hoặc tuyên bố doanh nghiệp, HTX bị phá sản[ii]. Sự quyết định này ảnh hưởng tới hầu hết các hành vi mà các chủ thể tham gia cần tiến hành trong thủ tục phá sản. Trong thủ tục đầu tiên, thẩm phán có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của các chủ nợ (Điều 13), người lao động (Điều 14), chính doanh nghiệp, HTX (Điều 15), chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước (Điều 16), hay của các cổ đông công ty cổ phần (Điều 17) và của thành viên hợp danh (Điều 18)[iii].
    Xem Giáo trình Luật Thương mại tập 2. Trường Đại học Luật Hà Nội H,. CAND tr 351
    [ii] Xem Điều 5 Luật phá sản 2004
    [iii] Xem Luật phá sản 2004
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...