Tiểu Luận vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo an ninh - trật tự an toàn xã hội ở việt nam hiện nay

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    A. Mở đầu .1

    B.
    Nội dung . . 1

    I.
    Các khái niệm 1

    II.
    Thực trạng tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội .2

    III.
    Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội 2

    3.1
    Cơ chế tác động của pháp luật đối với xã hội 2

    3.1.1
    Mối quan hệ giữa pháp luật với xã hội 2

    3.1.2
    Cơ chế tác động của pháp luật đối với xã hội 3

    3.2
    Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo an ninh, trật tự xã hội .3

    3.2.1
    Pháp luật là căn cứ cơ bản để nhà nước xây dựng chính sách phát triển, đồng thời là công cu để thể chế hóa, tạo cơ sở pháp lý cho quá trình tổ chức thực hiện mục tiêu đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội 4

    3.2.2
    Pháp luật là phương tiện để nhà nước sử dụng điều chỉnh các quan hệ, quá trình đảm bảo an ninh, trật tự an xã hội 4

    3.2.3
    Pháp luật dự báo , định hướng sự vận động của các quan hệ xã hội của nó, từ đó tìm ra những phương pháp đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội 5

    3.2.4
    Pháp luật tạo cơ chế pháp lý giải quyết các vấn đề phát sinh, hài hòa các quan hệ xã hội, hạn chế, khắc phục các tác động tiêu cực (khuyết tật) bảo đảm sự phát triển ổn định .5

    3.2.5
    Pháp luật là phương tiện kết nối, phối hợp hành động quốc tế và toàn cầu giải quyết các vấn đề chung về an ninh, trật tự an toàn xã hội 6

    VI. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội .6


    4.1 Hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội .6


    4.2 Khi luật đã được ban hành, hướng dẫn chi tiết là yêu cầu cấp thiết .7


    4.3 Thường xuyên tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa .7


    C. Kết luận . 7






    A. MỞ ĐẦU
    Đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội là vấn đề hết sức quan trọng trong chức năng của mỗi nhà nước. Ở nước ta cũng vậy, nhất là trong tình hình hiện nay, các lực lượng chống phá nhà nước đang tiếp tục đẩy mạnh công tác kích động, xúi dục nhân dân chống phá chính quyền. Kèm theo đó là sự bất ổn định tại các vùng biên giới cả trên đất liền cũng như hải đảo. Hay gần đây sự gia tăng một các chóng mặt của các loại tội phạm về cả mặt hình thức lẫn quy mô. Đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân. Để đảm bảo được sự ổn định về an ninh, trật tự an toàn xã hội thì pháp luật có một vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu.
    B. NỘI DUNG
    I. Các khái niệm
    1.1. Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hệ thống các quy tắc sử sự chung, do nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí nhà nước của dân, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội vì mục đích và lợi ích của nhân dân, vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước Việt Nam với mục tiêu là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
    1.2. An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. An ninh quốc gia bao gồm an ninh trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hoá, xã hội, quốc phòng, đối ngoại trong đó an ninh chính trị là cốt lõi, xuyên suốt.

    1.3. Trật tự an toàn xã hội là hệ thống các quan hệ xã hội được hình thành và điều chỉnh bởi hệ thống các quy phạm pháp luật của nhà nước, và các chuẩn mực đạo đức, thuần phong mĩ tục trong đời sống cộng đồng của một dân tộc, một quốc gia, nhờ đó, mọi công dân sống và lao động có tổ chức, có kỉ cương, mọi lợi ích chính đáng được bảo đảm không bị xâm hại.

    II. Thực trạng tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội
    Thực trạng an ninh, trật tự an toàn xã hội của nước ta hiện nay được đánh giá là ổn định so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn rất nhiều yếu điểm. Không thể phủ nhận việc đảm bảo an ninh trật tự, chủ quyền quốc gia, bảo vệ biên giới và toàn vẹn lãnh thổ là rất đáng khâm phục. Từ khi thống nhất đất nước tới nay rất nhiều lực lượng trong và ngoài nước hoạt động chống phá, đả kích, kích động nhân dân nhằm chống lại chính quyền, tuy nhiên đều không thành cộng hay nói cách khác là đều thất bại. Ví dụ như vấn đề biển đông, nước ta và một số nước trong khu vực tranh chấp và có nhiều mâu thuẫn với nhau về vấn đề biển đảo. Việc sử lí bình tĩnh, nhẹ nhàng, trên cơ sở hòa bình được đánh giá là thành công trong nghệ thuật ngoại giao nhằm giữ vững nền an ninh quốc gia. Tuy nhiên, về an ninh, trật tự cho người dân còn rất nhiều vấn đề cần phải bàn luận. Nổi trội là nạn trộm cắp, cướp giật ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Gây hoang mang và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân. Bên cạnh đó tình hình tội phạm lại đang chuyển biến hết sức phức tạp, gia tăng về hình thức cũng như quy mô. Đòi hỏi nhà nước phải quản lí xã hội chặt chẽ hơn bằng nhiều biện pháp, trong đó quan trọng nhất là việc ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật, gia tăng chất lượng của đội ngũ quản lí.
    III. Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội.
    3.1 Cơ chế tác động của pháp luật đối với xã hội.
    3.1.1 Mối quan hệ giữa pháp luật với xã hội.
    Sự cần thiết phải quản lý xã hội bằng pháp luật trong xã hội hiện nay thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa hạ tầng cơ sở và hạ tầng kiến trúc, trong đó cơ sở xã hội là cái quyết định đến kiến trúc thượng tầng pháp lý. Pháp luật được xây dựng trên nền tảng xã hội nhất định, phản ánh sự vận động của xã hội. Chỉ khi pháp luật phù hợp với xã hội thì mới thể hiện được vai trò tích cực của mình, ngược lại pháp luật do chính quyền nhà nước ban hành không phản ánh và thể hiện được tình hình xã hội thực tế thì sẽ trở thành vật cản, kìm hãm sự phát triển của xã hội và đương nhiên sẽ làm tình hình an ninh, trật tự xã hội mất ổn định. Tuy được quyết định bởi xã hội song pháp luật có thể tác động ngược lại một cách tương đối độc lập với xã hội. Nảy sinh trên cơ sở xã hội nhưng pháp luật là kết quả trực tiếp của hành động tự giác của con người bằng pháp luật. Nhà nước thể hiện sự can thiệp vào đời sống xã hội nhằm đạt được mục đích và nhờ pháp luật mà nhà nước có thể thực hiện sự kiểm soát những người tham gia quan hệ xã hội mà ý chí của họ phải phục tùng pháp luật. pháp luật có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự hình thành và phát triển của các mối quan hệ xã hội. Nói cách khác nó có khả năng chi phối quá trình vận động của các quan hệ xã hội.
    3.1.2 Cơ chế tác động của pháp luật đối với xã hội.
    Xã hội quyết định đến sự hình thành và phát triển của pháp luật. Đồng thời pháp luật cũng có vai trò tác động mạnh mẽ đến các quan hệ xã hội, thông qua cơ chế tác động, pháp luật thực hiện vai trò điều chỉnh các mối quan hệ xã hội bảo đảm đạt hiệu quả nhất định. Để pháp luật thực hiện được vai trò của mình trong quản lí xã hội thì không chỉ đơn thuần là ban hành văn bản pháp luật mà phải đảm bảo sự tác động của pháp luật trong thực tiễn hoạt động của xã hội .
    Cơ chế tác động của pháp luật là hệ thống các phương tiện pháp lý thông qua đó thực hiện sự tác động đến các lĩnh vực của con người.Như vậy cơ chế tác động của pháp luật là cơ chế tác động gián tiếp,rất phức tạp đến những hoạt động của xã hội. Điều đó có nghĩa là pháp luật thực hiện sự tác động của mình bằng sự điều tiết, điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật chỉ tác động đến hành vi của những chủ thể tham gia quan hệ đó.

    3.2 Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.
    3.2.1 Pháp luật là căn cứ cơ bản để nhà nước xây dựng chính sách phát triển, đồng thời là công cụ để thể chế hóa, tạo cơ sở pháp lý cho quá trình tổ chức thực hiện mục tiêu đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội .
    Trong quá trình xây dựng chính sách phát triển, nhà nước cần thiết phải căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, cả về nội dung và hình thức. Điều này bảo đảm tính hợp pháp, khoa học, hợp lí và phù hợp với thực tiễn. Những cơ sở pháp lý chủ yếu được sử dụng trong quá trình này bao gồm: Các quy định về chức năng, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng, phê duyệt và ban hành chính sách; Các quy định về trình tự, thủ tục ban hành chính sách. Các quy định này đảm bảo tính hợp lý, khoa học của các bước, hình thức thể hiện kết quả các bước trong quá trình xây dựng chính sách; Thể chế hóa chính sách đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội trong pháp luật.
    3.2.2 Pháp luật là phương tiện để nhà nước sử dụng điều chỉnh các quan hệ, quá trình đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.
    Điều chỉnh pháp luật là quá trình nhà nước sử dụng pháp luật tác động lên hành vi của các chủ thể nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Xét về phương thức thực hiện hành vi pháp luật, điều chỉnh pháp luật thể hiện ở ba trường hợp cụ thể sau:
    Thứ nhất, điều chỉnh hành vi của từng chủ thể cá biệt. Trong trường hợp này, chủ thể tham gia các quan hệ xã hội nhằm đáp ứng những nhu cầu của mình. Với sự tuân thủ pháp luật, việc thực hiện các hành vi của chủ thể đồng thời đảm bảo mục đích điều chỉnh của pháp luật.
    Thứ hai, điều chỉnh sự phối hợp, điều hòa hoạt động của các chủ thể (các quan hệ xã hội có mối liên hệ mật thiết về chủ thể, trình tự thời gian, )
    Thứ ba, điều chỉnh các quan hệ chỉ tồn tại và phát triển trên cơ sở pháp luật, thể hiện tính sáng tạo của pháp luật.

    3.2.3 Pháp luật dự báo, định hướng sự vận động của các quan hệ xã hội từ đó tìm ra những phương pháp đảm bảo an ninh trật tự xã hội.
    Để đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, về mặt nguyên tắc pháp luật không được thấp hơn hay cao hơn một cách chủ quan, duy ý chí so với mức độ phát triển của xã hội. Bởi trong trường hợp đó, pháp luật có nguy cơ gây nên tình trạng mất ổn định trong xã hội, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là cái phản ánh luôn đi sau, và nhanh chóng lỗi thời, lạc hậu so với cái được phản ánh là thực tiễn đời sống xã hội. Do pháp luật là hình thái ý thức xã hội, nên có sự độc lập tương đối, tác động trở lại cơ sơ hạ tầng đó là vai trò định hướng, dự báo của pháp luật trên cơ sở khoa học dự báo.
    3.2.4 Pháp luật tạo cơ chế pháp lý giải quyết các vấn đề phát sinh, hài hòa các quan hệ xã hội, hạn chế, khắc phục các tác động tiêu cực (khuyết tật) bảo đảm sự phát triển ổn định.
    Quá trình vận động của xã hội chịu sự tác động của các yếu khách quan, chủ quan. Trong quá trình đó, có thể suất hiện những vấn đề, tình huống nảy sinh, tác động xấu đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển. Trong các trượng hợp đó, pháp luật dự liệu biện pháp, cách thức phù hợp để nhà nước giải quyết, khắc phục hiệu quả các vấn đề, tình huống đó, nhằm duy trì sự phát triển ổn định của xã hội.Thể hiện ở các phương diện chủ yếu sau:
    Thứ nhất, pháp luật là căn cứ để giải quyết những vấn đề, tình huống xấu phát sinh, duy trì sự phát triển của xã hội. Trong thực tế, những vấn đề, tình huống này xảy ra với mức độ, phạm vi tác động rất đa dạng. Tùy theo tính chất, mức độ của từng loại vấn đề, pháp luật dự liệu các biện pháp phòng ngừa, khắc phục và tạo cơ sở pháp lý để giải quyết ở các mức độ khác nhau.
    Thứ hai, pháp luật dự liệu hình thức và cách thức, hình thành cơ chế đặc thù giải quyết các tranh chấp phát sinh, bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể, duy trì trật tự pháp lý, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
    Thứ ba, pháp luật dự liệu các hành vi vi phạm và các hình thức xử lý vi phạm với chế tài tương ưng. Do nhiều nguyên nhân, nên không phải lúc nào pháp luật cũng được tất cả các thành viên trong xã hội tự giác chấp hành. Để đảm bảo tính nghiêm minh, pháp luật đã dự liệu các hành vi vi phạm phải sử lý và chế tài tương ứng với tính chất và mức độ hành vi vi phạm.
    3.2.5 Pháp luật là phương tiện kết nối, phối hợp hành động quốc tế và toàn cầu giải quyết các vấn đề chung về an ninh, trật tự an toàn xã hội.
    Trong tình hình hiện nay, việc liên kết, hợp tác giữa các quốc gia là xu thế khách quan, là cơ sở để phát huy lợi thế và tăng cường vị thế của mỗi nước, nhằm hạn chế sự chi phối của một số cường quốc. Vai trò này của pháp luật có thể khái quát ở những nội dung chủ yếu sau:
    Pháp luật là cơ sở đảm bảo sự tham gia của các quốc gia trong việc xây dựng chính sách, cam kết quốc tế về an ninh biên giới, biển đảo, phòng chống các loại tội phạm xuyên quốc gia.
    Pháp luật quốc tế là cơ sở ràng buộc về quyền và lợi ích giữa các quốc gia trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc bảo đảm sự kết nối trong thực hiện các cam kết quốc tế về an ninh, trật tự an toàn xã hội.
    IV. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội.
    4.1 Hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội.
    Để hoàn thiện pháp luật, bổ sung pháp luật có rất nhiều con đường; Con đường tập hợp hóa và pháp điển hóa là con đường đơn giản nhất Đồng thời phải tiến hành xây dựng pháp luật nhằm làm cho “ý chí”của nhà nước đi cùng và song song với đời sống. Việc xây dựng pháp luật tiếp tục phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
    + Trình bày các quy định trong văn bản pháp luật tiếp tục theo một lôgic nhất định và một mối liên hệ rõ ràng .
    + Giảm đến mức tối đa các văn bản về cùng một vấn đề.
    + Trình bày được chính xác, rõ ràng và dễ hiểu các thuật ngữ pháp lý.
    + Các quy phạm pháp luật phải phù hợp với độ phát triển của xã hội, phản ánh đúng thực tế bởi vì pháp luật chỉ phát huy được tác dụng khi nó hợp với cuộc sống đúng quy luật.
    + Pháp luật phải đồng bộ và thống nhất, khắc phục tình trạng có nhiều kẽ hở.
    + pháp luật phải đầy đủ và từng bước hoàn chỉnh, quản lý chặt chẽ xã hội.
    4.2 Khi luật đã được ban hành, hướng dẫn chi tiết là yêu cầu cấp thiết.
    Khi luật đã được ban hành, việc thể chế hóa kịp thời bằng các văn bản pháp quy dưới luật, hướng dẫn chi tiết việc thực hiện là yêu cầu cấp thiết. Có như vậy pháp luật mới nhanh chóng đi vào cuộc sống .
    4.3 Thường xuyên tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
    Thường xuyên tang cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức trong các tầng lớp nhân dân, để nhân dân biết và nghiêm chỉnh thi hành thực hiện. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Kịp thời thưởng phạt nghiêm minh theo đúng pháp luật,để pháp luật ngáy càng đi vào cuộc sống, góp phần thiết thực thúc đẩy xã hội phát triển ở đất nước ta.
    C. KẾT LUẬN
    Có thể thấy, việc xây dựng và phát triển đất nước còn rất nhiều khó khăn. Công cuộc đi lên xã hội chủ nghĩa còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Việc giữ ổn định, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội là điều tất yếu phải thực hiện. Nhà nước ta cần nhìn vào thực tế của xã hội để xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp và hoạt động có hiệu quả nhất. Qua bài luận đã cho thấy vai trò quan trọng của pháp luật trong việc đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội. Là cá nhân bản thân em cũng sẽ thực hiện tốt như pháp luật quy định để góp phần vào việc giữ trật tự an toàn xã hội hiện nay.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1, Nguyễn Minh Đoan(2008), vai trò pháp luật trong đời sống xã hội, Nxb chính trị, quốc gia, Hà Nội

    2, Trần Ngọc Đường(2004) “Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật-nhiệm vụ trọng tâm xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân”, nhà nước và pháp luật số 7


    3, Đại Học Luật Hà Nội, giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb công an nhân dân
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...