Luận Văn Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự

    PHẦN MỞ ĐẦU


    1 -Tính cấp thiết của đề tài 1


    2. Mục tiều nghiên cứu của đề tài .1


    3. Phạm vi nghiên cứu đề tài 2


    4. Phương pháp nghiên cứu .2


    5. Kết cấu của đề tài 3


    CHƯƠNG I


    LÝ LUẬN CHUNG VÈ THẨM PHÁN .4


    I. Lý luận chung về Thẩm phán ở Việt Nam 4


    1.1. Khái niệm Thẩm phán 4


    1.2. Lịch sử hình thành và phát triển đội ngũ Thẩm phán ở Việt Nam 5


    1.3. Điều kiện để trở thành Thấm phán ở Việt Nam 9


    1.3.1. Tiêu chuẩn của một Thẩm phán .10


    1.3.2. Điều kiện để được bổ nhiệm làm Thẩm phán .11


    1.3.3. Miễn nhiệm, cách chức chức danh Thẩm phán .11


    1.4. Những đóng góp của các Thẩm phán cho ngành Tòa án Việt Nam .12


    II. Tìm hiểu về Thẩm phán ở một số nước trên thế giói 14


    2.1. Thẩm phán ở Hàn Quốc 14


    2.2. Thẩm phán ở Malaysia 14


    2.3. Thẩm phán Liêng Bang Nga .15


    2.4. Thẩm phán nước Cộng Hòa Pháp .16


    2.5. Thẩm phán ở nước Mỹ 16


    CHƯƠNG II QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VAI TRÒ CỦA THẨM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ


    2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn chung của Thẩm phán .19


    2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cụ thể của Thẩm phán trong công tác xét xử sơ thẩm các vụ án hình sư .21

    2.2.2. Trách nhiệm của Thẩm phán trong công tác xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự .22


    2.3. Những trường hợp Thẩm phán phải từ chối xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 24


    2.4. Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự .26


    2.4.1 Vai trò của Thẩm phán trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 26


    2.4.2. Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm 29


    2.5. Vai trò của Thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự 34


    2.5.1. Thẩm phán xét xử độc lập với Hội thẩm nhân dân 36


    2.5.2.Thẩm phán xét xử độc lập với Kiểm sát viên .38


    2.5.3. Thẩm phán xét xử độc lập với Luật sư 39


    2.6. Vai trò của Thẩm phán trong việc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự .41


    2.7. Vai trò của Thẩm phán trong việc xác định sự thật của vụ án 41


    2.8. Vai trò của Thẩm phán trong nghị án và tuyên án sơ thẩm vụ án hình sự 42


    2.8.1. Vai trò của Thẩm phán trong nghị án sơ thẩm vụ án hình sự .42


    2.8.2. Vai trò của Thẩm phán trong tuyên án sơ thẩm vụ án hình sự .44


    CHƯƠNG III THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ XÉT XỬ CỦA THẨM PHÁN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA THẨM PHÁN TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM HÌNH SỰ 47


    I. Thực tiễn về vai trò của Thẩm phán trong công tác xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự .47


    3.1. Những ưu điểm về vai trà của Thẩm phán trong quá trình xét xử Sơ thẩm các vụ án Hình sự 47


    3.1.1. Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động áp dụng pháp luật và giải thích pháp luật trong quá trình xét xử .47


    3.1.2. Thẩm phán và vai trò giáo dục pháp luật cho người dân thông qua hoạt động xét xử Sơ thẩm các vụ án hình sự 48


    3.2. Những kết quả đạt được từ công tác xét xử của Thẩm phán 50

    3.3. Những hạn chế về vai trò của Thẩm phán trong quá trình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 51


    3.4. Những thách thức của Thẩm phán trước tình hình hiện nay 56


    II. Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Thẩm phán trong xét xử sơ


    thẩm các vụ án hình sự 59


    KẾT LUẬN .62

    PHẦN MỞ ĐẦU


    1.Tính cấp thiết của đề tài


    Nói đến Tòa án là phải nhắc tới Thẩm phán. Thẩm phán có một vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự. Thẩm phán là người được biết đến như một biểu tượng của hoạt động xét xử, là người trực tiếp đưa ra những phán quyết cuối cùng vụ án có nhanh chóng được làm sáng tỏ đi đến kết luận cuối cùng thì vai trò của Thẩm phán là rất quan trọng. Thông qua việc xét xử các vụ án hình sự vai trò quan trọng của Thẩm phán ngày càng thể hiện rõ nét, không chỉ xét xử đúng người, đứng tội mà Thẩm phán còn có một vai trò đặc biệt quan trọng khác nữa là vai trò giáo dục ý thức pháp luật của người dân thông qua những phiên tòa xét xử lưu động. Hiện nay, trong các phiên tòa xét xử vụ án hình sự vai trò xét xử của các Thẩm phán đang rất được dư luận quan tâm. Trong bối cảnh đất nước ta đang tiến hành cải cách tư pháp, xây dựng pháp chế xã hội chủ nghĩa, các vụ án hình sự ngày càng gia tăng theo chiều hướng phức tạp với nhiều thành phần, tội phạm gây án ngày một tinh vi, thủ đoạn hơn trước, thời gian gần đây còn xuất hiện tội phạm hình sự là người nước ngoài thì vai trò, trách nhiệm của Thẩm phán ngày một cao nhưng trên thực tế hiện nay vai trò của Thẩm phán trong phiên tòa sơ thẩm chưa được phát huy đúng mức để xảy ra oan sai, xét xử không đúng người, đúng tội bỏ lọt tội phạm, tình trạng án hủy, án bị sửa và phải xét xử lên cấp phúc thẩm vẫn còn bên cạnh đó năng lực chuyên môn của Thẩm phán còn chưa cao, tình trạng chạy án, nhận hối lộ có thể do lương không đủ sống hay những vấn đề phát sinh khác trong cuộc sống của Thẩm phán . Phải làm thế nào để hoàn thiện được vai trò và tầm quan trọng theo đúng nghĩa của một Thẩm phán trong hoạt động xét xử nói chung và hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự nói riêng đang là yêu cầu trong quá trình cải cách tư pháp ở nước ta. Chính vì lý do đó em đã chọn đề tài “Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình.


    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài


    Đề tài nghiên cứu về vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự để từ đó thấy được các Thẩm phán có tầm quan trọng như thế nào trong hoạt động xét xử, qua những vai trò quan trọng đó để có được một cái nhìn sâu sắc hơn thực tế hơn thực trạng nền tư pháp của nước nhà, thấy được mặt tích cực những đóng góp của Thẩm phán trong công tác xét xử nói riêng và cho nền tư pháp nói chung. Qua việc nghiên cứu đề tài, với những kiến thức đã học được ở trường và qua thực tế theo dõi công tác xét xử sơ thẩm tại một số Tòa hình sự tại một số địa phương, em hy vọng sẽ đóng góp được một vài ý kiến về vai trò của Thẩm phán trong xét xử các vụ án hình sự hiện nay. Mục đích chính là nhằm nâng cao hơn nữa vai ừò xét xử độc lập của Thẩm phán, sự tôn trọng ý thức khi tham gia phiên tòa của người dân, ý kiến việc bảo vệ tính mạng và sức khỏe của Thẩm phán một vấn đề đang rất đáng quan tâm hiện nay. Một mặt nâng cao kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn của Thẩm phán tránh để xảy ra tình trạng oan sai khi xét xử, hoặc tránh để xảy ra tình trạng khi xét xử bản án sơ thẩm xong bị cáo tiếp tục kháng án lên các cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm làm tốn nhiều thời gian, lãng phí tiền bạc . Mặt khác, các Tòa án cần quan tâm, nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong việc giáo dục tư tưởng, chính tri cho các Thẩm phán, phân tích nguyên nhân dẫn đến sai phạm của Thẩm phán qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho toàn ngành về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với cán bộ công chức ngành Tòa án.


    3. Phạm vi nghiên cứu đề tài


    Đề tài tập trung nghiên cứu về vai trò của Thẩm phán trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, từ giai đoạn chuẩn bị xét xử, bắt đầu phiên tòa đến khi kết thúc phiên tòa cũng như những bất cập trong quá trình xét xử hiện nay, năng lực điều hành phiên tòa hình sự của Thẩm phán, vai trò độc lập trong khi xét xử của Thẩm phán với những người tiến hành tố tụng và một số sai phạm trong quá trình xét xử của Thẩm phán để từ đó đề ra hướng khắc phục. Do thời gian nghiên cứu có hạn đến đầu tháng 4/2009 phải hoàn thành đề tài nên luận văn chỉ sử dụng những số liệu đến hết năm 2008 tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu sẽ cố gắng cập nhật những số liệu mới nhằm làm cho đề tài ngày càng phong phú, sâu sắc hơn.


    4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài


    Đề tài sử dụng phương pháp phân tích luật viết, từ các quy định của luật hiện hành, người viết đi phân tích một số quy định của pháp luật để làm một số vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu đè tài. Phương pháp thống kê số liệu các vụ án, các Thẩm phán thông qua các báo cáo hàng năm của ngành Tòa án góp phần dẫn chứng cụ thể những vấn đề mà người viết muốn đề cập. Đề tài cũng sử dụng phương pháp quan sát thực tế, theo dõi diễn biến những vụ án xét xử diễn ra tại phiên tòa sơ thẩm và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác để từ đó thấy được vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. Qua đó cho người viết rút ra kết luận thực tế Thẩm phán xét xử có công bằng, độc lập và tuân theo pháp luật hay không, thấy được trình độ năng lực của Thẩm phán để từ đó có những ý kiến góp phần làm cho đề tài ngày càng thiết thực và có ý nghĩa thực tế hơn trong cuộc sống.

    5. Kết cấu của đề tài


    Đề tài gồm có ba chương:


    Chương I: Lý luận chung về Thẩm phán.


    Chương II: Quy định của pháp luật về vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự.


    Chương III: Thực tiễn về vai trò xét xử của Thẩm phán và một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Thẩm phán trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...