Thạc Sĩ Vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngày nay, sự phát triển của khoa học và kỹ thuật đang diễn ra nhanh chóng, đời
    sống kinh tế của con người đã và đang được cải thiện đáng kể nhưng chúng ta đang phải
    đối mặt với những thách thức của sự phát triển. Đó là nguy cơ suy giảm từng ngày, từng
    giờ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái các yêu tố căn bản của môi trường
    sống.
    Tài nguyên rừng - một trong những nguồn tài nguyên có khả năng tự tái tạo và có
    tính quyết định trong việc duy trì cân bằng sinh thái toàn cầu, đang đứng trước nguy cơ bị
    suy thoái nghiêm trọng cả về lượng và chất. Mỗi năm có khoảng 17 triệu ha rừng bị tàn
    phá và biến mất trên bề mặt trái đất. Tại Đông Nam á, độ che phủ của rừng chỉ còn dưới
    20% vào năm 1982 và con số này đang giảm theo tỷ lệ 0,6% mỗi năm. Các nhà khoa học
    đã cảnh báo, mất rừng không chỉ đơn thuần là sự suy giảm một nguồn tài nguyên mà nó
    còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng như quá trình sa mạc hoá; các thiên tai như lũ lụt,
    lở đất, hạn hán; và các tác hại về môi trường sinh thái như phá hoại sinh cảnh, tuyệt chủng
    các loài sinh vật, ô mhiễm nguồn nước [30, tr. 437].
    Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển cũng đang đứng trước những nguy
    cơ khủng hoảng về môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên. Cho đến nay, bên cạnh
    việc đem lại lợi ích kinh tế, chúng ta không thể phủ nhận được vai trò cực kỳ quan trọng
    của rừng nước ta trong việc giữ đất, giữ nước, điều hoà không khí và bảo vệ môi trường
    sinh thái. Trước những biến đổi về môi trường trong thời gian qua, chúng ta càng hiểu
    được tầm quan trọng của rừng. Quản lý rừng bền vững đã được nhận thức như một chiến
    lược vì mục tiêu tồn tại lâu dài của con người và thiên nhiên.
    Tuy nhiên xuất phát từ những khó khăn về đất đai, tư liệu sản xuất, tập quán canh
    tác và cả nhận thức, hàng năm, hàng nghìn ha rừng vẫn bị chặt phá, các sản phẩm từ rừng
    vẫn bị khai thác một cách bất hợp pháp. Đáng nghiêm trọng là những vụ phá rừng tập thể
    nhằm chuyển đổi mục đích kinh doanh vì mục tiêu trước mắt, rồi những vụ buôn bán các


    sản vật từ rừng diễn ra với quy mô lớn, bất chấp pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng. Do
    nhu cầu phát triển kinh tế, nhiều diện tích rừng đã bị phá cho việc phát triển cơ sở hạ tầng
    như đường sá, trang trại hoặc đất nông nghiệp, các đô thị và khu công nghiệp, . Hơn nữa,
    do cơ chế chính sách và quan trọng hơn là do hệ thống pháp luật về quản lý rừng chưa
    đồng bộ, chưa theo kịp với tốc độ phát triển của xã hội và chưa đáp ứng được yêu cầu về
    quản lý bảo vệ rừng (QLBVR), đã dẫn đến những hoạt động phá hoại rừng ở nhiều nơi
    mà không thể kiểm soát. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của hệ thống
    quản lý hành chính lâm nghiệp, đội ngũ cán bộ công chức hành chính lâm nghiệp chưa đáp
    ứng được yêu cầu đòi hỏi về QLBVR trong giai đoạn hiện nay làm cho hệ thống pháp luật
    về QLBVR không phát huy được hiệu lực.
    Với thực tế trên, việc đánh giá thực trạng vai trò pháp luật trong quản lý nhà nước
    (QLNN) đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở nước ta là hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng
    to lớn cả về lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy, tác giả đã tiến hành thực hiện đề tài: “Vai
    trũ của phỏp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay” nhằm
    đóng góp một phần trong việc nâng cao hơn nữa vai trò của pháp luật trong quản lý và bảo
    vệ rừng ở nước ta hiện nay.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Việt Nam đang bước vào sự chuyển đổi từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị
    trường, cùng với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội Vì vậy, vấn đề cơ chế quản lý và
    vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước ngày càng được đề cao, với mục đích xây
    dựng, hướng tới xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,
    do dân, và vì dân. Chính vì vậy, đã công trình nghiên cứu về vai trò của pháp luật trong
    quản lý nhà nước đối với một số lĩnh vực của đời sống xã hội và đã đề cập được phần nào
    những vấn đề lý luận và thực tiễn trong một số lĩnh vực nhất định. Căn cứ vào vấn đề
    nghiên cứu, tác giả chia những công trình nghiên cứu khoa học ra làm 2 nhóm sau:
    Nhóm 1: Nghiên cứu về vai trò của pháp luật trong một số lĩnh vực của đời sống xã
    hội và QLNN bằng pháp luật trong nền kinh tế thị trường


    Những công trình khoa học này chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề lý
    luận, thực trạng của pháp luật, của QLNN bằng pháp luật trong một số lĩnh vực của đời
    sống xã hội, trong thời kỳ đổi mới của Việt Nam hiện nay, như: Luận án tiến sĩ “Vai trò
    của pháp luật trong việc đảm bảo công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay” của Vũ Anh
    Tuấn, năm 2001; “Pháp luật của nhà nước trong cơ chế thị trường ở Việt nam hiện nay”
    của PGS.TS. Trần Ngọc Đường (1992); luận văn thạc sĩ luật học “Vai trò của pháp luật tố
    tụng hành chính ở Việt nam hiện nay” của Quách Trung Thành, năm 2005; luận án tiến sĩ
    luật học “Tăng cường QLNN bằng pháp luật đối với đất đai ở Việt Nam hiện nay” của
    Nguyễn Cảnh Quý, năm 2003.
    Một số công trình nghiên cứu đã hệ thống hoá được cơ sở lý luận về pháp luật, bản
    chất của pháp luật, hoàn thiện pháp luật, về vấn đề pháp chế trong điều kiện xây dựng nền
    kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đồng thời đề xuất được các
    quan điểm và giải pháp xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong công cuộc xây dựng
    và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
    Dự án VIE/94/003 “Tăng cường năng lực pháp luật Việt Nam” do Chương trình
    Phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) tài trợ về kỹ thuật và tài chính, Bộ Tư pháp là chủ
    dự án, thời gian thực hiện từ 1994 đến 1998. Dự án tập trung nghiên cứu khung pháp luật
    kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở Việt nam hiện hành, đề xuất kiến nghị và biện pháp
    bảo đảm khung pháp luật kinh tế tại “Báo cáo kiến nghị về xây dựng và hoàn thiện khung
    pháp luật kinh tế Việt Nam”.
    Đề tài KX 03.13 về “Luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện và xây dựng hệ thống
    pháp luật và quản lý kinh tế bằng pháp luật” do Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư
    pháp chủ trì, năm 1994. Đề tài đi sâu nghiên cứu vấn đề cơ bản để nhằm xây dựng và hoàn
    thiện hệ thống pháp luật kinh tế và quản lý kinh tế bằng pháp luật, đề xuất quan điểm xây
    dựng pháp luật kinh tế của Việt nam.
    Nhóm 2: Những nghiên cứu về pháp luật và QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực
    bảo vệ rừng


    Báo cáo tư vấn “Xem xét năng lực thừa hành pháp luật và xác định nhu cầu đào tạo
    của chủ thể quản lý khu rừng đặc dụng” của PGS.TS. Lê Hồng Hạnh (2003). Báo cáo này
    đã đưa ra các kết quả điều tra về trình độ pháp lý của cán bộ nhà nước quản lý các khu
    rừng đặc dụng, đề xuất các biện pháp đào tạo nâng cao năng lực thừa hành pháp luật của
    chủ thể quản lý các khu rừng đặc dụng.
    Dự án hợp tác quốc tế do chính phủ Cộng hoà liên bang Đức tài trợ cho Bộ Nông
    nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) về “Cải cách hành chính Lâm nghiệp” đang
    được thực hiện tại Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2006. Mục đích nghiên cứu của dự án
    này là hoàn thiện hệ thống các cơ quan QLNN về Lâm nghiệp.
    Luận văn thạc sĩ luật học “Một số vấn đề cơ bản về pháp luật bảo vệ rừng ở Việt
    Nam hiện nay” của Nguyễn Thanh Huyền, năm 2004. Tác giả này nghiên cứu một số vấn
    đề cơ bản của pháp luật bảo vệ rừng, đề xuất các giải pháp đổi mới, hoàn thiện pháp luật
    bảo vệ rừng.
    Luận văn thạc sĩ luật học “Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ
    rừng ở việt nam hiện nay” của Hà Công Tuấn, 2002. Tác giả nhấn mạnh trong các công cụ
    quản lý nhà nước nói chung và quản lý bảo vệ rừng nói riêng thì công cụ pháp luật pháp
    luật đóng một vai trò rất quan trọng.
    Luận văn thạc sĩ luật học “Tổ chức và hoạt động của ngành Kiểm lâm ở nước ta hiện
    nay” của Nguyễn Văn Vân, năm 2001. Đề tài này tác giả tập trung nghiên cứu cơ cấu tổ
    chức và hoạt động của ngành Kiểm lâm theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR)
    năm 1991 và Nghị định 39/CP ngày 18 tháng 05 năm 1994 về hệ thống tổ chức và hoạt
    động, nhiệm vụ quyền hạn của Kiểm lâm, cho thấy được vai trò nòng cốt của lực lượng
    Kiểm lâm trong việc bảo vệ rừng, đề xuất đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Kiểm lâm
    hiện nay.
    Luận văn thạc sĩ luật học “Quyền hạn điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan,
    Kiểm lâm trong tố tụng hình sự” của Nguyễn Đình Long, năm 2000; “Pháp luật bảo vệ
    môi trường rừng ở Việt nam thực trang và phương hướng hoàn thiện” của Nguyễn Hải Âu,


    năm 2001. Ngoài ra còn nhiều bài viết trên các tạp chí, báo và các tham luận trong hội thảo
    của nhiều tác giả đề cập đến vấn đề này ở các góc độ tiếp cận khác nhau.
    Tuy nhiên, những công trình nói trên chỉ nghiên cứu ở các khía cạnh hay chỉ đề cập
    tới những vấn đề có liên quan tới vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo
    vệ rừng, mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống cả mặt lý
    luận và thực tiễn vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở nước ta
    hiện nay. Có thể nói, đây là lần đầu tiên vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực
    bảo vệ rừng được tiếp cận dưới góc độ lý luận nhà nước và pháp quyền một cách toàn
    diện, có hệ thống cả phương diện lý luận và thực tiễn.
    3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    * Mục tiêu nghiên cứu:
    Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về vai trò
    của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng, từ đó đề xuất được một số
    phương hưóng và giải pháp cơ bản về vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực
    bảo vệ rừng.
    * Nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Hệ thống hoá được cơ sở lý luận về pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ
    rừng.
    - Đánh giá được tình hình thực thi pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ
    rừng ở Việt Nam hiện nay.
    - Đề xuất được một số phương hướng và giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao vai
    trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    Trong luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu lý luận và thực trạng vai trò
    của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng trên cơ sở phân tích,
    đánh giá nội dung cơ bản của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt
    Nam (các quy định về cơ cấu tổ chức của các cơ quan QLBVR; hoạt động của các cơ quan


    trong QLBVR; các quy định về xã hội hoá công tác bảo vệ rừng; các quy định về thanh tra,
    kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ rừng). Trên cơ sở phân tích thực trạng vai trò của
    pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng, từ đó rút ra những kết luận làm cơ sở
    cho việc đề ra những phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò pháp luật trong QLNN
    đối với lĩnh vực bảo vệ rừng.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    * Cở sở lý luận của luận văn:
    Luận văn này được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư
    tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về lý luận nhà nước và pháp
    luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng.
    * Phương pháp nghiên cứu:
    Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể: Lịch sử cụ thể; phân tích tổng hợp;
    nghiên cứu hệ thống kết hợp phỏng vấn.
    6. Những đóng góp mới về khoa học mới của luận văn
    - Luận văn luận giải và bổ sung về mặt lý luận các khái niệm, đặc điểm, nội dung và
    một số yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ
    rừng.
    - Đánh giá thực trạng vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng,
    chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh
    vực bảo vệ rừng trong thời gian qua.
    - Đề xuất các phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của pháp luật
    trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng.
    7. ý nghĩa của luận văn
    Luận văn sẽ đóng góp một số vấn đề lý luận về vai trò của pháp luật trong QLNN đối
    với lĩnh vực bảo vệ rừng có thể giúp cho các nhà hoạch định chính sách, nhà lập pháp và
    những người làm công tác nghiên cứu có thêm một phần thông tin lý luận về vai trò của
    pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng, từ đó đóng góp vào việc xây dựng, tổ


    chức thực hiện và bảo vệ pháp luật. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu
    tham khảo cho sinh viên các trường chuyên luật hoặc không chuyên luật, cho học viên
    đang học tập trong hệ thống các trường chính trị, cho những người quan tâm nghiên cứu về
    pháp Luật BV&PTR và vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng.
    8. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3
    chương, 10 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...