Tiểu Luận Vai trò của pháp luật phá sản nhìn từ góc độ lợi ích của chủ nợ

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Với một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước nền kinh tế thị trường đã hình thành và phát triển ở nước ta rất phong phú, đa dạng với nhiều loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên do sự tác động của các quy luật kinh tế như quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị, quy luật cung cầu, . trong nền kinh tế nước ta cũng đã nảy sinh nhiều hiện tượng hay quan hệ kinh tế vốn không tồn tại trong cơ chế kế hoạch hóa. Một trong những hiện tượng đó là sự phá sản của các doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp bị phá sản sẽ kéo theo những hậu quả nhất định như sự xáo trộn trong nền sản xuất, ảnh hưởng đến công ăn, việc làm của người lao động, đến lợi ích chung của Nhà nước và xã hội. Do đó, để đảm bảo, duy trì mối quan hệ hài hòa giữa những lợi ích nêu trên, đòi hỏi chúng ta phải có một cơ chế pháp lý thống nhất và chặt chẽ. Pháp luật phá sản ra đời là bộ phận cấu thành không thể thiếu của pháp luật kinh doanh để giải quyết mối quan hệ nợ nần trong hoàn cảnh đặc biệt: khi mà doanh nghiệp lâm vào tình trạng khánh kiệt tài chính không thể phục hồi. Khi một nhà đầu tư cho các doanh nghiệp vay vốn, họ có hai phương pháp để đòi nợ: Đòi nợ bằng phương pháp thông thường, thông qua việc đưa đơn kiện ra Tòa án, Trọng tài kinh tế hoặc Đòi nợ bằng một cơ chế đặc biệt - thông qua thủ tục phá sản. Pháp luật phá sản với cơ chế thủ tục phá sản được biết đến như một thủ tục đòi nợ tập thể, trong đó vấn đề trọng tâm là bảo vệ và đảm bảo công bằng cho các chủ nợ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...