Tiểu Luận Vai trò của pháp luật thuế ở nước ta hiện nay – các giải pháp chủ yếu để phát huy vai trò đó trong đ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
    Thuế và Nhà nước là hai phạm trù lịch sử luôn luôn đi cùng nhau, chi phối lẫn nhau, nên thuế đượcu hiểu vừa là công cụ kinh tế hỗ trợ cho sự tồn tại của Nhà nước và bộ máy nhà nước, mặt khác thuế lại được nhà nước sử dụng như là loại công cụ để thực hiện nhiệm vụ mục tiêu nhất định. Bất kỳ quốc gia nào nói chung và ở nước ta nói riêng nguồn thu ngân sách chủ yếu là từ thuế, thuế có tính bắt buộc trên cả nước đối với tổ chức, cá nhân dù trực tiếp hay gián tiếp đều phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước. Vậy, để quản lý và duy trì Nhà nước phải có những quy định cụ thể đó là pháp luật thuế. Pháp luật thuế là sự thể chế hoá các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước. Chính vì vậy pháp luật thuế là nhân tố quyết định ý nghĩa kinh tế - xã hội của thuế và có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và đời sống xã hội.
    Vai trò của thuế là sự biểu hiện cụ thể các chức năng của thuế trong những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, với sự thay đổi phương thức can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế, thuế đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ lí do đó, em đã chọn đề tài “Vai trò của pháp luật thuế ở nước ta hiện nay – các giải pháp chủ yếu để phát huy vai trò đó trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”.

    B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
    I. Lý luận chung về thuế, pháp luật thuế, kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế:
    1. Khái niệm thuế:
    Thuế là một khoản đóng góp (hay thu nộp) mang tính bắt buộc mà Nhà nước quy định thành luật để mọi tổ chức kinh tế và cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định nhằm đáp ứng những nhu cầu chi tiêu công cộng.
    2. Đặc điểm của thuế:
    - Thứ nhất, thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách. Tính bắt buộc của thuế được thể hiện ở chỗ: Đối với người nộp thuế, đó là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định mà không phải là quan hệ thanh toán dù trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng. Đối với các cơ quan thu thuế, khi thay mặt nhà nước thực hiện các hành vi nhất định cũng không được phép lựa chọn thực hiện hay không thực hiện hành vi thu thế, có sự phân biệt đối xử đối với người nộp thuế.
    - Thứ hai, thuế mang tính quyền lực và tính cưỡng chế. Thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước, thực hiện việc cung cấp cơ sở vật chất cho nhà nước thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Thuế là biện pháp chủ yếu để nhà nước điều tiết và can thiệp vào nền kinh tế. Bằng quyền lực chính trị, nhà nước tạo ra cho thuế tính cố định, sự tuân thủ của các đối tượng nộp thuế. Chỉ gắn với yếu tố quyền lực, thuế mới đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Để gắn được yếu tố quyền lực nhà nước cho thuế, các quốc gia đều có xu hướng ghi nhận thuế ở văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất là các luật thuế. Trong chế độ dân chủ thì thuế do cơ quan quyền lực tối cao quyết định đó là Quốc hội. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định: “Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các luật thuế” (Điều 84).
    - Thứ ba, thuế không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp. Nộp thuế là một nghĩa vụ xã hội mà công dân không có quyền trốn tránh và cũng không có quyền đòi hỏi trao đổi ngang giá (đối giá trực tiếp). Số tiền thuế mà các cá nhân và tổ chức kinh tế phải nộp không phụ thuộc vào mức độ thụ hưởng các dịch vụ công cộng do Nhà nước cung cấp tức là lợi ích riêng mà tuỳ theo khả năng thu thuế.
    - Thứ tư, thuế mang tính chi tiêu cho lợi ích công cộng. Đặc điểm này làm giảm ý niệm cưỡng bức của thuế. Tổng thu nhập từ thuế Nhà nước chỉ chi một phần cho quản lý hành chính, đại bộ phận số thu nhập còn lại được chuyển giao cho dân chúng thông qua các hoạt động sự nghiệp và phúc lợi công cộng như: văn hoá, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng, thông tin, thể thao, bảo vệ môi trường, bảo trợ xã hội
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...