Thạc Sĩ Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Ngu

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU



    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


    Phụ nữ có vai trò quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người lao động trong xã hội. Bằng lao động sáng tạo của mình, họ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống con người. Phụ nữ luôn thể hiện vai trò của mình trong các lĩnh vực đời sống xã hội, cụ thể là trong lĩnh vực hoạt động vật chất, phụ nữ là một lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải để nuôi sống con người. Không chỉ sản xuất ra của cải vật chất, phụ nữ còn tái sản xuất ra con người để duy trì và phát triển xã hội. Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, phụ nữ có vai trò sáng tạo nền văn hoá nhân loại. Nền văn hoá dân gian của bất cứ nước nào, dân tộc nào cũng có sự tham gia bằng nhiều hình thức của đông đảo phụ nữ [31].
    Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm trên 50% dân số cả nước, họ tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng và càng ngày càng thể hiện vị trí và vai trò của mình trong xã hội. Trong suốt chặng đường đấu tranh dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước, lịch sử Việt Nam đã ghi nhận những cống hiến to lớn của phụ nữ. Trong công cuộc đổi mới đất nước của Đảng, họ luôn giữ gìn, phát huy và nêu cao tinh thần yêu nước, đoàn kết, năng động, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn để vươn lên trong học tập, lao động, phấn đấu đạt những thành tích xuất sắc trên mọi lĩnh vực. Trong gia đình, mỗi phụ nữ vừa là người con dâu, người vợ, người mẹ, người thầy của các con, người thầy thuốc của gia đình.

    Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng Ở khu vực nông thôn, cùng với việc tích cực tham gia vào quá trình phát triển kinh tế gia đình, mỗi phụ nữ còn tham gia nhiều hoạt động xã hội, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, ổn định an ninh quốc phòng địa phương làm thay đổi diện mạo khu vực nông thôn Việt Nam.
    Phú Lương là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, với 50,5% dân số là phụ nữ [41]. Lực lượng này đã và đang có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế- xã hội của toàn huyện. Tuy nhiên, sự đóng góp của phụ nữ lại chưa được ghi nhận một cách xứng đáng, chưa tương xứng với vị trí, vai trò của họ trong nền kinh tế, trong các quan hệ xã hội và trong đời sống gia đình. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, người phụ nữ phải "nặng gánh hai vai", vừa phải làm tốt công việc xã hội, vừa đảm nhiệm vai trò làm vợ, làm mẹ trong khi quỹ thời gian của họ cũng chỉ có như mọi người, sức khoẻ lại hạn chế . Để cố gắng làm tốt, họ phải nỗ lực và hy sinh, nhưng quyền lợi về mọi mặt của họ lại chưa được quan tâm đúng mức.

    Qua quá trình công tác và nghiên cứu trong lĩnh vực liên quan đến phụ nữ, nhiều câu hỏi được đặt ra cho bản thân, cho các cấp hội phụ nữ và chúng ta: Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn hiện nay như thế nào? Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn hiện nay ra sao? giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình nâng cao năng lực cho phụ nữ? Vì vậy, nghiên cứu về vai trò của phụ nữ nông thôn miền núi huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong việc phát triển kinh tế được đặt ra như một yêu cầu cấp bách, từ đó đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy hơn nữa vai trò của lực lượng này, qua đó thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp nông thôn theo xu hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá như mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra.
    Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên và sự nhận thức sâu sắc về những tiềm năng to lớn của phụ nữ, những cản trở sự tiến bộ của phụ nữ trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế nông thôn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:


    Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”.


    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

    2.1. Mục tiêu chung

    Đánh giá thực trạng hoạt động của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ nông thôn, đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm tạo cơ hội cho phụ nữ phát huy tiềm năng về mọi mặt để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống gia đình, góp phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội huyện Phú Lương.
    2.2. Mục đích cụ thể

    - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ nông thôn miền núi.
    - Phân tích và đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ nông thôn tại huyện Phú Lương.
    - Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ nông thôn. Qua đó, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn miền núi trên địa bàn Phú Lương.
    3. ĐỐI TưỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    3.1. Đối tượng nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu là phụ nữ trong các hộ gia đình trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu

    - Về nội dung nghiên cứu: nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn.
    - Về không gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện tại một số cơ quan, tổ chức kinh tế chính trị xã hội, một số nhóm hộ sản xuất nông, lâm nghiệp, dịch vụ trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lương.

    - Về thời gian nghiên cứu: tổng quan về vai trò của phụ nữ được phân tích thông qua số liệu của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị kinh tế xã hội trong thời gian gần đây, chủ yếu từ năm 2006 đến năm 2008. Các số liệu điều tra thực hiện trong năm 2008.
    4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

    Đề tài là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là một kênh thông tin để Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ huyện tham mưu giúp Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phú Lương xây dựng giải pháp thực hiện chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện nhằm năng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế, góp phần thực hiện hiệu quả Đề án phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương giai đoạn 2010 - 2015.
    5. BỐ CỤC LUẬN VĂN

    Luận văn gồm 2 phần và 3 chương

    Phần mở đầu

    Chương 1: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu

    Chương 2: Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn huyện Phú Lương.
    Chương 3: Quan điểm, định hướng và những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn huyện Phú Lương.
    Phần kết luận


    MỤC LỤC

    Trang

    Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục
    Danh mục các bảng

    Danh mục các biểu đồ, đồ thị

    Phần Mở đầu 1

    1. Tính cấp thiết của đề tài 1

    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3

    2.1. Mục tiêu chung 3

    2.2. Mục đích cụ thể 3

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

    3.1. Đối tượng nghiên cứu 3

    3.2. Phạm vi nghiên cứu 3

    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài 4

    5. Bố cục luận văn 4

    Chương 1. Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu 5


    1.1. Cơ sở khoa học 5

    1.1.1. Giới tính và Giới 5

    1.1.2. Phát triển kinh tế nông thôn 8

    1.1.3. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn 10

    1.1.4. Thực trạng vai trò của phụ nữ trên thế giới và ở Việt Nam 14

    1.1.5. Một số vấn đề đặt ra với phụ nữ nông thôn 21

    1.2. Phương pháp nghiên cứu 28

    1.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 28

    1.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 29

    1.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 30

    1.2.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 31

    1.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 31

    Chương 2. Thực trạng vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát
    triển kinh tế huyện Phú Lương 32


    2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái
    Nguyên 32

    2.1.1. Điều kiện tự nhiên 32

    2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 37

    2.2. Thực trạng vai trò phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế
    huyện Phú Lương 45

    2.2.1. Khái quát về thực trạng vai trò của phụ nữ trên địa bàn
    huyện 45

    2.2.2. Thực trạng vai trò phụ nữ trong các hộ nghiên cứu 54

    2.2.3. Một số yếu tố thuận lợi và cản trở việc nâng cao vai trò
    phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế 69

    Chương 3. Quan điểm, phương hướng và những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ huyện Phú Lương 74


    3.1. Quan điểm về việc nâng cao vai trò của phụ nữ 74

    3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ
    nông thôn trong phát triển kinh tế 75

    Phần Kết luận và kiến nghị 82

    Tài liệu tham khảo 86
    Phụ lục 90


    DANH MỤC CÁC BẢNG


    2.1 Diện tích đất phân theo loại đất và theo xã, thị trấn của huyện

    Trang

    Phú Lương năm 2008 34
    2.2 Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Phú Lương giai đoạn
    2006- 2008 36
    2.3 Tình hình dân số huyện Phú Lương giai đoạn 2006-2008 38
    2.4 Lao động huyện Phú Lương chia theo giới tính và khu vực giai
    đoạn 2006-2008 40
    2.5 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của
    huyện từ năm 2006-2008 41

    2.6 Nữ trong các nhóm tuổi từ năm 2006-2008 45
    2.7 Phụ nữ trong độ tuổi tham gia sinh hoạt đoàn thể năm 2008 46
    2.8 Trình độ của cán bộ hội đoàn thể nhiệm kỳ 2006-2011 48
    2.9 Phụ nữ tham gia cấp uỷ Đảng nhiệm kỳ 2005-2010 51
    2.10 Phân loại hộ khu vực nông thôn huyện Phú Lương theo chuẩn
    mới và mức sống dân cư giai đoạn 2006- 2008 53
    2.11 Phụ nữ tham gia lãnh đạo cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể
    tại các xã vùng nghiên cứu 54

    2.12 Tỷ lệ nữ tham gia hoạt động cộng đồng ở các điểm nghiên cứu 55
    2.13 Tỷ lệ nữ làm chủ hộ và tham gia quản lý hộ 56
    2.14 Phân công lao động sản xuất nông nghiệp trong các hộ ở các
    điểm nghiên cứu năm 2008 58
    2.15 Phân công lao động trong hoạt động khác ở 3 cụm xã vùng
    nghiên cứu 59
    2.16 Nguồn tiếp cận thông tin của phụ nữ ở điểm nghiên cứu 63
    2.17 Tỷ lệ tiếp cận kiến thức của phụ nữ và nam giới ở các điểm
    nghiên cứu 64
    2.18 Đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 65
    2.19 Tình quản lý tài chính của hộ tại các vùng nghiên cứu 66
    2.20 Mối liên hệ giữa vai trò giới, tình trạng bất bình đẳng giới và
    công cuộc phát triển 72

    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ

    Trang
    2.1 Cơ cấu sử dụng đất huyện Phú Lương năm 2008 35

    2.2 Tốc độ tăng dân số huyện Phú Lương theo giới tính giai đoạn
    2006- 2008 39

    2.3 Cơ cấu kinh tế huyện Phú Lương năm 2008 43

    2.4 Biến động cơ cấu kinh tế huyện Phú Lương trong giai đoạn
    2006-2008 43

    2.5 Cơ cấu phụ nữ tham gia sinh hoạt đoàn thể năm 2008 47

    2.6 Trình độ văn hoá của lao động nữ huyện Phú Lương năm 2008 49

    2.7 Phụ nữ là đại biểu hội đồng nhân dân 2 cấp nhiệm kỳ 2004- 2009 52

    2.8 Tình hình sử dụng quỹ thời gian của phụ nữ vùng nghiên cứu
    trong một năm 62

    2.9 Trình độ văn hoá của nam, nữ trong độ tuổi ở vùng nghiên cứu 67

    2.10 Tỷ lệ người ốm trong các hộ được chăm sóc, chữa trị tại nhà ở
    các vùng nghiên cứu 68

    2.11 Tỷ lệ các hộ sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình ở vùng nghiên cứu 69
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...