Luận Văn Vai trò của Tây Ninh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và chế độ tay sai ở miền Nam Việt Nam (1954 - 1

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Vai trò của Tây Ninh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và chế độ tay sai ở miền Nam Việt Nam (1954 - 1975)

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]



    Trong cuộc chiến tranh xâm lược nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự để đánh phá miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn phong trào cách mạng phát triển xuống vùng Đông Nam á và uy hiếp hệ thống xã hội chủ nghĩa, đế quốc Mỹ đã xây dựng một chính quyền tay sai ở miền Nam và đưa vào đây một đội quân viễn chinh hơn 60 vạn để làm nòng cốt cho hơn một triệu quân ngụy. Riêng về quân đội, Mỹ
    đã huy động cho cuộc chiến lúc cao nhất tới 68% lực lượng bộ binh, 60% lính thủy đánh bộ,


    32% lực lượng không quân chiến thuật, 50% lực lượng không quân chiến lược. Nếu tính cả số quân đóng ở nước ngoài tham chiến ở Việt Nam thì Mỹ đã sử dụng hơn 80 vạn quân Mỹ và đã động viên tới 6 triệu lượt binh sĩ trong cả cuộc chiến tranh.
    Ngoài ra, Mỹ còn dùng những phát minh khoa học kỹ thuật mới nhất để gây vô vàn tội ác hủy diệt đối với nhân dân Việt Nam; Mỹ đã ném xuống đất nước Việt Nam hơn
    7.850.000 tấn bom và chi phí hơn ba trăm tỷ đôla cho cuộc chiến.


    Khi Mỹ triển khai các chiến lược chiến tranh xâm lược thì trọng điểm thí điểm của chúng là vùng Đông Nam bộ- nhất là Tây Ninh vì vai trò quan trọng của khu vực này đối với sự tồn tại của chính quyền Sài Gòn thân Mỹ.
    Đông Nam bộ bao gồm Sài Gòn- Gia Định là chiến trường có ý nghĩa chiến lược quan trọng đặc biệt cả về quân sự lẫn chính trị. Thắng lợi của hai bên trên vùng này có ảnh hưởng trực tiếp về mọi mặt đến tình hình ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Sài Gòn, những đô thị khác ở miền Nam và có tiếng vang lớn ra thế giới.
    Tây Ninh là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng: cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Sài Gòn; có biên giới với nước Campuchia dài 232km; có rừng rậm và rộng lớn liên hoàn với tỉnh Svayriêng, Kôngpôngchàm của Campuchia; có đường sông đường bộ thuận tiện liên lạc với các nơi khác; ngoài ra, Tây Ninh còn có chiến khu Dương Minh Châu- Bắc Tây Ninh thời chống Pháp và nhân dân có truyền thống yêu nước. Khu căn cứ Dương Minh Châu- Bắc Tây Ninh mở rộng lên sát vùng biên giới Campuchia, còn còn được gọi là căn cứ khu B. Khu căn cứ là một vùng rừng rậm, bằng phẳng, có chiều sâu tiện lợi để xây dựng các căn cứ lớn. Việc khu căn cứ dựa lưng vào biên giới Campuchia cũng có nhiều thuận lợi vì thời gian này Chính phủ Sihanuc đang thực hiện chính sách ngoại giao “ốc đảo hoà bình”, chủ trương quan hệ hữu hảo với các nước láng giềng mà không phân biệt chế độ chính trị nhằm duy trì một đất nước hoà bình giữa một bán đảo chiến tranh. Ngoài ra, đồng bào Việt kiều ở Campuchia
    đang sinh sống sát biên giới- nơi Xứ uỷ thường xuyên qua lại hoạt động, họ rất tích cực ủng

    hộ cách mạng; trong khi vùng ruột Bắc Tây Ninh hầu như không có dân thì có một số ít xóm dân vùng ven như Lò Gò, Xóm Giữa, Tà Păng đã theo cách mạng thời kháng chiến chống Pháp nên là chỗ dựa quan trọng cho việc tiếp tế và bảo vệ căn cứ.
    Do vị trí, điều kiện tự nhiên, dân cư quan trọng và thuận lợi nên chúng ta đã xây dựng


    ở Tây Ninh những cơ sở chính trị, những căn cứ vững chắc nhằm tạo nên thế đứng chân lợi hại để ta có thể thường xuyên tiến công trực tiếp trung tâm đầu não của địch tại Sài Gòn và hỗ trợ đắc lực cho phong trào đấu tranh của nhân dân trên khắp các đô thị miền Nam. Vì thế, Khu căn cứ Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh được chọn làm căn cứ Quân uỷ và Bộ Chỉ huy Miền, căn cứ Trung ương Cục miền Nam, căn cứ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, căn cứ Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam để trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam trong cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc.
    Khu B tuy xa Trung bộ hơn khu A (chiến khu Đ) nhưng rất thuận tiện trong liên lạc ra Bắc, xuống khu VII (Sài Gòn- Gia Định), khu VIII và khu IX (đồng bằng sông Cửu Long); thuận lợi trong công tác hậu cần.
    Vị trí chiến lược quan trọng của Tây Ninh còn được chính quyền Diệm- Nhu xác nhận bằng sự kiện: ngày 15-10-1963, nguỵ quyền Sài Gòn cắt huyện Trảng Bàng của Tây Ninh, huyện Đức Hoà và Đức Huệ của Long An, huyện Củ Chi của tỉnh Gia Định thành lập tỉnh mới lấy tên là tỉnh Hậu Nghĩa để củng cố tuyến phòng thủ Tây Bắc Sài Gòn, đối phó với khả năng “ chủ lực Bắc Việt và Việt cộng có thể uy hiếp Thủ đô”. Từ đây, Tây Ninh phải
    đương đầu với cả hai tiểu khu: tiểu khu Tây Ninh và tiểu khu Hậu Nghĩa trong suốt cuộc kháng chiến.
    Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân miền Nam nói riêng dưới sự lãnh đạo của Đảng, trên cơ sở những kinh nghiệm kháng chiến chống Pháp (1945-1954), nghệ thuật quân sự Việt Nam đã không ngừng phát triển trong lịch sử dân tộc góp phần làm cho Mỹ và tay sai thất bại hoàn toàn, đưa nhân dân Việt Nam đến thắng lợi trọn vẹn.
    Tại miền Nam, quân dân miền Nam đã tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân từng bước


    đánh thắng “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh” và âm mưu “tràn ngập lãnh thổ” của Mỹ-ngụy sau hiệp định Paris, đỉnh cao của thắng lợi là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. Qua hơn hai mươi năm chiến đấu, nhân dân Việt Nam đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới với quy mô lớn nhất, dài ngày nhất, ác liệt và dã man nhất mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến nay.

    Trong thắng lợi của quân dân miền Nam đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ, quân dân Tây Ninh đã có những đóng góp khá quan trọng của mình. Với một vị trí chiến lược quan trọng, là địa bàn đóng quân của các cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam và là vùng trọng điểm đánh phá của Mỹ-ngụy trong suốt cuộc chiến tranh; do đó, Tây Ninh có điều kiện thể hiện vai trò của mình là góp phần làm thất bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ triển khai ở miền Nam Việt Nam nên Tây Ninh được mệnh danh “quê hương trung dũng kiên cường”.
    Chiến tranh đã đi qua nhưng hậu quả của nó vẫn còn, lịch sử là hiện thực khách quan nên một sự nhận thức, đánh giá khách quan về nó là cần thiết. Trong công cuộc xây dựng quê hương Tây Ninh hôm nay, việc nhận thức và giáo dục thế hệ trẻ về sự đóng góp của địa phương vào thắng lợi của cuộc chiến tranh chống Mỹ ở miền Nam là việc nên làm. Từ chỗ hiểu và tự hào về quê hương, thế hệ trẻ Tây Ninh sẽ thấy trách nhiệm của mình là phải ra sức giữ gìn, xây dựng, phát triển quê hương Tây Ninh cùng sánh vai với các địa phương trong cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Với lý do trên và bản thân là người được sinh ra, lớn lên trên đất Tây Ninh giàu truyền thống nên tôi chọn đề tài “ Vai trò của Tây Ninh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và chế độ tay sai ở miền Nam Việt Nam (1954-1975)” để nghiên cứu. Đề tài hy vọng góp phần nhỏ vào hiểu thêm lịch sử Tây Ninh, đồng thời nó là nguồn tư liệu giáo dục của địa phương.
    2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu


    *Cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam và cuộc chiến tranh cách mạng mà nhân dân Việt Nam tiến hành chống Mỹ thực chất là một cuộc đụng đầu lịch sử. Vì thế, khi Mỹ thất bại tại Việt Nam, giới nghiên cứu trong và ngoài nước- kể cả nước Mỹ- đã quan tâm nghiên cứu về cuộc chiến tranh này và đã cho ra đời nhiều công trình, nhiều tác phẩm với những cái nhìn từ nhiều góc độ khác nhau của cuộc chiến như :
    Giáo sư Trần Nhâm với “Cuộc đấu trí ở tầm cao của trí tuệ Việt Nam”. Tác phẩm phân tích về cuộc chiến tranh chống Mỹ mà Việt Nam giành thắng lợi cuối cùng là một cuộc
    đấu về trí của Việt Nam về mọi mặt với đế quốc Mỹ để từng bước đánh bại các âm mưu chiến lược của Mỹ.
    Đại tướng Văn Tiến Dũng với “Về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”. Tác phẩm này là sự bổ sung, hoàn chỉnh của hai cuốn sách mà tác giả viết trước đó: “Bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ”, viết năm 1989; “Cuộc kháng chiến chống Mỹ- Toàn thắng”, viết năm 1991. Nội dung chủ yếu của tác phẩm là: thứ nhất, nói về nhiệm vụ đánh thắng quân viễn chinh Mỹ và đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của chúng đã tạo ra

    bước ngoặt có tính chiến lược của cuộc kháng chiến chống Mỹ; thứ hai, nói về việc đánh bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, làm thất bại hoàn toàn âm mưu xâm lược của Mỹ đối với Việt Nam.
    Viện lịch sử quân sự với “Đại thắng mùa Xuân 1975 nguyên nhân và bài học”; Nguyễn Huy Toàn với “30 năm chiến tranh cách mạng Việt nam 1945-1975”; Đại tướng Lê Trọng Tấn với “Đại thắng mùa Xuân 1975”; Gabriel Kolko với “Giải phẩu một cuộc chiến tranh” Những tác phẩm này đi vào nghiên cứu, phân tích sâu sắc về cuộc chiến tranh của Mỹ với dân tộc Việt Nam mà cuối cùng là sự thất bại thảm hại của Mỹ trên dất nước Việt Nam khi phải đối đầu với một cuộc chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
    Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng miền Nam, nhiều hồi ký, nhiều công trình và tư liệu nghiên cứu về cuộc chiến tranh chống Mỹ được công bố giúp hiểu rõ hơn cuộc chiến tranh này.
    Các công trình nghiên cứu nêu trên và những hồi ký của những người trực tiếp tham gia chỉ đạo, lãnh đạo cuộc chiến hoặc từng chiến dịch hay trận đánh đã cung cấp cho người nghiên cứu đề tài này nguồn tư liệu quý. Tuy nhiên, tất cả những công trình nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một cách tổng thể về cuộc chiến tranh, chưa đi vào nghiên cứu cụ thể về vai trò và sự đóng góp của các địa phương vào thắng lợi chung của dân tộc trong cuộc chiến tranh cách mạng chống Mỹ xâm lược.
    *Việc nghiên cứu cụ thể về địa phương Tây Ninh và cuộc kháng chiến chống Mỹ ở


    Tây Ninh đã có một số công trình được công bố như :


    Ban tổng kết chiến tranh tỉnh Tây Ninh với “Lược sử Tây Ninh”. Tài liệu này nêu lên một cách sơ lược quá trình hình thành- phát triển của vùng đất Tây Ninh: đất đai, con người, truyền thống, ánh sáng của Đảng vào Tây Ninh và quá trình nhân dân chống kẻ thù xâm lược, xây dựng quê hương Tây Ninh dưới sự lãnh đạo của Đảng.
    Ban tổng kết chiến tranh tỉnh Tây Ninh với “Tây Ninh 30 năm trung dũng kiên cường”. Tác phẩm này đã trình bày khái quát về địa lý, con người, truyền thống của Tây Ninh; đặc biệt là trình bày quá trình 30 năm (1945-1975) quân dân cả nước nói chung và Tây Ninh nói riêng đã tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ dưới sự lãnh đạo của
    Đảng cộng sản Việt Nam, của Tỉnh uỷ Tây Ninh đã đi đến thắng lợi hoàn toàn. Trong 30 năm chiến đấu, quân dân Tây Ninh đã ra sức xây dựng lực lượng, xây dựng căn cứ ngày càng vững mạnh để đảm bảo nhiệm vụ trên giao, góp phần cùng toàn Miền đánh bại các chiến lược chiến tranh Mỹ thực hiện ở miền Nam mà Tây Ninh là nơi chúng chọn làm thí

    điểm thực hiện. Quá trình đó còn là những chiến công oanh liệt, là những trang sử hào hùng trong lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương Tây Ninh.
    Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh với “Ba thế hệ xanh- Một chặng đường”. Đây là một ký sự lịch sử ghi lại quá trình chiến đấu đầy khó khăn gian khổ nhưng rất anh hùng của tuổi trẻ và nhân dân Tây Ninh để Tây Ninh có được một lịch sử trung dũng kiên cường. Công trình là một tập hợp những hồi ký của những người đã từng trực tiếp tham gia chiến đấu trong chiến tranh và là cán bộ lãnh đạo của Tỉnh khi chiến tranh kết thúc.
    Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh với công trình “Địa chí Tây Ninh”. Công trình này do Sở Văn hoá- Thông tin Tây Ninh kết hợp Viện khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh thực hiên dưới dạng tỉnh chí. Nội dung chủ yếu của công trình là ghi chép, miêu tả, giới thiệu những hình ảnh- sự kiện cơ bản nhưng khá toàn diện về vùng đất Tây Ninh xưa và nay. Đó là: giới thiệu về đặc điểm của tự nhiên; các cộng đồng cư dân đã từng có mặt, sinh sống trên đất Tây Ninh; ghi lại quá trình hình thành, thay đổi địa giới hành chính của tỉnh và các địa phương trong tỉnh qua từng thời kỳ lịch sử; hệ thống lại truyền thống kiên cường bất khuất, sự hy sinh anh dũng của quân dân trong tỉnh qua các thời kỳ lịch sử chống ngoại xâm; giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển về kinh tế, đời sống, văn hoá, xã hội, những con người và di tích lịch sử của Tây Ninh.
    Ban khoa học lịch sử quân sự Tỉnh đội Tây Ninh với “Lịch sử lực lượng võ trang tỉnh Tây Ninh (1945-1975)” (2 tập). Công trình nghiên cứu đã phát hoạ lại bức tranh quá trình hình thành, phát triển, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng võ trang Tây Ninh đưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Tây Ninh. Đặc biệt, Tập 2 của công trình đã nghiên cứu rất chi tiết, cụ thể về cuộc chiến đấu của lực lượng vũ trang Tây Ninh chống lại các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mỹ, lập nên những chiến thắng trên đất Tây Ninh.
    Ban Tuyên huấn của Huyện uỷ các huyện- thị xã trong tỉnh đều nghiên cứu biên soạn về Lịch sử cách mạng của địa phương mình. Nội dung các công trình này chủ yếu là nói về quá trình xây dựng và chiến đấu của địa phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương.
    Sở Văn hoá-Thông tin và Bảo tàng Tây Ninh với tài liệu “Di tích lịch sử- văn hoá danh lam thắng cảnh tỉnh Tây Ninh”. Tài liệu giới thiệu hệ thống Di tích căn cứ địa ở các huyện- thị và một số đơn vị tiêu biểu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ với tinh thần “Quyết tử giữ quê hương”; ngoài ra, tài liệu còn đề cập đến một số công trình kiến trúc và địa danh đã đi vào lịch sử.

    Sở Giáo dục- Đào tạo Tây Ninh với công trình “Lịch sử địa phương Tây Ninh giảng dạy trong trường phổ thông” của tập thể giáo viên giảng dạy môn lịch sử. Nội dung của tài liệu là dựa trên cơ sở Lịch sử địa phương để biên soạn thành các bài học lịch sử theo các giai
    đoạn lịch sử tương ứng với Lịch sử dân tộc.


    Hội đồng chỉ đạo biên soạn lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam Bộ với “Lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam bộ lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975)”, đây là một công trình nghiên cứu lớn của Đảng bộ miền Đông Nam bộ. Nội dung của tài liệu xác định vị trí chiến lược quan trọng của khu vực này trong cuộc chiến tranh và quá trình lãnh đạo cuộc chiến tranh cách mạng của Đảng bộ miền Đông Nam bộ nhằm tạo thế và lực để lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ, góp phần quyết
    định vào thắng lợi chung cho cách mạng miền Nam.


    Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Tây Ninh, Bộ tư lệnh Quân khu 7 với “Chiến thắng Tua Hai và phong trào Đồng khởi ở miền Đông Nam bộ”. Đây là tập hợp những tham luận của các nhà nghiên cứu, của những nhân vật đã từng tham gia lãnh đạo, thực hiện cuộc tập kích thành Tua Hai năm 1960 trong Hội thảo “Kỷ niệm 40 năm chiến thắng Tua Hai” do Đảng bộ tỉnh Tây Ninh phối hợp với Bộ Tư lệnh quân khu 7 tổ chức.
    Những công trình nghiên cứu kể trên giúp hiểu về Tây Ninh trong chiến tranh chống Mỹ. Thế nhưng, việc đi sâu nghiên cứu để thấy được vai trò, sự đóng góp của Tây Ninh vào thắng lợi của cuộc chiến tranh chống Mỹ ở miền Nam thì còn là vấn đề bỏ ngõ; là vấn đề cần được đi sâu nghiên cứu.
    3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu


    Đối tượng nghiên cứu được xác định là tìm hiểu vai trò của Tây Ninh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược và chế độ tay sai của Mỹ ở miền Nam từ năm 1954 đến năm 1975.
    Không gian nghiên cứu được xác định là địa bàn tỉnh Tây Ninh theo sự phân chia ranh giới của chính quyền Sài Gòn.
    Phạm vi nghiên cứu tập trung vào các vấn đề:


    -Vị trí chiến lược của Tây Ninh trong cuộc kháng chiến và những thắng lợi của quân dân Tây Ninh đánh bại cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành trên đất Tây Ninh.
    -Những đóng góp của Tây Ninh trên các lĩnh vực để tạo thế và lực cho cách mạng giành thắng lợi.
    -Phân tích khái quát mối liên hệ giữa địa phương (Tây Ninh) với miền Nam trong chiến tranh để xác định sự đóng góp của địa phương vào thắng lợi chung.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu

    Với để tài “ Vai trò của Tây Ninh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và chế độ tay sai ở miền Nam Việt Nam (1954-1975)”, tác giả xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản
    sau:


    -Nghiên cứu lý luận liên quan đến chiến tranh; những văn bản chỉ đạo, lãnh đạo tiến hành cuộc chiến tranh chống Mỹ của Đảng; mối quan hệ lịch sử địa phương- lịch sử dân tộc trong tiến trình phát triển lịch sử.
    -Nghiên cứu cuộc chiến tranh Mỹ tiến hành ở miền Nam từ năm 1954 đến năm 1975.


    -Những thắng lợi của quân dân miền Nam đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của


    Mỹ dưới sự lãnh đạo của Đảng từ năm 1954 đến năm 1975.


    -Vai trò của Tây Ninh và những thắng lợi của quân dân Tây Ninh trong cuộc chiến tranh chống Mỹ và tay sai ở miền Nam từ 1954 đến 1975 dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tây
    Ninh.


    -Phân tích, khái quát để thấy được những đóng góp của Tây Ninh vào thắng lợi của cuộc chiến tranh chống Mỹ và tay sai ở miền Nam.
    5. Phương pháp nghiên cứu


    Thực hiện đề tài này, trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận cho việc xem xét, đánh giá các sự kiện lịch sử. Một số phương pháp được sử dụng:
    -Phương pháp tập hợp tư liệu: là đọc, sưu tầm các loại tài liệu có liên quan để có nguồn tư liệu giúp giải quyết nội dung đề tài. Trong nghiên cứu, sự kiện là không khí của nhà khoa học, do đó nếu không có các sự kiện (tư liệu) thì không thể có công trình khoa học. Nguồn tư liệu càng nhiều thì kết quả của công trình nghiên cứu càng cao. Vì vậy, người nghiên cứu cần sử dụng phương pháp này để thực hiện nhiệm vụ quan trọng là tập hợp, tích luỹ nguồn tư liệu.
    -Phương pháp hệ thống hoá, khái quát hoá: là sau khi có được nguồn tư liệu, người nghiên cứu tiến hành xử lý nó để có được tư liệu tin cậy, có tính hệ thống để tạo cơ sở cho việc khái quát vấn đề nhằm phục vụ cho nhiệm vụ giải quyết nội dung, yêu cầu nghiên cứu của đề tài.
    -Phương pháp lịch sử: là phương pháp dựa trên những sự kiện lịch sử cụ thể phản ánh những hoạt động của con người cũng như tác động qua lại của những hoạt động đó trên các lĩnh vực xã hội khác nhau, mà mô tả khôi phục lại quá khứ gần giống như xưa kia nó đã từng diễn ra, từng tồn tại.
    -Phương pháp logic: khác với phương pháp lịch sử là xem xét lịch sử một cách cụ thể, phương pháp logic xem xét các sự kiện lịch sử trên những nét khái quát, không nhằm vẽ lại

    bức tranh lịch sử cụ thể, mà hướng tới việc rút ra những kết luận khoa học có tính chất tổng
     
Đang tải...